Phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thươngviệt nam (Trang 56)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kết quả khảo sát

3.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến

nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (factor loading). Hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ “thuộc về” những nhân tố nào.

Trong phân tích nhân tố, yêu cầu cần thiết là hệ số KMO (Kaiser-Meyer –Olkin) phải có giá trị lớn (0,5 < KMO < 1) thể hiện phân tích nhân tố là thích hợp, cịn nếu hệ số KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Thêm vào đó, hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0,45, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 (mặc định của chương trình SPSS), và tổng phương sai dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa yêu cầu của phân tích nhân tố (Gerbing & Anderson, 1988). Khi tiến hành phân tích nhân tố, tác giả đã sử dụng phương pháp trích (Extraction method) là Principal components với phép xoay Varimax procedure và phương pháp tính nhân tố là phương pháp Regression.

3.2.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các nhân tố ảnh hưởng hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm tại Vietcombank

Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank gồm 7 thành phần chính và được đo bằng 28 biến quan sát. Sau khi kiểm tra mức độ tin cậy bằng Cronbach alpha, 27 biến quan sát đảm bảo độ tin cậy (sau khi loại đi biến HANV1) và được đưa vào phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để đánh giá lại mức độ hội tụ của các biến quan sát theo các thành phần.

Kiểm định KMO và Bartlett's trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO khá cao (bằng 0,766 > 0,5) với mức ý nghĩa bằng 0 (sig = 0,000) cho thấy phân tích nhân tố EFA rất thích hợp.

Tại các mức giá trị Eigenvalues lớn hơn 1 và với phương pháp rút trích principal components và phép quay varimax, phân tích nhân tố đã trích được 7 nhân tố từ 27 biến quan sát và với phương sai trích là 69,047% (lớn hơn 50%) đạt yêu cầu. Hệ số tải nhân tố (Factor loading) đều lớn hơn 0,4 nên các biến quan sát đều quan trọng trong các nhân tố. (kết quả được trình bày chi tiết trong phụ lục 8)

Bảng 3.6: Kết quả phân tích nhân tố

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,766 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2804,262

df 351

Sig. 0,000

Total Variance Explained

C

om

pone

nt

Initial Eigenvalues

Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 4,503 16,679 16,679 4,503 16,679 16,679 3,741 13,855 13,855 2 3,220 11,927 28,606 3,220 11,927 28,606 2,914 10,793 24,648 3 2,940 10,890 39,496 2,940 10,890 39,496 2,877 10,657 35,305 4 2,584 9,572 49,068 2,584 9,572 49,068 2,662 9,860 45,165 5 2,531 9,374 58,442 2,531 9,374 58,442 2,189 8,109 53,274 6 1,763 6,529 64,970 1,763 6,529 64,970 2,166 8,022 61,296 7 1,101 4,077 69,047 1,101 4,077 69,047 2,093 7,751 69,047 8 ,708 2,622 71,669 … … … … 27 ,165 ,613 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis.

3.2.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với nhân tố quyết định

gửi tiết kiệm tại Vietcombank

Bảng 3.7: Kết quả phân tích nhân tố quyết định gửi tiết kiệm tại Vietcombank

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,775 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 268,434

KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,775 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 268,434

df 6 Sig. 0,000 Component Matrixa Component 1 QD1 0,846 QD2 0,713 QD3 0,829 QD4 0,740

Extraction Method: Principal Component Analysis. a. 1 components extracted.

Total Variance Explained

Component

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2,459 61,484 61,484 2,459 61,484 61,484 2 ,673 16,836 78,320 3 ,480 11,997 90,317 4 ,387 9,683 100,000 Extraction Method: Principal Component Analysis.

Về mức độ hài lòng của khách hàng: KMO đạt được là 0,775, Eigenvalue > 1 và tổng phương sai dùng để giải thích nhân tố > 50% (61,484%) thỏa điều kiện của phân tích nhân tố. Như vậy, kết quả phân tích nhân tố quyết định gửi tiết kiệm tại

Vietcombank cho thấy 4 biến quan sát QD1, QD2, QD3, QD4 đều có Hệ số tải nhân tố > 0,4 và dùng để giải thích thang đo mức độ hài lòng khách hàng là hợp lý.

