Đánh giá kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61 - 89)

3.1.2 .3Kết quả hồi quy bội

3.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu

Hướng tác động của các nhân tố thu được từ kết quả thực nghiệm được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.11. Hƣớng tác động của các biến giải thích lên biến phụ thuộc Mơ hình Biến độc

lập Biến phụ thuộc Kỳ vọng về dấu

Hƣớng tác động từ kết quả thực nghiệm Mơ hình 1 ROA LTD - - TANG - + TAX - - LIQ - + SIZE + + GROWTH - + UNI + - Mơ hình 2 ROA EQUI + + TANG + + TAX + + LIQ + + SIZE - - GROWTH + - UNI - -

Lợi nhuận (ROA) có ý nghĩa trong việc giải thích vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. ROA tỷ lệ thuận với vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nghịch với nợ dải hạn. Điều này đúng với lý thuyết trật tự phân hạng trong tài trợ của công ty, nghĩa là các công ty hoạt động có lời nhiều sẽ có nhiều nguồn vốn giữ lại để tài trợ cho các hoạt động của mình do vậy sẽ ít sử dụng nợ vay hơn.

Tài sản cố định hữu hình (TANG) có ý nghĩa trong việc giải thích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tài sản cố định hữu hình tỷ lệ thuận với nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nghĩa là các cơng ty có tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản cao sẽ sử dụng ít nợ ngắn hạn do tính chất phù hợp về thời hạn giữa món vay và tính chất của tài sản, và tài sản cố định đóng vai trị là vật thế chấp trong các khoản vay dài hạn.

Thuế (TAX) khơng có ý nghĩa trong việc giải thích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Điều này phù hợp với thực tế là trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bất động sản khơng có lợi nhuận nhiều thậm chí bị lỗ, do đó tấm chắn thuế khơng đóng vai trị quan trọng trong quyết định lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Tính thanh khoản (LIQ) có ý nghĩa trong việc giải thích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tính thanh khoản tỷ lệ thuận với nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Các doanh nghiệp ngành bất động sản có tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản, hơn nữa, doanh nghiệp càng lớn thì tính minh bạch thơng tin càng cao, do đó các doanh nghiệp sẽ tận dụng lợi thế này trong việc đàm phán các khoản nợ.

Qui mơ cơng ty (SIZE) có ý nghĩa trong việc giải thích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Qui mô công ty tỷ lệ thuận với nợ dài hạn, tỷ lệ nghịch với vốn chủ sở hữu. Điều này đúng với lý thuyết tĩnh về đánh đổi, tức là các cơng ty có quy mơ càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay mượn hơn các cơng ty có quy mơ nhỏ.

Cơ hội tăng trưởng (GROWTH) khơng có ý nghĩa trong việc giải thích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Kết quả này cho thấy cơ hội tăng trưởng khơng đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI) có ý nghĩa trong việc giải thích nợ dài hạn nhưng khơng có nhiều ý nghĩa trong việc giải thích vốn chủ sở hữu. Điều này phù hợp với đặc điểm ngành bất động sản là ngành thâm dụng vốn, sản phẩm mang tính đầu tư dài hạn, vì vậy các doanh nghiệp sẽ cần nguồn tài trợ từ các khoản vay dài hạn.

3.3 Tóm tắt

Dựa trên mơ hình nghiên cứu ở chương hai, kết quả ở chương ba đã xác định được các nhân tố tác động và đánh giá mức tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các công ty Bất động sản Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Tóm tắt kết quả chính

Cấu trúc vốn và những nhân tố tác động là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu khi nghiên cứu tài chính doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố tác động có ý nghĩa đến nợ dài hạn, đó là tài sản cố định hữu hình (TANG), tính thanh khoản (LIQ), qui mô công ty (SIZE) và đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI); có bốn nhân tố tác động có ý nghĩa đến vốn chủ sở hữu, đó là tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản (ROA), tài sản cố định hữu hình (TANG), tính thanh khoản (LIQ) và qui mơ cơng ty (SIZE). Trong đó, tài sản cố định hữu hìnhROA là nhân tố quan trọng nhất trong việc giải thích sự thay đổi của nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu.

