Tình hình chi trả cổ tức từ năm 2009-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại hose (Trang 45 - 52)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình chi trả cổ tức từ năm 2009-2012

Bảng 4.1 trình bày các mẫu thơng báo cổ tức được báo cáo dưới các hình thức khơng chi trả, trả bằng tiền mặt và trả bằng cổ phiếu (hình thức trả cổ tức cổ phiếu thể hiện chung cho các công ty vừa trả cổ tức tiền mặt và vừa trả cổ tức cổ phiếu trong năm).

Trong số 484 mẫu quan sát, có 17% đại diện cho các cơng ty khơng chi trả cổ tức, trong khi 14% là chi trả cổ tức bằng cổ phiếu (bao gồm cả những công ty vừa chi trả cổ tức cổ phiếu và cổ tức tiền mặt). Chiếm đa số với một tỷ trọng tương đối lớn 69% là hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Thêm vào đó, ở Hình 4 ta thấy trong suốt giai đoạn từ năm 2009-2012, số lượng các công ty trong mẫu quan sát chi trả cổ tức nhiều hơn đáng kể (chiếm tỷ lệ 83%) so với các công ty không chi trả cổ tức (17%).

Bảng 4.1: Thống kê các hình thức trả cổ tức của các CTNY tại HOSE từ năm 2009-2012

Hình thức chi trả 2009 2010 2011 2012 2009-2012 Tỷ trọng cả giai đoạn Không chi trả (Non-payers) 12 10 26 35 83 17%

CTTM (Cash payers) 95 85 80 72 332 69%

CTCP (Stock payers) 14 26 15 14 69 14%

Số quan sát 121 121 121 121 484 100%

Hình 4: Thống kê hình thức chi trả cổ tức từ năm 2009-2012

Qua bảng tóm tắt tình hình chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại HOSE từ năm 2009-2012, thấy rằng các công ty niêm yết Việt Nam thường chuộng việc chi trả cổ tức nhiều hơn là không chi trả cổ tức, và rõ ràng số lượng các công ty chi trả cổ tức tiền mặt hơn công ty chi trả cổ tức cổ phiếu.

4.2. Thống kê mơ tả giá trị trung bình các biến về đặc điểm công ty và kiểm định t-test

Tiếp theo, luận văn so sánh giá trị trung bình của các biến độc lập với hai nhóm chi trả cổ tức và không chi trả cổ tức (Payers và Non-payers) trong cùng tổng thể và sử dụng kiểm định T để kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể (Independent- Sapmles T-test). Sau đó, so sánh tiếp giá trị trung bình của ba nhóm trả CTTM, CTCP và không trả cổ tức (cash payers, Stock payers và Non- payers) trong cùng tổng thể và thực hiện kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có giá trị trung bình bằng nhau bằng kỹ thuật phân tích phương sai ANOVA.

Quan sát Bảng 4.2 trình bày tóm tắt thống kê mơ tả giá trị trung bình của các biến về đặc điểm công ty (biến độc lập) giữa các nhóm trả cổ tức, khơng trả cổ tức, trả CTTM, và trả CTCP, nhóm trả cổ tức thường là những cơng ty trẻ hơn, có tổng tài sản lớn hơn, lượng tiền mặt nắm giữ và phần trăm sở hữu nhà nước nhiều hơn nhóm

khơng trẻ cổ tức. Đặc biệt là nhóm trả cổ tức lại có tỷ suất sinh lợi tài sản, lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu cao hơn và chi hoạt động đầu tư nhiều hơn nhóm khơng trả cổ tức. Thêm vào đó, có một sự khác biệt lớn giữa chi trả cổ tức bằng tiền mặt và trả cổ tức bằng cổ phiếu. Cổ tức trung bình trên mỗi cổ phiếu (DPS) cho các công ty trả cổ tức tiền mặt là 1,866 đồng. Ngược lại, cổ tức trung bình trên mỗi cổ phiếu ở các công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu là 1,159 đồng, thấp hơn DPS của các công ty trả cổ tức bằng tiền mặt 707 đồng.

