Lý thuyết cơ sở cho việc trình bày dự phịng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4 Lý thuyết cơ sở cho việc trình bày dự phịng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các

các NHTM Việt Nam

2.4.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Trong những giao dịch diễn ra trên các thị trường tài chính, một bên thường khơng đầy đủ các thơng tin cần thiết về đối tác của mình để có những quyết định đúng đắn. Sự không công bằng về thơng tin mà mỗi bên có được gọi là thông tin không cân xứng. Sự không cân xứng về thông tin là một

nguồn gây ra rủi ro trong thị trường tài chính vì tình trạng bất cân xứng về thơng tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư khơng chính xác, gây cung cầu ảo, thị trường bong bóng và tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ thị trường.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng dùng để giải thích cho yêu cầu về tính hợp lý khi trình bày về dự phịng rủi ro tín dụng trên BCTC của các NHTM Việt Nam. Vì thơng tin về các khoản nợ xấu và dự phịng chỉ có bản thân ngân hàng là người nắm rõ trong khi các đối tượng bên ngoài chỉ được biết thông qua BCTC được cung cấp bởi ngân hàng. Như vậy, ngân hàng hồn tồn có thể thay đổi thơng tin về dự phịng rủi ro tín dụng theo hướng có lợi cho ngân hàng trong khi các đối tượng sử dụng BCTC thì khơng hay biết và đưa ra quyết định đầu tư dựa vào những thông tin đã được cung cấp. Điều này là không công bằng và sẽ gây ra những rủi ro về tài chính khi ngân hàng khơng tập trung vào giải quyết các khoản rủi ro tín dụng mà tìm cách làm giả các thơng tin để thu hút đầu tư.

2.4.2 Lý thuyết tín hiệu

Khởi nguồn của lý thuyết tín hiệu là nghiên cứu của Ross (1977), Lylva và Pyle (1977). Lý thuyết tín hiệu để mơ tả hành vi khi hai bên (cá nhân hoặc tổ chức) có thể truy cập thơng tin khác nhau. Thơng thường, một bên là người gửi tín hiệu sẽ tìm cách gửi các thơng tin (tín hiệu) đó và bên nhận thơng tin sẽ phải chọn làm cách nào để giải thích những thơng tin đó. Lý thuyết tín hiệu về cơ bản có liên quan đến việc làm giảm thông tin bất đối xứng giữa hai bên (Spence, 1973). Đó là sự bất cân xứng giữa một bên có thơng tin và một bên cần thơng tin cho các mục đích khác nhau. Do đó, bên có thơng tin bắt buộc hoặc tự nguyện cung cấp thông tin nhằm làm giảm sự bất đối xứng về thông tin.

Khi một nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của một công ty, tổ chức tài chính trên thị trường, thì việc họ tìm kiếm thơng tin nhằm muốn biết công ty, tổ chức đó hoạt động ra sao, sản xuất như thế nào, tình hình tài chính ra sao là điều cần phải thực hiện. Vì vậy, cơng ty hoặc tổ chức muốn nâng cao vị thế, bán cổ phiếu với giá cao thì phải cho nhà đầu tư thấy được tiềm năng phát triển, hiệu quả hoạt động

và danh tiếng của mình. Do đó, việc phát tín hiệu ra thị trường và cho các đối tượng quan tâm là hoạt động cần thiết.

Lý thuyết tín hiệu giải thích ngun nhân vì sao các NHTM Việt Nam nên trình bày dự phịng rủi ro tín dụng trên BCTC một cách minh bạch và hợp lý. Như lý thuyết thơng tin bất cân xứng đã giải thích, vì sự khơng nắm rõ của những đối tượng sử dụng BCTC về tình hình hoạt động ngân hàng nên họ sẽ đưa ra quyết định đầu tư sai lầm. Chính vì vậy, bản thân các ngân hàng tốt sẽ muốn công bố thông tin minh bạch, hợp lý như một tín hiệu đảm bảo về phía những nhà đầu tư để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư về phía ngân hàng.

Chính vì vậy, việc cơng bố và trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC ngân hàng một cách minh bạch, đầy đủ, hợp lý là thật sự cần thiết đối với bản thân ngân hàng nói riêng và với tất cả đối tượng sử dụng BCTC ngân hàng nói chung khi có căn cứ chính xác để đưa ra các quyết định đầu tư.