Thuế thu nhập doanh nghiệp khơng đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn cấu trúc vốn. Trong tình trạng đói vốn như hiện nay thì bài tốn tìm vốn cho doanh nghiệp được đặt lên hàng đầu hơn là việc tận dụng lợi ích từ tấm chắn thuế.

2. Đề xuất

Về phía các doanh nghiệp

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy khi xây dựng cấu trúc vốn, các doanh nghiệp ngành bất động sản cần chú ý đến các nhân tố: tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản, tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản và qui mơ cơng ty. Quyết định đối với từng thành phần của cấu trúc vốn cụ thể như sau:

Về nợ dài hạn: Khi quyết định tỷ trọng nợ dài hạn trong cấu trúc vốn, các doanh nghiệp cần chú ý đến nhân tố tài sản cố định hữu hình, tính thanh khoản và qui mơ cơng ty, trong đó đặc biệt chú ý đến yếu tố tài sản cố định hữu hình vì đây là nhân

Ta thấy rằng, hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản bao gồm hàng hoá bất động sản và bất động sản đang xây dựng dở dang, với tình hình thị trường bất động sản hiện nay, khả năng bán được hàng của các doanh nghiệp rất khó khăn, hơn nữa nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng đang thu hẹp lại, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng, dẫn đến việc các dự án đang trong quá trình xây dựng dở dang cũng phải bị đình trệ. Vì vậy, khả năng thu hồi vốn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn là vơ cùng khó khăn. Căn cứ vào tình hình hiện tại và để đảm bảo duy trì hoạt động ổn định, các doanh nghiệp ngành bất động sản phải thay đổi cơ cấu vốn hướng đến giảm nợ ngắn hạn, tìm nguồn huy động vốn trung vả dài hạn.

Về vốn chủ sở hữu: Khi đưa ra quyết định làm thay đổi vốn chủ sở hữu, các

doanh nghiệp ngành bất động sản cần quan tâm đến nhân tố tỷ suất sinh lời của tổng tài sản, sản cố định hữu hình, tính thanh khoản và qui mơ doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú ý đến nhân tố tỷ suất sinh lời của tổng tài sản vì đây là nhân tố quan trọng nhất trong việc giải thích sự thay đổi của vốn chủ sở hữu.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, qui mô doanh nghiệp tác động ngược chiều với vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lợi của tổng tài sản tác động thuận chiều với vốn chủ sở hữu. Nghĩa là, hiện nay thị trường chứng khốn đang trong giai đoạn khó khăn, bên cạnh đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản khơng mấy khả quan thì việc huy động vốn cổ phần khơng phải dễ dàng; do đó nếu các doanh nghiệp mở rộng qui mô theo hướng tăng nợ vay sẽ làm tăng thêm gánh nặng nợ cho doanh nghiệp và sẽ làm giảm tỷ suất sinh lời. Vì vậy, trong điều kiện thị trường bất động sản hiện tại, các doanh nghiệp không nên mở rộng thêm qui mô doanh nghiệp, thay vào đó các doanh nghiệp nên rà soát lại các dự án đầu tư, cần phải tập trung nguồn lực chuyển hướng vào các dự án trọng điểm đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường, phù hợp với chính sách quy hoạch của nhà nước và có nhiều tiềm năng phát triển lâu dài.

Có như vậy doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng bán được sản phẩm, thu hồi và xoay vòng nhanh dòng vốn.

Trong thời gian tới, doanh nghiệp bất động sản nào thực sự có chiến lược hợp lý về sản phẩm, hướng đến khách hàng mục tiêu và đặc biệt là nguồn tài chính tốt, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đưa ra thị trường sản phẩm với giá cả hợp lý, chất lượng thì có thể vượt qua các yếu tố bất lợi về mặt thị trường cũng như các yếu tố về chính sách vĩ mơ.