Bảng 4.2: Thống kê giá trị trung bình của các biến

Biến Tổng thể Non-

payers Payers Cash payers Stock payers DPS 1,445 - 1,744 1,866 1,159 DIV.PAY 0.46 - 0.55 0.57 0.43 SPLIT 1.59 1.59 1.59 TA 1,723 1,389 1,792 1,718 2,149 ROA 0.09 0.02 0.10 0.10 0.09 DE 0.47 0.54 0.46 0.45 0.50 CASH/TA 0.14 0.07 0.16 0.16 0.13 FAGROW 0.27 0.20 0.28 0.28 0.28 GOV 24.17 16.35 25.79 27.98 15.26 CSI/TA 0.0114 0.0073 0.0122 0.0131 0.0078 AGE 4.14 4.81 4.00 4.01 3.98 REPS 3,579 519 4,212 4,322 3,683 LTA 0.47 0.54 0.46 0.45 0.50 VTA 1.10 0.82 1.16 1.16 1.15 SEOAGE 1.24 1.21 1.25 1.23 1.34 Tổng quan sát 484 83 401 332 69 (Nguồn tính tốn từ phần mềm SPSS)

Tác giả đã tiến hành kiểm định t để kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau (Independent-Sapmles T-test) của hai trung bình tổng thể là chi trả cổ tức và không chi trả cổ tức (Payers và Non-payers) thông qua hai bước:

Bước 1: Kiểm định phương sai ngang bằng (Levene’s test) với giả thuyết H0 phương sai hai mẫu ngang bằng nhau và H1 phương sai hai mẫu không ngang bằng nhau.

Bước 2: Kiểm định T với bậc tự do và thực hiện trên phần mềm SPSS.

Bảng 4.3: Kiểm định t giữa hai trung bình tổng thể của các công ty trả cổ tức và không trả cổ tức Biến Tổng thế (1) Non-payers (2) Payers (3) Kiểm định T trên khác biệt giữa: Chênh lệch trung bình (2)-(3) (2)-(3) DPS 1,445 - 1,744 -35.27* -1744.01* DIV.PAY 0.46 - 0.55 -21.84* -0.55* SPLIT 1.59 1.59 TA 1,723 1,389 1,792 -1.46 -402.35 ROA 0.09 0.02 0.10 -17.51* -0.08* DE 0.47 0.54 0.46 3.41* 0.08* CASH/TA 0.14 0.07 0.16 -7.69* -0.09* FAGROW 0.27 0.20 0.28 -2.56* -0.09* GOV 24.17 16.35 25.79 -3.57* -9.44* CSI/TA 0.0114 0.0073 0.0122 -1.88* -0.005* AGE 4.14 4.81 4.00 2.75* 0.81* REPS 3,579 519 4,212 -11.13* -3693.33* LTA 0.47 0.54 0.46 3.33* 0.08* VTA 1.10 0.82 1.16 -8.69* -0.34* SEOAGE 1.24 1.21 1.25 -0.38 -0.38 Tổng quan sát 484 83 401 (Nguồn tính tốn từ phần mềm SPSS)

Nhìn vào kết quả kiểm định t ở Bảng 4.3, kiểm định t về sự khác biệt giữa nhóm trả cổ tức và khơng trả cổ tức có ý nghĩa về trung bình của hầu hết các biến độc lập về đặc điểm cơng ty ở những dịng có dấu * với độ tin cậy là 95 % (căn cứ vào giá trị Sig. ở Phụ lục 1), ngoại trừ biến TA và SEOAGE bị loại ở giá trị Sig lớn hơn 0.05 trong kiểm định t ở cột Equal variances assumed (xem Phụ lục 1). Điều này chứng