2.5 Lý thuyết cơ sở cho việc lựa chọn các nhân tố tác động đến dự phịng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam

2.5.1 Lý thuyết uỷ nhiệm (Agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong kế toán (Demski và Feltham, 1978), trong kinh tế (Spence và Zeckhauser, 1971), trong tài chính (Fama, 1980), và trong rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu khác.

Suốt những năm 1960 và đầu những năm 1970, các nhà kinh tế thực hiện các nghiên cứu khảo sát về chia sẻ rủi ro giữa các cá nhân hoặc các tổ chức (Arrow, 1971). Các nghiên cứu phát hiện vấn đề về chia sẻ rủi ro phát sinh khi các bên hợp tác có thái độ khác nhau đối với rủi ro. Lý thuyết ủy nhiệm mở rộng hơn khi đề cập đến cái gọi là vấn đề ủy nhiệm khi các bên có mục tiêu khác nhau và có sự phân cơng lao động (Jensen và Meckling, 1976). Đặc biệt lý thuyết ủy nhiệm hướng vào mối quan hệ ủy nhiệm ở khắp mọi nơi, trong đó một bên là bên ủy nhiệm (principal) và một bên là bên được ủy nhiệm (agent). Lý thuyết ủy nhiệm ra đời giải thích mối quan hệ giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Trong đó bên

được ủy nhiệm thay mặt bên ủy nhiệm để quản lý doanh nghiệp, thực hiện các công việc được ủy nhiệm (Jensen và Meckling, 1976).

Lý thuyết ủy nhiệm được sử dụng để giải quyết hai vấn đề có thể phát sinh trong mối quan hệ này. Thứ nhất là sự xung đột giữa mong muốn và mục tiêu giữa bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm. Điều này gây sự khó khăn và tốn kém cho bên ủy nhiệm khi muốn xác minh những gì mà bên được ủy nhiệm đang thực sự làm. Vấn đề ở đây là bên ủy nhiệm không thể xác minh rằng bên được ủy nhiệm đã thực hiện công việc một cách thích hợp. Vấn đề thứ hai liên quan đến chia sẻ rủi ro khi mà bên ủy nhiệm và được ủy nhiệm có thái độ khác nhau đối với rủi ro. Vấn đề ở đây là bên ủy nhiệm và được ủy nhiệm sẽ có những hành động khác nhau vì những quan tâm rủi ro của hai bên là khác nhau.

Lý thuyết ủy nhiệm giả định rằng cả hai bên đều tối đa hóa lợi ích của mình. Khi bên được ủy nhiệm hành động vì lợi ích riêng của họ mà gây bất lợi cho bên ủy nhiệm sẽ làm phát sinh chi phí ủy nhiệm (agency costs). Chi phí ủy nhiệm là chi phí chi trả cho sự xung đột lợi ích giữa hai bên bao gồm chi phí giám sát, chi phí liên kết và chi phí khác.

Chi phí giám sát bao gồm những chi phí phát sinh cho công tác kiểm tra, giám sát như thành lập Ban kiểm soát, kiểm sốt nội bộ. Hoặc chi phí th kiểm toán nhằm kiểm tra việc thực hiện của bên được ủy nhiệm có hợp lý hay khơng. Chi phí này làm giảm lợi ích của bên ủy nhiệm.

Chi phí liên kết là các chi phí liên quan đến việc bên được ủy nhiệm sẽ cố gắng duy trì cơ chế hoạt động ủy nhiệm, cung cấp thông tin rõ rang, minh bạch hơn nhằm tăng thêm sự tin cậy cho bên ủy nhiệm nhằm làm giảm chi phí giám sát.

Ngồi ra, các chi phí khác phát sinh khi bên được ủy nhiệm không cố gắng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm. Lợi ích giảm đi do khơng được tối đa hóa chính là phần chi phí mà bên ủy nhiệm phải chịu.

bằng cách gắn kết lợi ích của cả hai bên nhằm đảm bảo lợi ích của cả hai được cân bằng ngay từ đầu.

