Mô tả lựa chọn các biến về đặc điểm công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại hose (Trang 37 - 44)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mô tả lựa chọn các biến về đặc điểm công ty

Sự lựa chọn phân tích tác động của các yếu tố về đặc điểm công ty lên xu hướng chi trả cổ tức của luận văn được thúc đẩy từ các nghiên cứu thực nghiệm hiện có. Cụ thể có nghiên cứu cho rằng cơ hội đầu tư, cơ cấu vốn và chính sách cổ tức của cơng ty có tương tác với nhau. Aivazian, Booth và Cleary (2003) báo cáo rằng tương tự như các công ty ở thị trường kinh tế phát triển, chính sách cổ tức của các cơng ty trong nền kinh tế mới nổi cũng bị ảnh hưởng bởi khả năng sinh lời, nợ vay, và cơ hội phát triển. Tiếp nối Aivazian, Booth và Cleary (2003), luận văn bao gồm một tập hợp các biến công ty mà các yếu tố được biết là có ảnh hưởng lên chính sách cổ tức.

Quy mô công ty

Là đại diện cho tiếp cận thị trường tài chính, các cơng ty lớn có xu hướng tiếp cận thị trường tốt hơn và có thể sẽ trả cổ tức tiền mặt cao hơn (Fama và French, 2001; David và Igor (2007); Shubiri (2011). Trong bài nghiên cứu này, quy mô công ty được đo bằng Logarit của tổng tài sản (LOGTA) (Xi, Mingsheng, Jing và Garry, 2012) và tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản (L/TA) (Fama và French, 2001).

Cơ hội tăng trƣởng

đầu tư tốt hơn những công ty chi trả cổ tức (Fama và French, 2001). Cụ thể hơn, các cơng ty có tốc độ tăng trưởng cao thường khan hiếm tiền mặt và dẫn tới ít trả cổ tức bằng tiền mặt hơn, trong khi các cơng ty có lợi nhuận nhiều hơn với sự tăng trưởng chậm thường có lượng tiền mặt dồi dào và có tỷ lệ thanh tốn cổ tức cao hơn. Luận văn sử dụng ba biến đại diện cho cơ hội phát triển là tốc độ tăng trưởng tài sản cố định (FAGROW), được định nghĩa như là tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng cố định tài sản; tổng lượng tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư trên tổng tài sản (CSITA) (Xi, Mingsheng, Jing và Garry, 2012), và tỷ số tổng giá trị thị trường chia tổng giá trị tài sản (V/TA) (Fama và French, 2001).

Khả năng sinh lời

Tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời

(Yordying Thanatawee, 2011). Khả năng chi trả cổ tức các cơng ty cịn bị ảnh hưởng bởi cả lợi nhuận có thể phân phối và lượng tiền mặt nắm giữ. Đại diện cho mức độ lợi nhuận có thể phân phối là lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu (REPS) (DeAngelo, DeAngelo và Stulz 2006; David và Igor 2007; Yordying Thanatawee, 2011; Xi, Mingsheng, Jing và Garry, 2012).

Để đo lường lượng tiền mặt của công ty, lượng tiền mặt nắm giữ (CASH/TA) được định nghĩa là tổng số tiền mặt, các khoản tương đương tiền, và các khoản đầu tư ngắn hạn chia tổng tài sản (Xi, Mingsheng, Jing và Garry, 2012).

Nợ vay

Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa tỷ lệ đòn bẩy và quyết định thanh toán cổ tức hay tỷ số nợ càng cao thì việc thanh tốn cổ tức sẽ càng thấp (Aivazian, Booth và Cleary, 2003; Shubiri, 2011). Để phản ánh sự thay thế giữa việc thanh toán cổ tức và vay nợ, luận văn bao gồm địn bẩy tài chính của cơng ty được tính bằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE).