minh mạnh mẽ từ Bảng 4.3, các công ty trả cổ tức (Payers) là công ty trẻ hơn, tốc độ tăng trưởng tài sản cao hơn, khả năng sinh lợi nhiều, có tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu thấp hơn, nắm giữ tiền mặt cao hơn, và dòng chi cho hoạt động đầu tư nhiều hơn so với các công ty không chia cổ tức (non-payers). Ngồi ra, các cơng ty thanh tốn cổ tức có lợi nhuận giữ lại cao hơn, phản ánh khả năng lớn hơn để trả cổ tức và tỷ lệ sở hữu nhà nước nhiều hơn. Những kết quả này trùng khớp với kết luận trong nghiên cứu của Xi He, Mingsheng Li, Jing Shi và Garry Twite (2012), tại thị trường chứng khoán Trung Quốc. Đồng thời các kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Aivazian, Booth, và Cleary (2003), cho rằng đặc điểm công ty ảnh hưởng mạnh mẽ chính sách cổ tức của các công ty ở thị trường mới nổi. Aivazian, Booth, và Cleary (2003), cho rằng lợi nhuận tác động đến việc thanh toán cổ tức, ROA càng cao thì mức thanh tốn cổ tức trung bình sẽ cao. Và tương tự như vậy, tỷ số nợ càng cao thì việc thanh tốn cổ tức sẽ càng thấp.

Điểm khác so với nghiên cứu của Xi He, Mingsheng Li, Jing Shi và Garry Twite (2012), là biến TA chưa có ý nghĩa trong kiểm định t, nghĩa là chưa thể kết luận được các công ty trả cổ tức là những cơng ty có quy mơ lớn hơn những công ty không chi trả.

Như được biết, ANOVA là phương pháp phân tích phương sai giúp so sánh trị trung bình của ba nhóm trở lên. Kỹ thuật phân tích phương sai này được dùng để kiểm định giả thuyết các tổng thể nhóm có trị trung bình bằng nhau. Kỹ thuật này dựa trên mức độ biến thiên trong nội bộ các nhóm và biến thiên giữa các trung bình nhóm. Dựa trên hai ước lượng của mức độ biến thiên ta có thể rút ra kết luận về mức độ khác nhau giữa các trung bình nhóm. Ở đây, ANOVA được dùng để kiểm định giả thuyết ba nhóm khơng trả cổ tức, trả cổ tức tiền mặt và trả cổ tức cổ phiếu (Non-payers, Cash payers và Stock- payers).

Giả thuyết đặt ra trong kiểm định trung bình tổng thể này là:

 H0: Trung bình các tổng thể nhóm bằng nhau

Bảng 4.4: Phân tích phƣơng sai (ANOVA) ba nhóm cơng ty không trả cổ tức, trả CTTM và trả CTCP

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

DPS Between Groups 237,711,761 2 118,855,881 157.192 .000 DIV.PAY Between Groups 21.88 2 10.94 52.459 .000 TA Between Groups 21,790,772 2 10,895,386 2.105 .123 ROA Between Groups 0.50 2 .249 47.734 .000 DE Between Groups 0.55 2 .275 7.024 .001 CASH/TA Between Groups 0.60 2 .301 19.569 .000 FAGROW Between Groups 0.50 2 .251 2.187 .113 GOV Between Groups 15,374 2 7,687 15.454 .000 CSI/TA Between Groups 0.00 2 .002 1.709 .182 AGE Between Groups 45.32 2 22.658 3.771 .024 REPS Between Groups 961,400,563 2 480,700,281 40.904 .000 LTA Between Groups 0.54 2 0.27 6.981 .001 VTA Between Groups 7.88 2 3.94 19.421 .000 SEOAGE Between Groups 0.75 2 0.38 .445 .641

(Nguồn tính tốn từ phần mềm SPSS)

Bảng 4.4 trình bày kết quả sau khi dùng phân tích phương sai ANOVA cho ba nhóm khơng trả cổ tức, nhóm trả cổ tức tiền mặt và nhóm trả cổ tức cổ phiếu. Nhìn vào cột giá trị Sig, ta thấy đa số các biến về đặc điểm cơng ty đều có ý nghĩa ở độ tin cậy 95% (giá trị Sig < 0.05), tức là đủ điều kiện để từ chối giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1 cho rằng ít nhất có một cặp trung bình khác nhau. Có 4 trường hợp có giá trị Sig lớn hơn 0.05 là biến tổng tài sản (TA), tốc độ tăng trưởng TSCĐ (FAGROW), biến tiền chi cho hoạt động đầu tư trên tổng tài sản (CSI/TA) và biến số năm giữa lần đầu tăng vốn kể từ khi IPO (SEOAGE) sẽ chấp nhận giả thuyết H0. Nghĩa là, trung bình tổng thể của các biến TA, FAGROW, CSI/TA và SEOAGE giữa ba nhóm này là như nhau.

