Biến nợ xấu (NP)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 54)

CHƯƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xác định biến số nghiên cứu

3.2.4 Biến nợ xấu (NP)

Nợ xấu là một trong những nguyên nhân chính khiến ngân hàng mất vốn và ảnh hưởng đến dòng tiền hoạt động trong ngân hàng. Nợ xấu trong ngân hàng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN là các nhóm nợ 3, nhóm 4 và nhóm 5. Các nhóm nợ này được xác định là những nhóm nợ cơ bản có thời gian quá hạn kéo dài trên 90 ngày hoặc bị xếp vào 3 nhóm nợ xấu. Cũng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, “đối với những khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng”. Như vậy, ngân hàng phải căn cứ vào mức nợ xấu được đánh giá để tiến hành trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Mức nợ xấu càng cao thì mức trích lập dự phịng rủi ro của ngân hàng càng cao.

Trong các nghiên cứu về nhân tố tác động đến trích lập dự phịng thì nhân tố nợ xấu cũng là một trong những nhân tố được các nhà nghiên cứu quan tâm. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Grace T. Chen và các cộng sự (2005), Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005) đã đo lường tác động của nợ xấu thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay, Anwer S. Ahmed và các cộng sự (1998) sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay bình qn. Bên cạnh đó, Michele và Giovanni (2001), Larry và Ifterkhar Hasan (2003), Daniel Pérez và các cộng sự (2011) thì đo lường thơng qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản.

Như vậy, đối với biến nợ xấu, người nghiên cứu sẽ ước lượng theo hai cách:

Theo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

NP = Nợ xấu

Theo tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản

Trong đó:

Nợ xấu được lấy từ Thuyết minh báo cáo tài chính tại mục Cho vay khách hàng được phân loại theo nhóm nợ. Số nợ xấu được tính bằng cách cộng ba nhóm nợ 3 , nhóm 4 và nhóm 5.

Tổng dư nợ cho vay và tổng tài sản được lấy từ mục Cho vay khách hàng và mục Tổng tài sản thuộc Bảng cân đối kế toán

 Giả thuyết H3: Các khoản nợ xấu có tác động thuận chiều với mức trích lập

dự phòng cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)