Luật Chứng khoán và một số cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.4 Luật Chứng khoán và một số cơ sở pháp lý

Hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về cơng ty chứng khốn cũng bao gồm các quy phạm pháp luật như của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về cơng ty chứng khốn có một số điểm khác biệt so với các nước khác cả về văn bản và phạm vi điều chỉnh của văn bản. Ví dụ, Luật Chứng khoán của các nước thường qui định luôn cả về việc xử lý hành chính và hình sự với các mức chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khốn và thị trường chứng khốn; trong khi đó, hệ thống pháp luật Việt Nam lại tách riêng phần xử lý hình sự đối với các hành vi này trong một văn bản độc lập, chuyên ngành là Luật Hình sự. Hệ thống các quy phạm pháp luật Việt Nam về cơng ty chứng khốn có thể chia làm hai loại:

- Các quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh cơng ty chứng khốn, bao gồm:

+ Nghị định 14/2007/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán;

+ Các Quy chế về tổ chức và hoạt động của cơng ty chứng khốn; Quy chế công bố thông tin và giao dịch chứng khoán; Quy chế lưu ký, thanh toán bù trừ và giao dịch chứng khoán; và một số văn bản pháp quy khác do Bộ Tài chính ban hành.

- Các quy phạm pháp luật gián tiếp điều chỉnh cơng ty chứng khốn bao gồm: Bộ luật Dân sự; Luật Thương mại; Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Các Luật về thuế; Luật Phá sản doanh nghiệp. (Nguyễn Thế Thọ, 2009)[11]

Vì kinh doanh chứng khốn là một hoạt động kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro và những biến động trong hoạt động kinh doanh chứng khốn có ảnh hưởng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế cũng như ảnh hưởng xấu đến lợi ích của những người đầu tư nên pháp luật của các nước đều đặt ra những điều kiện rất nghiêm ngặt trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các cơng ty chứng khốn. Đó là các điều kiện về hình thức pháp lý, về cơ sở vật chất kỹ thuật, về vốn và các điều kiện về nhân sự đối với những chủ thể kinh doanh chứng khốn. Ví dụ như Luật Chứng khốn Việt Nam qui định mức vốn cụ thể đối với từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán như sau:

Bảng 2.6: Mức vốn pháp định đối với từng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán

STT Nghiệp vụ Theo Luật

Chứng khoán

Theo Nghị định 144/2004/NĐ-CP

1 Mơi giới chứng khốn 25 tỷ đồng 3 tỷ đồng

2 Tự doanh chứng khoán 100 tỷ đồng 12 tỷ đồng

3 Tư vấn đầu tư chứng khoán 10 tỷ đồng 3 tỷ đồng

4 Bảo lãnh phát hành chứng khoán 165 tỷ đồng 22 tỷ đồng

Nguồn: Nguyễn Thế Thọ (2009, trang 160)[11] Qua Bảng 2.6 ở trên ta thấy, một cơng ty chứng khốn muốn hoạt động với đầy đủ bốn nghiệp vụ phải có mức vốn tối thiểu là 300 tỷ đồng.

Ngoài ra, đối với cơng ty chứng khốn có vốn góp của bên nước ngồi; để được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khốn, tổ chức nước ngồi trong liên doanh với đối tác Việt Nam phải tuân thủ tỉ lệ góp vốn do pháp luật Việt Nam quy định (hiện nay tỉ lệ tối đa là 49%). Mặc dù ở phần lớn các thị trường chứng khốn phát triển đều khơng áp dụng các biện pháp hạn chế đối với sự tham gia của bên nước ngoài (Mỹ, Hong Kong, Pháp…) nhưng quy định về tỉ lệ góp vốn tối đa của bên nước ngồi trong cơng ty liên doanh chứng khoán tại Việt Nam hiện nay là hồn tồn hợp lý. Điều này là vì thị trường chứng khốn Việt Nam mới ra đời, cần phải ưu tiên các công ty chứng khốn trong nước phát triển để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, mặt khác quy định này cũng nhằm để phù hợp với trình độ quản lý, giám sát thị trường trong giai đoạn đầu hoạt động. (Nguyễn Thế Thọ, 2009)[11]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán tại thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)