Về phía Chính Phủ

Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có sắc lệnh giảm trần lãi suất huy động xuống còn 9%/năm, nhưng một số ngân hàng nhỏ, yếu thuộc nhóm dưới vẫn "lách luật” với mức lãi suất huy động cao hơn quy định, khiến lãi suất cho vay vẫn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn. Hơn nữa, với thực trạng các doanh nghiệp ngành bất động sản hiện nay thì khơng cịn nhiều doanh nghiệp có thêm tài sản thế chấp để vay vốn bởi hầu hết đều đã thế chấp, nên nếu được hỗ trợ, doanh nghiệp bất động sản vẫn khó vay vốn thêm. Bên cạnh đó, trong điều kiện khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang đứng bên bờ phá sản thì Chính Phủ cần đưa ra các gói hỗ trợ giãn nợ, tái cấp vốn, tái thẩm định lại dự án để tăng giá trị thẩm định, giúp doanh nghiệp tăng thêm nguồn vốn.

Bên cạnh đó, lộ trình cho vay bất động sản thường dài hạn nhưng nguồn vốn cho vay lại ngắn hạn khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào thế bị động. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tín dụng cho bất động về nguồn vốn vay trung và dài hạn, đồng thời đơn giản hoá các thủ tục cho vay để doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh nguồn vốn.

Luật Đất đai chưa quy định việc xử lý giá trị quyền sử dụng đất thế chấp để thu hồi nợ, cũng như chưa có các quy định về căn cứ để xác định giao dịch bất động sản

để cho vay...đã khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng.

Do đó, cần phải sớm hồn thiện, chỉnh sửa và bổ sung một số quy định trong hệ thống pháp luật về đất đai, bất động sản để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh vào bất động sản.

Chính phủ cần xây dựng hành lang pháp lý tạo điều kiện cho sự hình thành các định chế tài chính, tín dụng phi ngân hàng như: Quỹ đầu tư bất động sản, Tổ chức tái cho vay thế chấp nhà ở, Trái phiếu dự án, Quỹ tiết kiệm nhà ở, Hệ thống tiêu chí thẩm định các khoản cho vay nhà ở…và cải tiến, dỡ bỏ những rào cản đang hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản và ngân hàng thương mại, mở rộng hướng thu hút nguồn vốn...

Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng và thị trường chứng khốn thơng qua phát triển thị trường chứng khốn

Ở góc độ khác, cơ quan quản lý nhà nước cần có những dự báo chính xác và có những tác động cần thiết để làm ấm lại thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, hồn thiện thị trường bất động sản minh bạch thông tin về cung, cầu trong thị trường, tổ chức sàn giao dịch bất động sản chuyên nghiệp, hạn chế tình trạng đầu cơ, kích giá; xây dựng khung pháp lý hồn thiện.

3. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Do hạn chế về thời gian cũng như nhân lực nên đề tài này cũng có những hạn chế nhất định của nó. Đó là nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu trong một phạm vi hẹp là các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam, do đó tính tổng quát của kết quả nghiên cứu chưa cao. Để có một bức tranh tổng thể hơn về tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chình, cần có thêm những nghiên cứu như thế ở quy mơ rộng hơn. Đây cũng chính là hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

Bên cạnh đó, có thể ngồi các nhân tố đã xác định trong luận văn cịn có những nhân tố khác có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn mà tác giả chưa đề cập đến. Đây chính là điều mà các nghiên cứu tiếp theo bổ sung và điều chỉnh các nhân tố trên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2007), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb Thống Kê.