Lý thuyết ủy nhiệm giải thích quan hệ ủy nhiệm giữa ngân hàng và chủ nợ (tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng rất cao) trong kế tốn dự phịng rủi ro tín dụng. Như vậy, lý thuyết ủy nhiệm giúp cho giải thích việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng dựa trên giả thiết về chủ nghĩa cơ hội (opportunistic hypothesis). Để giảm chi phí ủy nhiệm phát sinh, chủ nợ có thể sử dụng biện pháp bảo vệ bằng cách đưa vào các điều khoản hạn chế, như u cầu cung cấp thơng tin giám sát tình hình của ngân hàng. Trong đó, thơng tin về mức trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được sử dụng để đánh giá khả năng ngân hàng đối phó với tiềm ẩn rủi ro tín dụng trong tương lai. Điều này dẫn đến các nhà quản trị ngân hàng sẽ lựa chọn chính sách kế tốn về phân loại và đo lường mức dự phịng rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo yêu cầu của nhà điều hành về an toàn vốn trong kinh doanh ngân hàng. Như vậy, vận dụng lý thuyết ủy nhiệm giải thích các nhân tố quy mơ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản và tỷ lệ nợ xấu.

2.5.2 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory)

Lý thuyết tín hiệu bên cạnh việc sử dụng để giải thích cho việc trình bày rủi ro tín dụng trên BCTC tại các NHTM Việt Nam, thì cịn được sử dụng để chứng minh cho các nhân tố về hiệu quả hoạt động kinh doanh tác động đến dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

Lý thuyết tín hiệu giả định rằng các doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động cao sẽ sử dụng thơng tin tài chính để gửi tín hiệu thị trường (Spence, 1973). Lý thuyết tín hiệu lập luận rằng sự tồn tại của thơng tín bất đối xứng được xem là lý do để các công ty tốt sử dụng thơng tin tài chính của mình gửi tín hiệu thị trường (Ros, 1977). Lý thuyết này cho thấy làm thế nào thơng tin bất đối xứng có thể giảm được bằng cách một bên có thơng tin gửi tín hiệu cho các bên khác. Tức là, nhà quản lý sẽ gửi thông tin thông qua việc công bố các thông tin liên quan đến doanh nghiệp.

Trong nghiên cứu của mình về cơng bố thơng tin bổ sung của các NHTM, Beaver và các cộng sự (1989) cho rằng các ngân hàng gửi tín hiệu tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng để thể hiện khả năng tài chính của ngân hàng có thể gánh chịu được các tổn thất rủi ro tín dụng trong tương lai. Như vậy, lý thuyết tín hiệu dung để giải thích cho các nhân tố về hiệu quả kinh doanh, hệ số rủi ro tài chính.

Kết luận chương II

Trong chương II đã tóm tắt các khái niệm liên quan đến rủi ro tín dụng và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, nội dung chương II còn nêu lên các cơ sở lý thuyết cho việc lựa chọn các nhân tố tác động đến trích lập dự phịng và việc trình bày dự phịng rủi ro tín dụng trên BCTC tại các NHTM Việt Nam. Đây là nền tảng lý thuyết quan trọng để tác giả đưa ra kết luận trong những chương sau.

CHƯƠNG III

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1 Mô tả tổng thể và mẫu khảo sát

Dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn và báo cáo thường niên của các ngân hàng được niêm yết và chưa niêm yết trong khoản thời gian 5 năm, từ năm 2008 đến năm 2012. Từ đây, người nghiên cứu tiến hành lựa chọn các ngân hàng có đầy đủ báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Ngưởi viết lựa chọn được 23 ngân hàng với đầy đủ báo cáo tài chính được thu thập từ trang web của ngân hàng và thông qua website “cafef.vn” (xem phụ lục 1) để hình thành mẫu nghiên cứu. Tại thời điểm năm 2013, trong 23 ngân hàng được lựa chọn có 8 ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán và 15 ngân hàng chưa niêm yết.

3.1.1 Mô tả tổng thể

Tổng số ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là 99 ngân hàng. Trong đó, các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần chiếm 40% (40 ngân hàng). Trong đó, các NHTM Nhà nước chiếm 5% (5 ngân hàng) và các NHTM cổ phần chiếm 35% (35 ngân hàng). Theo phân tích ở chương 3, tổng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng là 286.104 tỷ đồng. Trong đó, vốn điều lệ của hai loại ngân hàng này chiếm gần 90% trong toàn hệ thống NHTM.

3.1.2 Mô tả mẫu khảo sát

Nguồn: Mẫu khảo sát là các báo cáo tài chính trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 được thu thập từ trang web cafef.vn và trang web của các ngân hàng.