Sở hữu nhà nƣớc

Trong phạm vi thanh toán cổ tức tiền mặt có thể làm cho dịng tiền giảm, luận văn thừa nhận rằng các cơng ty có tỷ lệ sở hữu nhà nước nhiều thì có một động lực mạnh mẽ để trả cổ tức bằng tiền mặt. Để kiểm tra mối quan hệ này, luận văn bao gồm các mức độ sở hữu nhà nước (GOV) (Xi, Mingsheng, Jing và Garry, 2012).

Tuổi công ty

Luận văn đưa ra giả thuyết rằng các cơng ty nhỏ ít có khả năng trả cổ tức bằng tiền mặt. Kết quả là, luận văn bao gồm tuổi công ty (AGE) (Xi, Mingsheng, Jing và Garry, 2012), được tính bằng số ngày kể từ ngày đầu tiên niêm yết, thể hiện qua năm.

Các cơng ty có một lịch sử chi trả cổ tức nhiều lần có thể là thành cơng của việc lần đầu tiên phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Do đó, luận văn đưa thêm biến năm tăng vốn đầu tiên (SEOAGE) (Xi, Mingsheng, Jing và Garry, 2012), được đo bằng số

năm giữa năm tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu lần đầu kể từ khi IPO, thể hiện qua năm. Luận văn phỏng đốn rằng các cơng ty trả cổ tức bằng tiền mặt là dấu hiệu "chia tách" từ sở hữu nhà nước.

Tuy nhiên, luận văn có một số hạn chế khơng ứng dụng khảo sát được hết các yếu tố ảnh hưởng được tìm thấy ở thị trường Trung Quốc và có bỏ qua vài biến so với bài nghiên cứu của Xi, Mingsheng, Jing và Garry (2012) do gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu. Thêm vào đó, trên thực tế ở Việt Nam chưa có một đơn vị hay trang web trực tuyến nào thống kê chính thức các số liệu liên quan đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán như một số quốc gia khác trên thế giới. Chẳng hạn như mức độ bảo vệ quyền lợi của cổ đông được thể

hiện qua các chỉ số đo lường mức độ tham nhũng của công ty (ETC)2 để đo lường mức độ công ty chi trả cho vấn đề hối lộ các nhà quản lý địa phương tại mỗi tỉnh ở Trung Quốc hay chỉ số đo lường mức độ bảo vệ quyền sở hữu tài sản tại cấp chính quyền địa phương (PP)3. Hơn nữa, cơ cấu sở hữu của các công ty Trung Quốc được đặc trưng bởi sở hữu nhà nước và các công ty được tổ chức chặt chẽ (Lin, Cai, và Li, 1998) với một tỷ lệ lớn cổ phiếu không được giao dịch, trong đó cổ phiếu không giao dịch chiếm gần 60% tổng số cổ phiếu (Calomiris, Fisman, và Wang, 2010; Gao và Kling, 2008; Chen, Jian, và Xu, 2009). Trong khi các cổ phiếu không thể giao dịch giảm thanh khoản thị trường chứng khoán, chúng cũng gây áp lực lên các nhà quản lý trả cổ tức bằng tiền mặt để phục vụ cho nhu cầu của nhóm nhà đầu tư này. Đối với các cổ đông mà nắm giữ cổ phiếu khơng thể giao dịch, thì thanh tốn cổ tức bằng tiền nói chung là nguồn lợi nhuận chính từ cổ phiếu của họ không thể được giao dịch công khai thị trường. Xi He, Mingsheng Li, Jing Shi và Garry Twite, (2012) đã sử dụng biến NT/TS để tính số lượng cổ phiếu không được giao dịch trên tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành để đại diện cho nhu cầu của nhà đầu tư.

Do đặc điểm các công ty niêm yết tại HOSE được lựa chọn để khảo sát đã niêm yết từ lâu và có trung bình tổng thể về số năm niêm yết của các công ty là 4.06. Dẫn tới hầu hết số cổ phiếu không được giao dịch đã được chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Theo luật thì sau 3 năm loại cổ phiếu khơng được giao dịch này đã được chuyển nhượng và sang tên. Ban đầu tác giả vẫn đưa biến này vào nghiên cứu nhưng số lượng cơng ty có cổ phiếu khơng được giao dịch

2 ETC-: the total Entertainment and Travel Cost of firm in each province/ total sales (Cai, Fang và Xu, 2011)

3

quá ít, làm cho mẫu nghiên cứu không đủ đáp ứng và dữ liệu bị thiếu. Đây cũng là một trong số hạn chế của bài luận văn khi chưa thể kiểm định liệu các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam có đưa ra quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu nhà đầu tư hay không.

