Ma trận tƣơng quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại hose (Trang 52 - 54)

4. NỘI DUNG VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Ma trận tƣơng quan giữa các biến

Để kiểm tra các biến về đặc điểm công ty được lựa chọn liệu có là chủ thể cho vấn đề đa cộng tuyến trong việc phân tích hồi quy sau này của bài nghiên cứu, luận văn kiểm tra mối tương quan giữa các biến độc lập được sử dụng trong phân tích. Bảng 6 trình bày hệ số tương quan Pearson giữa các biến giải thích và hệ số tương quan mang dấu * và ** có ý nghĩa tại mức 0.05 và 0.01.

Phân tích tương quan riêng phần (hạng Pearson) được sử dụng để xem xét mối tương quan giữa từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Các hệ số tương quan giữa các biến được sử dụng để lượng hoá mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng (Hồng Trọng, 2008). Tất cả các biến được đưa vào phân tích tương quan (kể cả các biến phụ thuộc trong mơ hình), nếu các biến tương quan chặc thì phải lưu ý đến hiện tượng đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy.

Bảng 4.6: Ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập

Correlations

LOGTA ROA DE CASH/TA FA-GROW GOV CSI/TA LOG (AGE) REPS LTA VTA LOG

(SEOAGE) LOGTA 1.000 ROA 0.000 1.000 DE 0.087 -0.540 1.000 CASH/TA 0.100 0.570 -0.440 1.000 FAGROW 0.170 0.120 0.060 0.090 1.000 GOV -0.050 0.250 -0.080 0.180 -0.030 1.000 CSI/TA -0.050 0.060 -0.180 0.230 -0.020 0.040 1.000 LOG(AGE) 0.076 -0.140 -0.030 -0.002 0.160 -0.090 -0.020 1.000 REPS 0.240 0.630 -0.210 0.360 0.180 0.003 0.020 -0.100 1.000 LTA 0.084 -0.540 0.990 -0.440 0.060 -0.080 -0.180 -0.040 -0.210 1.000 VTA 0.130 0.660 -0.210 0.380 0.110 0.190 -0.050 -0.180 0.350 -0.210 1.000 LOG(SEOAGE) 0.052 0.034 -0.010 -0.003 0.130 -0.270 -0.080 0.190 0.090 -0.010 0.050 1.000 (Nguồn tính tốn từ phần mềm SPSS)

Quan sát bảng 4.6, ta thấy mối quan hệ các biến trong tập dữ liệu hầu như là mối tương quan trung bình và thấp, có một số mối tương quan rất thấp, khơng đáng kể. Nhìn chung, các hệ số tương quan Pearson nằm trong khoảng ±0.54 đến ± 0.66. Luận văn đã thấy rằng các biến này không tương quan chặt chẽ với nhau. Riêng cặp biến Nợ trên vốn cổ phần (DE) và Nợ trên tổng tài sản có tương quan khá chặt (LTA) 0.99, do đó luận văn sẽ bỏ biến LTA trong mơ hình hồi quy và giữ lại biến DE.

Trường hợp ngoại lệ có mối tương quan trung bình là giữa các cặp sau: lợi nhuận (ROA) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) là -0.54; lợi nhuận (ROA) và lợi nhuận giữ lại trên mỗi cổ phiếu (REPS) là 0.63, lợi nhuận (ROA) và tiền mặt trên tổng tài sản (CASH/TA) là 0.57; tiền mặt trên tổng tài sản (CASH/TA) và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) là -0.44; Lợi nhuận (ROA) và Nợ trên tổng tải sản (LTA) là -0.54; Lợi nhuận (ROA) và tổng giá trị thị trường chia tổng giá trị tài sản (V/TA) là 0.66. Các cặp biến cịn lại có hệ số tương quan Pearson nhỏ hơn 0.4 cho thấy mối tương quan khá thấp hay các biến đó ít tương quan với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết tại hose (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)