3.2.4. Kiểm định mơ hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.4.1. Phân tích tương quan hệ số Pearson

Trước khi tiến hành kiểm định mơ hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội, mối tương quan giữa các biến của mơ hình cần phải được xem xét. Phân tích ma trận tương quan sử dụng hệ số Pearson để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa mỗi yếu tố khác với quyết định gửi tiết kiệm tại Vietcombank và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm tại Vietcombank với nhau. Hệ số này luôn trong khoảng từ -1 đến 1, lấy giá trị tuyệt đối, nếu lớn hơn 0,6 thì có thể kết luận mối quan hệ là chặt chẽ và càng gần 1 thì mối quan hệ càng chặt, nếu nhỏ hơn 0,3 thì mối quan hệ là lỏng.

Bảng 3.8: Ma trận tương quan giữa các biến

Correlations

HANV LS STT HANH AHNT TTGD HTCT QDGT HANV 1 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,226** LS ,000 1 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,678** STT ,000 ,000 1 ,000 ,000 ,000 ,000 ,227** HANH ,000 ,000 ,000 1 ,000 ,000 ,000 ,156* AHNT ,000 ,000 ,000 ,000 1 ,000 ,000 ,136* TTGD ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 1 ,000 ,130 HTCT ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 ,000 1 ,035 QDGT ,226** ,678** ,227** ,156* ,136* ,130 ,035 1 * Có ý nghĩa ở mức 5% , ** Có ý nghĩa ở mức 1%.

Từ kết quả kiểm định cho thấy 7 nhân tố Hình ảnh ngân hàng, Lãi suất, Thủ tục giao dịch, Ảnh hưởng của người thân, Hình thức chiêu thị, Sự thuận tiện, Hình ảnh nhân viên đều có mối tương quan với Quyết định gửi tiết kiệm với mức độ khác

nhau trong đó mối tương quan giữa Quyết định gửi tiết kiệm và Lãi suất là chặt chẽ nhất.

3.2.4.2. Phân tích hồi quy

Phân tích hồi quy sẽ xác định phương trình hồi quy tuyến tính, với các hệ số Beta tìm được để khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa biến phụ thuộc (quyết định gửi tiền) và các biến độc lập để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến lòng trung thành của khách hàng. Phân tích sử dụng phép hồi quy tuyến tính bội của SPSS 16.0 với phương pháp đưa vào 1 lượt (Enter).

Giả định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm và Quyết định gửi tiền có tương quan tuyến tính, ta có phương trình hồi quy cho mơ hình lý thuyết như sau:

Y = 0 + 1X1 + 2X2 + 3X3 + 4X4 + 5X5 + 6X6 + 7X7 Trong đó:

Y : Quyết định gửi tiền của khách hàng tại Vietcombank

i : Hệ số hồi quy của từng yếu tố tác động X1 : Hình ảnh ngân hàng

X2 : Lãi suất

X3 : Thủ tục giao dịch

X4 : Ảnh hưởng của người thân X5 : Hình thức chiêu thị

X6 : Sự thuận tiện X7 : Hình ảnh nhân viên

Bảng 3.9: Kết quả phân tích hồi quy mơ hình lý thuyết

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std, Error Beta 1 (Constant) -,005 ,040 -,121 ,904 HANV ,239 ,041 ,239 5,891 ,000 LS ,693 ,041 ,687 16,911 ,000

STT ,246 ,041 ,245 6,028 ,000 HANH ,147 ,041 ,147 3,621 ,000 AHNT ,120 ,041 ,120 2,945 ,004 TTGD ,144 ,041 ,144 3,538 ,000 HTCT ,052 ,041 ,052 1,277 ,203 a, Dependent Variable: QD

Xét các giá trị trong bảng 3.9 ở trên, ta thấy tác động của yếu tố Hình thức chiêu thị khơng có ý nghĩa thống kê trong mơ hình đo lường các nhân tố ảnh hưởng

đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank. Do đó, ta kết luận với tập dữ liệu khảo sát có được Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại

Vietcombank chỉ chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố: Hình ảnh nhân viên, Lãi suất, Sự thuận tiện, Hình ảnh ngân hàng, Ảnh hưởng người thân và Thủ tục giao dịch.