Đối với những trường hợp chấp nhận giả thuyết H1, luận văn tiếp tục tìm sự khác biệt giữa các nhóm xảy ra ở đâu hay xác định cụ thể trung bình của nhóm nào khác với nhóm nào bằng phân tích sâu ANOVA được thực hiện bằng cách chọn lệnh Post Hoc Test trong ONE-WAY ANOVA. Ở mức tin cậy 95%, H0 bị bác bỏ nếu Sig trung bình < 0.05 và kết quả sẽ đánh dấu * ở những nhóm có khác biệt đáng kể.

Bảng 4.5: Kiểm định sự khác biệt về giá trị trung bình ba nhóm cơng ty khơng trả cổ tức, trả CTTM và trả CTCP. Biến Tổng thế Non- payers Cash payers Stock payers ANOVA-Kiểm định sự khác biệt nhóm (Post Hoc Test) (1) (2) (4) (5) (2)-(4) (2)-(5) (4)-(5) DPS 1,445 - 1,866 1,159 -1866* -1159* 707* DIV.PAY 0.46 - 0.57 0.43 -0.57* -0.43* 0.14 SPLIT 1.59 1.59 TA 1,723 1,389 1,718 2,149 -328.03 -759.97 -431.94 ROA 0.09 0.02 0.10 0.09 -0.09* -0.07* 0.01 DE 0.47 0.54 0.45 0.50 0.09* 0.04 -0.04 CASH/TA 0.14 0.07 0.16 0.13 -0.0059 -0.0005 0.0054 FAGROW 0.27 0.20 0.28 0.28 -0.09 -0.09 0.00 GOV 24.17 16.35 27.98 15.26 -11.63* 1.09 12.72* CSI/TA 0.0114 0.0073 0.0131 0.0078 -0.01 -0.0005 0.01 AGE 4.14 4.81 4.01 3.98 0.81* 0.84 0.03 REPS 3,579 519 4,322 3,683 -3803* -3164* 639 LTA 0.47 0.54 0.45 0.50 0.09* 0.04 -0.04 VTA 1.10 0.82 1.16 1.15 -0.34* -0.33* 0.02 SEOAGE 1.24 1.21 1.23 1.34 -0.02 -0.13 -0.10 Tổng quan sát 484 83 332 69 (Nguồn tính tốn từ phần mềm SPSS)

Kết quả nhận được liên quan đến các công ty trả cổ tức bằng tiền mặt ở Bảng 4.5 cho thấy, các công ty trả cổ tức tiền mặt là những cơng ty có cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS) cao hơn và tỷ lệ sở hữu nhà nước (GOV) nhiều hơn so với công ty trả cổ tức cổ phiếu.

Kết quả trên cũng giống với nghiên cứu của Xi He, Mingsheng Li, Jing Shi và Garry Twite (2012), là các cơng ty trả cổ tức tiền mặt thường có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao hơn công ty trả cổ tức cổ phiếu.

Ngược lại, trong nghiên cứu của Xi He, Mingsheng Li, Jing Shi và Garry Twite (2012) cịn chỉ ra các cơng ty trả cổ tức cổ phiếu thường là những công ty trẻ, đang phát triển, đầu tư nhiều vào tài sản cố định và có khả năng sinh lợi và lợi nhuận giữ lại nhiều hơn các công ty trả cổ tức tiền mặt. Nhưng cụ thể trong kết quả kiểm định sâu ANOVA (Post Hoc Test) của luận văn, chỉ có cổ tức trên mỗi cổ phần và sở hữu nhà nước của các công ty trả cổ tức tiền mặt là cao hơn công ty trả cổ tức cổ phiếu, các yếu tố cịn lại chưa có ý nghĩa thống kê về khác biệt trung bình giữa hai nhóm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại hose (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)