2. Báo cáo tài chính bán niên đã kiểm tốn của các công ty Bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-6 tháng đầu năm 2011. 3. Các website: www.hsx.vn; www.hnx.vn; www.ssi.com.vn; www.cafef.vn;

www.vinacorp.vn; và website của các các công ty Bất động sản đang niêm yết trên

thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tiếng Anh

4. Bennett M. and R. Donnelly (1993), The Determinants of Capital Structure: Some

UK Evidence, British Accounting Review, 25.

5. Berger A.N., Udell G.F. (1995), Relationship lending and line of credit in small firm finance, Journal of Business, Vol. 68 No.3.

6. Bradley M., G. Jarrell, and E.H. Kim (1984), On the Existence of an Optimal Capital Structure: Theory and Evidence, Journal of Finance 39.

7. Chen, J.J. (2003), Determinants of capital structure of Chinese-listed companies,

Journal of Business Research, Vol. 57.

8. Deesomsak R., Paudyal K., Pescetto G. (2004), The Determinants of Capital Structure: Evidence from the Asia Pacific Region, Journal of multinational financing management, 14 (4-5).

9. Ebru Caglayan, Nazan Sak (2010), The Determinants of Capital Structure: Evidence from the Turkish Banks, Journal of Money, Investment and banking, Issue 15 (2010).

10. Guven Sayilgan, Hakan Karabacak và Guray Kucukkocaoglu (2005), The Firm- Specific Determinants of Corporate Capital Structure: Evidence from Turkish Panel Data.

11. Huang S. and Song F. (2002), The Financial and Operating Performance of China’s Newly Listed H-firms, working paper which is available at http://www.hiebs.hku.hk/working_papers.asp.

12. Jensen M.C. and Meckling W.H. (1976), Theory of the firm: managerial behaviour, agency costs and the ownership structure, Journal of Financial Economics, 3.

13. Mackies-Mason J. (1990), Do taxes affect corporate financing decision?, Journal of Finance, Vol. 45.

14. Marsh, P. (1982), The choice between equity and debt: an empirical study, Journal of Finance, Vol. 37, No.1.

15. Modigliani F. and Miller M.H. (1958), The cost capital, corporation finance and the theory of investment, American Economic Review, Vol. 48(3).

16. Modigliani F. and Miller M.H. (1963), Corporate Income Taxes and the Cost of Capital: A Correction, American Economic Review, 53.

17. Myers S.C. (1977), Determinants of corporate borrowing, Journal of financial Economics, 5.

18. Myers S.C and Majluf N. (1984), Corporate financing and investment decision when firms have information that investors do not have, Journal of Financial Economics, Vol. 13.

19. Ozkan, A. (2001), Determinants of capital structure and adjustment to long run target: evidence from UK company panel data, Journal of Business Finance and Accounting, Vol. 28.

20. Titman S. and Wessels R. (1988), The Determinants of Capital Structure Choice,

The Journal of Finance, Vol. 43 No.1.

21. Wiwattanakantang Y. (1999), An empirical study on the determinants of the capital structure of Thai firms, Pacific-Basin Finance Journal, Vol. 7.

22. Yuanxin Liu, Jing Ren (2009), An Empirical Analysis on the Capital Structure lof

Chinese Listed IT Companies, International Journal of Business and Management,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh sách các công ty Bất động sản đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đƣợc sử dụng cho nghiên cứu

STT

CK Tên công ty

1 ASM Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sao Mai tỉnh An Giang 2 BCI Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bình Chánh

3 CCI Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi

4 CCL Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đơ thị Dầu khí Cửu Long 5 CII Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh

6 CLG Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà đất COTEC 7 D2D Công ty cổ phần Phát triển đô thị công nghiệp Số 2 8 DIG Tổng Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng 9 DLG Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai 10 DRH Công ty cổ phần Đầu tư Căn Nhà Mơ Ước 11 DTA Công ty cổ phần Đệ Tam

12 DXG Công ty cổ phần Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh 13 HAG Cơng ty cổ phần Hồng Anh Gia Lai

14 HDC Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu 15 HDG Công ty cổ phần Tập đồn Hà Đơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty bất động sản đang niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 61 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)