Đại diện cho mức sử dụng việc chia tách cổ phiếu là biến SPLIT, đo lường số lượng cổ phiếu sau khi chia CTCP/ số lượng cổ phiếu trước khi chia CTCP (Xi, Mingsheng, Jing và Garry, 2012). Tác giả vẫn tính toán và đưa vào phân tích. Nhưng dữ liệu q ít và bị báo lỗi khơng thực thi được khi chạy lệnh ANOVA. Và do trong mẫu khảo sát, số lượng các công ty chi trả cổ tức tiền mặt chiếm đa số. Chỉ có 69 cơng ty trả cổ tức cổ phiếu, dẫn đến biến Split bị loại khỏi việc phân tích. Đây cũng là hạn chế của đề tài khi không xem xét việc các nhà quản lý sử dụng viêc chia CTCP như vai trị tín hiệu hay chỉ là chia tách cổ phiếu.

Vì vậy, bài luận văn chưa thể khảo sát được điểm mới trong nghiên cứu của Xi, Mingsheng, Jing và Garry, (2012) so với năm 2009 vì đã bỏ qua biến biến SPLIT.

Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các biến nghiên cứu và ký hiệu

Đại diện Ký hiệu Cách tính biến Kỳ vọng

biến

Nguồn dữ liệu

Quy mô công ty

LOGTA Logarit của Tổng tài sản + Báo cáo tài chính

L/TA Tổng Nợ/ Tổng Tài sản + Báo cáo tài chính

Cơ hội đầu tư

FAGROW Tốc độ tăng trưởng tài sản cố định. FAGROW = (FAt - FAt-1)/ FAt

- Báo cáo tài chính

CSI/TA Tổng lượng tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư/ Tổng tài sản

- Báo cáo tài chính

V/TA

Tỷ số Tổng giá trị thị trường/ Tổng tài sản Tổng giá trị thị trường = Tổng TS – VCSH +Vốn hóa thị trường

- Báo cáo tài chính và trang StockPlus

Khả năng sinh lời

ROA Tỷ suất sinh lợi tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản

+ Báo cáo tài chính

REPS Lợi nhuận được giữ lại trên mỗi cổ phần = LNGL/ Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

+ StockPlus

CASH/TA (Tiền mặt + các khoản tương đương tiền + đầu tư ngắn hạn)/ Tổng tài sản

Nợ vay DE Tỷ số Nợ/ Vốn Chủ sở hữu - Báo cáo tài chính Sở hữu

nhà nước GOV

Số lượng cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước/ Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

+ Cophieu68.com

Tuổi công ty LOGAGE Logarit (Tổng số ngày kể từ ngày DN bắt đầu niêm yết), tính bằng năm

- Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM Năm tăng vốn đầu tiên LOG (SEOAGE)

Logarit (Số năm giữa lần đầu tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu kể từ khi IPO)

Công ty cổ phần chứng khoán FPT

DPS Cổ tức trên mỗi cổ phiếu Công ty cổ phần chứng khoán

Bản Việt (VCSC)

DIV.PAY

Tỷ lệ thanh toán cổ tức được tính bằng tỷ số cổ tức trên mỗi cổ phiếu/ lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (DPS/EPS)

Báo cáo tài chính và Cơng ty cổ phần chứng khốn Bản Việt (VCSC)

Biến phụ

thuộc Y

Nhận giá trị = 0 cho nhóm cơng ty khơng trả cổ tức (Non-payers)

Nhận giá trị = 1 cho nhóm cơng ty trả cổ tức (Payers)

Được cung cấp dữ liệu từ StockPlus

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại hose (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)