3.2.4.3. Kiểm định mơ hình nghiên cứu

Dựa vào kết quả phân tích hồi quy, ta viết được hàm hồi quy đặc trưng cho đo lường quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank như sau:

QD = 0,147*HANH + 0,687*LS + 0,144*TTGD + 0,120*AHNT + 0,245*STT + 0,239*HANV Trong đó: HANH : Hình ảnh ngân hàng LS : Lãi suất TTGD : Thủ tục giao dịch

AHNT : Ảnh hưởng của người thân STT : Sự thuận tiện

HANV : Hình ảnh nhân viên

QD : Quyết định gửi tiền của khách hàng tại Vietcombank

Để kiểm định mức độ phù hợp của mơ hình với tập dữ liệu nghiên cứu, hệ số R2 điều chỉnh từ R2 được xem xét thay cho hệ số R2 chưa hiệu chỉnh để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến vì nó khơng phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2. So sánh 2 giá trị R2 và R2 điều chỉnh ở bảng 3.10

chúng ta sẽ thấy R2 điều chỉnh nhỏ hơn và dùng nó đánh giá độ phù hợp của mơ hình sẽ an tồn hơn vì nó khơng thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình. Như vậy, với R2 điều chỉnh là 0,624 cho thấy sự tương thích của mơ hình với biến quan sát là lớn và biến phụ thuộc quyết định gửi tiết kiệm tại Vietcombank được giải thích bởi 7 biến độc lập trong mơ hình là khá cao.

Bảng 3.10: Kết quả kiểm định mơ hình

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std, Error of the Estimate Change Statistics Durbin-Watson R Square Change F Change df1 df2 Sig. F Change 1 ,797a ,636 ,624 ,61202703 ,636 55,080 7 221 ,000 2,089 a, Predictors: (Constant), HTCT, HANH, AHNT, HANV, TTGD, STT, LS

b, Dependent Variable: QD

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 144,423 7 20,632 55,080 ,000a

Residual 82,782 221 ,375 Total 227,204 228

a, Predictors: (Constant), HTCT, HANH, AHNT, HANV, TTGD, STT, LS b, Dependent Variable: QD

Giá trị F = 55,080 đạt mức ý nghĩa quan sát sig. = 0,000 rất nhỏ, nên sẽ an toàn khi kết luận mơ hình nghiên cứu có phù hợp với dữ liệu và giải thích được khoảng 63,6% những biến thiên của Quyết định gửi tiết kiệm tại Vietcombank.

3.2.4.4. Kiểm định giả thuyết

Ta sẽ xét tiếp kết quả mức ý nghĩa Sig. để kiểm định các giả thuyết của mơ hình lý thuyết.

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Hình ảnh ngân hàng lên Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank

Giả thuyết này cũng được chấp nhận khi có giá trị Beta chuẩn hóa = 0,147 tại mức sig. = 0,000. Đây cũng là một yếu tố mà khách hàng rất quan tâm trong việc quyết định có gửi tiết kiệm hay khơng. Vì thực tế, trong thời gian gần đây việc suất hiện rất nhiều các TCTD trong và ngoài nước cũng cho khách hàng nhiều sự chọn lựa hơn trong việc gửi tiền tuy vậy để đảm bảo an tồn các khách hàng vẫn ưu tiên những NH có uy tín và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực NH và Vietcombank là một sự lựa chọn hợp lý. Với bề dày kinh nghiệm lâu năm tại Việt Nam và là 1 trong 5 NH lớn nhất của cả nước Vietcombank đang ngày càng thể hiện vị thế của mình trong lịng khách hàng.

Vậy giả thuyết H1: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Hình ảnh ngân hàng lên Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank được chấp nhận.

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Lãi suất lên Quyết định

gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank.

