Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 88 - 90)

7. Kết cấu của đề tài

3.8. Phân tích hồi quy

Sau khi phân tích nhân tố EFA, các nhân số của từng nhân tố đã được tự động lưu lại, chúng được sử dụng để phân tích hồi quy và kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Phương trình hồi quy bội được biểu diễn như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7

Trong đó:

* Y: biến phụ thuộc thể hiện giá trị dự đoán về tuân thủ thuế của người nộp thuế. * β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 là các hệ số hồi quy.

* X1, X2, X3, X4 , X5, X6, X7 lần lượt là các biến độc lập Nhận thức về công bằng; Các nhân tố về thể chế; Hình phạt; Tình trạng tài chính; Kiểm tra thuế; Chi tiêu chính phủ; và Thuế suất.

Kết quả phân tích hồi quy bội như sau (phụ lục 6):

Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .584a .341 .327 .82016743 a. Predictors: (Constant), X7, X6, X5, X4, X3, X2, X1 b. Dependent Variable: Y Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 1 (Constant) 3.607E-17 .044 .000 1.000 X1 .273 .044 .273 6.179 .000 1.000 1.000 X2 .363 .044 .363 8.231 .000 1.000 1.000 X3 .222 .044 .222 5.034 .000 1.000 1.000 X4 -.009 .044 -.009 -.208 .835 1.000 1.000 X5 .217 .044 .217 4.925 .000 1.000 1.000 X6 .190 .044 .190 4.299 .000 1.000 1.000 X7 .040 .044 .040 .914 .361 1.000 1.000 a. Dependent Variable: Y

Kết quả phân tích cho thấy hệ số phóng đại phương sai VIF rất nhỏ (<10) cho thấy

các biến độc lập này khơng có quan hệ chặt chẽ với nhau nên không xảy ra hiện

tượng đa cộng tuyến. Giá trị t tương tứng với Sig. của các biến X1, X2,X3,X5,X6 đều nhỏ hơn 0.05 nên có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên biến X4-Tình trạng tài chính của

người nộp thuế có giá trị t tương ứng với Sig. đến 0.835 và biến X7– Thuế suất có giá trị Sig. đến 0.361 nên chúng khơng có ý nghĩa thống kê. Với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị t tương ứng với Sig. của các biến X1, X2, X3, X5, X6 đều nhỏ hơn 0.05. Như vậy, ta có phương trình biểu diễn các yếu tố tác động đến tuân thủ thuế như sau:

Y = 3,607E-17 + 0,273 X1 + 0,363 X2 + 0,222 X3 – 0,009 X4 + 0,217 X5 + 0,190 X6 + 0,040 X7.

Phương trình cho thấy các nhân tố về thể chế bao gồm hiệu quả hoạt động của cơ

quan thuế cùng với việc đơn giản hóa các quy định và thủ tục có liên quan đến kê

khai thuế có tác động lớn nhất đến việc cải thiện tuân thủ thuế của người nộp thuế

(trọng số 0.363), kế đến là nhận thức của người nộp thuế về tính cơng bằng của hệ

thống thuế (trọng số 0.273), nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ có mức tác động thấp nhất trong số các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế theo mơ hình này (0.190). Mơ hình này giải thích được 33% sự biến thiên của biến phụ thuộc (hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế) do tác động từ các yếu tố chính sách, thể chế, nhận thức về cơng bằng, hình phạt, kiểm tra thuế và nhận thức của người nộp thuế về chi tiêu chính phủ.

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 117.045 5 23.409 34.915 .000a

Residual 227.955 340 .670 Total 345.000 345

a. Predictors: (Constant), X6, X5, X3, X2, X1 b. Dependent Variable: Y

Về mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu, với mức ý nghĩa α = 5%, giá trị F đạt

được tương ứng với Sig. = 0.000 < 0.05. Vì vậy có thể kết luận rằng mơ hình hồi quy

tuyến tính được xây dựng phù hợp với tổng thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của người nộp thuế tại TP HCM (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)