Dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng và dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng

2.1.3 Dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng

Khi một ngân hàng nhận ra sự kiện, hay một nhóm các sự kiện có thể dẫn đến những rủi ro tín dụng từ phía khách hàng, dựa vào các hướng dẫn, ngân hàng sẽ nhận diện và đánh giá rủi ro để từ đó ước lượng khả năng tổn thất tài sản của ngân hàng. Một khoản nợ của khách hàng được ngân hàng xác định có khả năng rủi ro khơng thu hồi được một phần hay toàn bộ, ngân hàng sẽ ghi nhận phần tổn thất dự kiến không thu hồi được của số dư nợ gốc vào chi phí trong kỳ, và khoản chi phí này là chi phí dự phịng rủi ro của ngân hàng.

Theo IAS 39 – đoạn 58, yêu cầu mỗi đơn vị vào cuối mỗi kỳ kế toán phải đánh giá xem liệu có bất kỳ bằng chứng khách quan nào thể hiện một tài sản tài chính hoặc một nhóm tài sản tài chính bị tổn thất. Khi bằng chứng khách quan được thành lập, tổ chức phải ước tính khoản tổn thất một cách đáng tin cậy. Sau đó, giá trị ghi sổ có thể được giảm một cách trực tiếp hoặc thơng qua tài khoản dự phịng. Đây là khoản dự phòng dành cho sự suy giảm về tài sản của ngân hàng khi phát sinh các rủi ro và ước tính được tổn thất đáng tin cậy.

Theo IFRS 7- đoạn 1, yêu cầu đơn vị cần cung cấp thông tin đề người sử dụng đủ đánh giá được bản chất và quy mơ rủi ro (bao gồm rủi ro tín dụng) phát sinh từ cơng cụ tài chính (trong đó bao gồm tài sản tài chính) mà ngân hàng phải chịu trong kỳ kinh doanh cũng như vào ngày lập BCTC và ngân hàng đã quản trị các rủi ro này như thế nào. Để đạt được yêu cầu này, IFRS 7 các đoạn 36-38 yêu cầu các đơn vị cần công bố các thông tin định lượng và định tính về các rủi ro phát

sinh từ các TSTC (trong đó bao gồm cả các khoản dư nợ tín dụng ngân hàng của các NHTM), bao gồm cả các cơng bố tối thiểu về rủi ro tín dụng. Các thơng tin định tính mơ tả mục tiêu của nhà quản trị cũng như chính sách và q trình quản trị rủi ro này. Các công bố định lượng cung cấp thông tin về quy mô, phạm vi mà tổ chức phải chịu tổn thất từ các rủi ro được dựa trên thông tin được cung cấp bởi quản trị nhân sự cuả đơn vị. Tiêu chuẩn này cũng đòi hỏi các ngân hàng phải tiết lộ thơng tin định tính và định lượng về các rủi ro phát nhằm giúp người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá chất lượng tín dụng của các tài sản tài chính, mức độ và nguồn dự phịng rủi ro.

Điều 131 Luật số 47/2010/QH12: Luật các tổ chức tín dụng quy định về dự phịng rủi ro như sau: “ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi phải dự phịng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi. Khoản dự phịng rủi ro được hạch tốn vào chi phí hoạt động”. “Việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động do Ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với Bộ Tài chính”. Như vậy, rủi ro tín dụng là dạng rủi ro thường xuyên xuất hiện trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Vì vậy, việc trích lập dự phịng để xử lý rủi ro là điều cần thiết nhằm đảm bảo an tồn cho hoạt động của tổ chức tín dụng

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Theo thơng tư 02/2013/TT-NHNN sẽ được thay thế cho quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và có hiệu lực từ tháng 06/2014 thì dự phịng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch tốn vào chi phí hoạt động để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.

Cả hai văn bản trên đều quy định dự phịng rủi ro tín dụng gồm dự phịng cụ thể và dự phòng chung.

Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Và tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng cụ thể là bao nhiêu thì tùy thuộc vào khoản nợ đó được phân loại vào nhóm nợ nào.

Dự phịng chung là số tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra nhưng chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phịng cụ thể. Và theo quyết định 493 thì dự phịng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Dù là quyết định 493 hay thông tư 02 đều được Ngân hàng Nhà nước đưa ra dựa trên những chuẩn mực, quy định của thế giới. Lĩnh vực ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung đang từng bước hội nhập sâu với thông lệ quốc tế, và từng bước áp dụng một cách phù hợp vào Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)