Phân tích nhân tố biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

Nhân tố 1

Tôi sẽ tiếp tục làm việc lâu dài với ngân hàng này .908 Tôi sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân về nơi làm việc của mình .862 Tơi rất hài lịng với công việc hiện tại mà tôi đang làm .743

4.5 Hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết 4.5.1 Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Mơ hình điều chỉnh bao gồm 1 biến phụ thuộc là “sự thỏa mãn trong công việc” và 6 biến độc lập là Bản chất và giá trị của công việc; Sự ổn định công việc và thương hiệu ngân hàng; Môi trường làm việc; Quan hệ với cấp trên; Cơ hội đào tạo và thăng tiến; Thu nhập

Hình 4.5: Mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh

Bản chất và giá trị công việc

sự ổn định của công việc và thương hiệu ngân hàng

Môi trường làm việc

Quan hệ với cấp trên

Cơ hội đào tạo và thăng tiến

Thu nhập

Sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên Agribank H’1 H’6 H’5 H’4 H’3 H’2 Các yếu tố cá nhân + Độ tuổi + Giới tính + Trình độ + Thâm niên cơng tác

4.5.2 Các giả thuyết cho mơ hình hiệu chỉnh

Các giả thuyết cho mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh được xây dựng dựa trên sự thỏa mãn đối với công việc của nhân viên Agribank tại TP.HCM. Trong mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh này, có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên.

Các giả thuyết của mơ hình nghiên cứu hiệu chỉnh:

- H’1: Bản chất, giá trị của cơng việc có quan hệ dương với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ nhân viên Agribank

- H’2: Thương hiệu ngân hàng và sự ổn định cơng việc có quan hệ dương sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ nhân viên Agribank

- H’3: Mơi trường làm việc có quan hệ dương với sự sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ nhân viên Agribank

- H’4: Quan hệ với cấp trên của nhân viên có quan hệ dương với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ nhân viên Agribank

- H’5: Cơ hội đào tạo và thăng tiến có quan hệ dương với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ nhân viên Agribank

- H’6: Thu nhập có quan hệ dương với sự thỏa mãn trong công việc của cán bộ nhân viên Agribank

- H’7: Có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn trong công việc giữa nhân viên nam và nhân viên nữ

- H’8: Có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn trong công việc giữa các nhân viên thuộc các nhóm tuổi khác nhau.

- H’9: Có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn trong cơng việc giữa các nhân viên có trình độ học vấn khác nhau

- H’10: Có sự khác biệt về mức độ thỏa mãn trong công việc giữa câc nhân viên có thâm niên cơng tác khác nhau

4.6 Phân tích hồi quy

Sau khi kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số cronbach alpha và phân tích nhân tố EFA, mơ hình nghiên cứu điều chỉnh như đã được trình bày trong hình

4.5 và các giả thuyết nghiên cứu cần phải được kiểm định bằng phương pháp phân tích hồi quy. Phương pháp thực hiện hồi quy là phương pháp đưa vào lần lượt (Enter), đây là phương pháp mặc định trong chương trình. Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 6 biến độc lập : BC_GT (bản chất và giá trị công việc); CH (cơ hội

đào tạo và thăng tiến) ; MT (môi trường làm việc) ; TN (thu nhập) ; QH (quan hệ

với cấp trên) ; OD _TH (ổn định công việc và thương hiệu ngân hàng ) và 1 biến phụ thuộc : TM (sự thỏa mãn chung).

Giá trị nhân tố BC_GT, CH, MT, TN, QH, OD_TH, TM là trung bình của các biến quan sát thành phần thuộc nhóm đó. Kết quả của phân tích hồi quy được dùng để kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu.

Trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính ta xem xét qua các mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc, xem xét tổng quát mối quan hệ giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau.

4.6.1 Kiểm định hệ số tương quan

Kiểm định hệ số tương quan để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc và giữa các biến độc lập với nhau. Nếu các biến có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến sau khi phân tích hồi quy.

Qua kết quả phân tích hệ số tương quan được thể hiện ở bảng 4.12 cho thấy giữa các biến độc lập và phụ thuộc đều có tương quan với nhau, điều này chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ tuyến tính với nhau, biến độc lập với biến phụ thuộc phần lớn đều có ý nghĩa ở mức 5% và dấu của các hệ số tương quan cho thấy giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc có mối quan hệ nghịch biến, điều này phù hợp với các giả thuyết đã đặt ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng mức độ thỏa mãn trong công việc của nhân viên ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại thành phố hồ chí minh (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)