Giải pháp hoàn thiện nhận diện sự kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm thông tin di động khu vực VI năm 2013 (Trang 55 - 56)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

3.2 Các giải pháp hoàn thiện hệ thốngKSNB cho Trung tâm VI

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện nhận diện sự kiện

Việc nhận dạng các sự kiện tiềm tàng có khả năng ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Rủi ro có thể đến với bất cứ doanh nghiệp nào cho dù quy mơ đơn vị đó là lớn hay nhỏ và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, Trung tâm cần đẩy mạnh việc tăng cường nhận dạng các rủi ro đối với các đơn vị và các đơn vị cũng cần tăng cường việc nhận dạng các rủi ro đặc trưng tại đơn vị mình để hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Hiện nay, việc nhận dạng rủi ro chủ yếu chỉ xuất phát từ kinh nghiệm của các cán bộ quản lý chứ chưa có một bộ phận nào chuyên trách thực hiện. Vì vậy, điều quan trọng là trong Trung tâm cần phải thiết lập bộ phận đánh giá rủi ro một cách nghiêm túc gồm những cán bộ quản lý, nhân viên thuộc nhiều bộ phận khác nhau trong các đơn vị.

Có nhiều phương pháp để nhận dạng rủi ro. Đối với các rủi ro đến từ các yếu tố bên ngoài, bộ phận đánh giá rủi ro của tổ chức có thể áp dụng theo mơ hình PEST hoặc mơ hình 5 áp lực cạnh tranh (MICHAEL PORTER).

 Mơ hình PEST phân tích trên 4 yếu tố

- Ảnh hưởng của chính trị - luật pháp (Political Factors) phân tích các

yếu tố: ổn định chính trị, luật và các chính sách, hiệp ước thương mại,…

- Ảnh hưởng của kinh tế (Economics Factors) phân tích các yếu tố: lạm

phát, lãi suất, việc làm, thu nhập,…

- Ảnh hưởng của xã hội (Sociocultural Factors) phân tích các yếu tố: dân số, trình độ học vấn, phong tục tập quán,…

- Ảnh hưởng của kỹ thuật (Technological Factors) phân tích các yếu tố:

phát minh mới, chuyển giao kỹ thuật, lạc hậu kỹ thuật,…

 Mơ hình 5 FORCES (PORTER) phân tích trên 5 yếu tố

- Đối thủ cạnh tranh: phân tích dựa trên các yếu tố: tỷ lệ tăng trưởng của ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh, cơ cấu chi phí hoạt động, sản phẩm khác biệt hóa, chi phí chuyển đổi,…

- Đối thủ tiềm tàng: phân tích các khía cạnh: chính sách của chính phủ, yêu cầu về vốn, lợi thế về chi phí sản xuất, hệ thống phân phối,…

- Sản phẩm thay thế: phân tích các yếu tố về giá cả, chất lượng, chi phí

chuyển đổi,…

- Nhà cung cấp: đánh giá các yếu tố: số lượng, giá bán, chi phí chuyển

đổi, sản phẩm thay thế, nguồn cung cấp,…

- Khách hàng: xem xét các yếu tố: số lượng, giá mua, chi phí chuyển đổi, sản phẩm thay thế, sản phẩm khác biệt hóa,…

Việc áp dụng theo mơ hình nào và phân tích chun sâu những yếu tố nào là cịn tùy thuộc vào vị trí, đặc điểm chun mơn và điều kiện của từng đơn vị. Vì thế, bộ phận đánh giá rủi ro cần phải xem xét yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến đơn vị mình nhiều nhất để tập trung phân tích nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngồi ra, Trung tâm có thể nhận dạng rủi ro thơng qua việc phân tích nội bộ, phân tích các dữ liệu quá khứ, thảo luận và trao đổi, dự báo tương lai,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trung tâm thông tin di động khu vực VI năm 2013 (Trang 55 - 56)