Chương 4 : NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Những phát hiện chính
Những phát hiện sau đây của luận văn có thể hỗ trợ cho cơ quan thuế xem xét nhằm cải thiện mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế:
- Phân tích độ tin cậy các thang đo được sử dụng trong đề tài để kiểm lại mức độ tin
cậy của các thang đo sử dụng trong mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến
tuân thủ thuế của người nộp thuế. Kết quả cho thấy rằng tất cả các thành phần đều có giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 và tương quan biến tổng trên 0.3. Như vậy, các
nhân tố được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu là chấp nhận được để tiếp tục các
bước nghiên cứu tiếp theo.
- Với kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá, 07 nhóm nhân tố đã được trích bao gồm nhận thức về cơng bằng, nhóm nhân tố về thể chế, hình phạt, kiểm tra thuế, tình trạng tài chính, nhận thức về chi tiêu chính phủ và thuế suất. Phân tích nhân tố cho thấy rằng mơ hình có thể giải thích được 69% sự biến thiên của tuân thủ thuế.
- Bằng kỹ thuật phân tích hồi quy, nghiên cứu đã kiểm tra tra mối quan hệ giữa 07 biến độc lập kể trên với biến phụ thuộc tuân thủ thuế tại Tp.HCM. Kết quả, thực tế chỉ có 05 nhân tố ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự thay đổi của hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế. Mơ hình hồi quy với 05nhóm nhân tố gồm nhận thức về cơng bằng, nhóm nhân tố về thể chế, hình phạt, kiểm tra thuế, nhận thức về chi tiêu chính phủ có thể giải thích 33% mức độ tác động của chúng đến tuân thủ thuế. Trong
đó, các nhân tố về thể chế bao gồm hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế cùng với
lớn nhất đến việc cải thiện tuân thủ thuế của người nộp thuế (trọng số 0.363), kế đến
là nhận thức của người nộp thuế về tính cơng bằng của hệ thống thuế (trọng số 0.273), nhận thức tích cực về chi tiêu chính phủ có mức tác động thấp nhất trong số các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế theo mơ hình này (0.190).
- So sánh với kết quả của các nghiên cứu trước, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Eriksen và Fallan (1996), Richardson (2006), Palil (2010) cho rằng kiến thức thuế có tương quan dương với nhận thức về cơng bằng, và từ đó có thể cải thiện tuân thủ; phù hợp với nghiên cứu của Jackson và Milliron (1986) về vai trò của việc xây dựng thể chế tốt nhằm tạo sự dễ dàng cho người nộp thuế, phù hợp với nghiên cứu của Allingham và Sandmo (1972); Bergman (1998); Eisenhauer (2008), Palil (2010) về việc cơng nhận vai trị của cơng tác kiểm tra thuế cũng như hình phạt đến việc nâng cao mức độ tuân thủ thuế,…
Tóm lại , những phát hiện chính này giúp cho cơ quan thuế (Tp.HCM) hiểu rõ hơn về các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của nhóm đối tượng các doanh nghiệp cũng như mức độ tác động của từng nhân tố. Từ những kết quả này, cơ quan thuế có thể tham khảo để thực hiện những biện pháp phù hợp nhằm từng bước cải thiện mức
độ tuân thủ thuế của người nộp thuế.