Giả thuyết này liên quan đến việc ảnh hưởng của yếu tố lãi suất lên quyết định gửi tiền tiết kiệm. Các khách hàng tham gia khảo sát trong nghiên cứu này được hỏi ln có sự so sánh, cân nhắc kỹ lưỡng lãi suất tiền gửi của các NH nhằm đảm bảo quyền lợi cho bản thân mình. Vì bất cứ một nhà đầu tư nào thì điều đầu tiên quyết định việc họ có đầu tư hay khơng đó là khả năng sinh lời tức là lợi nhuận họ nhận được khi đầu tư vào lĩnh vực đó. Quyết định gửi tiết kiệm cũng vậy, khách hàng luôn mong muốn số tiền mình gửi sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với đầu tư vào các lĩnh vực khác. Trong nghiên cứu này, giá trị Beta chuẩn hóa của yếu tố này cao hơn các yếu tố còn lại, cho nên Lãi suất cũng là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đối với Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank.

Vậy giả thuyết H2: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Lãi suất lên Quyết

định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank được chấp nhận.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Thủ tục giao dịch lên Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank

Giả thuyết này cũng được chấp nhận khi có giá trị Beta chuẩn hóa = 0,144 tại mức sig. = 0,000. Một NH có thủ tục giao dịch nhanh gọn và an toàn là một yếu tố

mà khách hàng cũng rất quan tâm. Nhất là mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng là mối quan hệ lâu dài và thường xuyên. Khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi gửi tiết kiệm tại những nơi làm việc nhanh gọn và an toàn nhằm tiết kiệm thời gian và cơng sức cho mình.

Vậy giả thuyết H3: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Thủ tục giao dịch lên

Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank được chấp nhận.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Ảnh hưởng người thân

lên Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank

Giả thuyết này cũng được chấp nhận khi có giá trị Beta chuẩn hóa = 0,120 tại mức sig. = 0,000. Một khách hàng khi quyết định gửi một số tiền lớn thông thường để an toàn nhất họ sẽ hỏi thăm bạn bè hay người thân, những người đã có kinh nghiệm gửi tiết kiệm đây là phương án lựa chọn cũng khá phổ biến của các khách hàng hiện nay.

Vậy giả thuyết H4: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Ảnh hưởng người thân lên Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank được chấp nhận.

Giả thuyết H5: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Hình thức chiêu thị lên

Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank

Giả thuyết này không được chấp nhận khi có mức ý nghĩa thống kê sig. = 0,203 > 0,05, hay ta có thể nói theo bộ dữ liệu thị trường của nghiên cứu này thì chưa đủ cơ sở để khẳng định tác động của yếu tố Hình thức chiêu thị lên Quyết định

gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank.

Giả thuyết này không được ủng hộ tại thời điểm hiện tại có thể một phần do các NH hiện tại vẫn chưa có nhiều chương trình quảng bá các dịch vụ gửi tiền của khách hàng và Vietcombank cũng vậy. Hơn nữa khi khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm để an toàn cho bản thân mình thì họ thường đến tận NH để được tư vấn tốt hơn cũng như cảm thấy an tâm khi giao dịch. Nhất là thời gian vừa qua có khơng ít nhân viên NH lợi dụng lòng tin của khách hàng để lừa đảo và nhũng nhiễu khách hàng.

Vậy giả thuyết H5: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Hình thức chiêu thị lên Quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank bị bác bỏ.

Giả thuyết H6: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Sự thuận tiện lên Quyết

định gửi tiết kiệm của khách hàng tại Vietcombank

Giả thuyết Sự thuận tiện này liên quan tới việc khách hàng có được dễ dàng

trong việc giao dịch như đi lại liên hệ giao dịch, cũng như sự thuận tiện trong việc được trả lãi suất của ngân hàng hay khơng. Với giá trị Beta chuẩn hóa = 0,245 tại mức sig. = 0,000 nên giả thuyết H2 cũng được chấp nhận.

Vậy giả thuyết H6: Có mối quan hệ tác động của yếu tố Sự thuận tiện lên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiết kiệm của khách hàng tại ngân hàng TMCP ngoại thươngviệt nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)