CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU
2.5 NGÂN HÀNG BÁN LẺ TP.HCM VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5.1 Khái niệm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Theo WTO, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là loại hình dịch vụ điển hình của ngân hàng nơi khách hàng cá nhân có thể đến giao dịch tại các điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các dịch vụ như gửi tiền, vay tiền, thanh tốn trong và ngồi
nước, kiểm tra tài khoản, dịch vụ thẻ. Đối với các ngân hàng thương mại, dịch vụ
ngân hàng bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần, mang lại nguồn thu ổn định và chất lượng cho các ngân hàng.
Bên cạnh đó, nó mang lại cơ hội đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân
hàng, cơ hội bán chéo với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. (World Retail Banking Report 2005, dẫn từ luận văn Thạc sỹ ‘Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn’, Đặng Trúc Chi, 2008, trang 4-5).
Theo các chuyên gia kinh tế của Học viện Công nghệ Châu Á, dịch vụ ngân hàng bán lẻ là dịch vụ cung ứng sản phẩm - dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua mạng lưới chi nhánh, khách hàng có thể tiếp cận trực tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và cơng nghệ thơng tin. (Tồn cảnh thị trường bán lẻ Việt
lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn’, Đặng Trúc Chi, 2008, trang 4-5).
Như vậy, chúng ta có thể hiểu dịch vụ ngân hàng bán lẻ là cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (như gửi tiền, vay tiền, thanh tốn trong và ngồi nước, kiểm tra tài khoản, dịch vụ thẻ,…) cho đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia
đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.