Số lượng quan sát: 23 ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng Việt Nam ( là các ngân hàng công bố đầy đủ các báo cáo tài chính trên trang web liên quan) có sự phân bổ trong bảng (xem bảng 3.1) như sau:

Bảng 3.1-Bảng phân bổ mẫu điều tra

TIÊU CHÍ SỐ

LƯỢNG

TỶ LỆ (%)

NIÊM YẾT Niêm yết

8 34,78

Không niêm yết 15 65,22

LOẠI HÌNH SỞ

HỮU

Ngân hàng thương mại Nhà nước 4 17,39

Không phải ngân hàng thương mại Nhà nước 19 82,61

SỐ NĂM HOẠT ĐỘNG (NĂM) < 20 NĂM 5 21,73 20 NĂM - 40 NĂM 16 69,57 > 40 NĂM 2 8,70

Nguồn: Dữ liệu thu thập của nghiên cứu năm 2012

Theo tình trạng niêm yết, mẫu khảo sát có 8 ngân hàng đã niêm yết chính thức (chiếm 34.78%) và số ngân hàng chưa niêm yết là 15 ngân hàng (chiếm 65.22%). Hiện nay số lượng ngân hàng niêm yết trên hai sàn chứng khoán là 8 ngân hàng và đều được lựa chọn để đưa vào mẫu khảo sát. Qua đó có thể nhận thấy là các ngân hàng được niêm yết sẽ cơng bố thơng tin và báo cáo tài chính đầy đủ hơn so với những ngân hàng khơng niêm yết

Theo loại hình sở hữu thì ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước chỉ có số lượng 4 ngân hàng (chiếm 17.39%). Trong khi số lượng ngân hàng thương mại cổ phần không thuộc nhà nước là 19 ngân hàng (chiếm 82.61%).

Theo số năm hoạt động của ngân hàng thì số lượng ngân hàng hoạt động từ 20 năm đến 30 năm là cao nhất với 16 ngân hàng (chiếm 69.57%). Số lượng ngân hàng hoạt động dưới 20 năm là 5 ngân hàng (chiếm 21.73%), và số lượng ngân

Như vậy, mẫu nghiên cứu đã thể hiện sự phân bổ hợp lý với các tiêu thức về đặc điểm, loại hình sở hữu, và thời gian hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ mẫu có đủ khả năng đại diện cho tổng thể nghiên cứu, thông tin của mẫu phản ánh đầy đủ thông tin trong tổng thể nghiên cứu và kết quả phân tích đủ độ tin cậy cho các kết luận khoa học.

3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xác định biến số nghiên cứu

Từ những kết quả nghiên cứu về các nhân tố tác động đến trích lập dự phịng rủi ro tín dụng được tổng kết, và kết hợp đồng thời với mơ hình nghiên cứu được lựa chọn ở chương II. Người nghiên cứu tiến hành xác định các biến số và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cùng các thang đo phù hợp với nhân tố trong giả thuyết.

3.2.1 Biến phụ thuộc – dự phịng rủi ro tín dụng (ALL)

Biến dự phịng rủi ro tín dụng được hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đo lường bằng tỷ lệ, cụ thể như sau:

Grace T. Chen và các cộng sự (2005) và Stergios Leventis và các cộng sự (2010) đo lường biến dự phịng rủi ro tín dụng theo cơng thức: Mức dự phịng rủi ro tín dụng / Tổng dự nợ cho vay

Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005) và Anwer S. Ahmed và các cộng sự (1998) xác định biến dự phịng rủi ro tín dụng bằng cơng thức: Mức dự phịng rủi ro tín dụng / Tổng dư nợ cho vay bình quân.

Trong bài nghiên cứu này, người nghiên cứu lựa chọn cách đo lường bằng công thức sau:

ALL = Mức dự phịng rủi ro tín dụng Tổng dư nợ cho vay khách hàng Trong đó:

Tổng dư nợ cho vay khách hàng là dư nợ gốc được lấy từ tiểu mục Cho vay khách hàng thuộc Bảng cân đối kế toán.

Mức dự phịng rủi ro tín dụng được lấy từ tiểu mục Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng trên Bảng cân đối kế tốn

3.2.2 Biến quy mơ (SIZE)

Hầu hết các nghiên cứu được tổng kết đều nhận định nhân tố quy mô, được thể hiện qua tổng tài sản của ngân hàng, có tác động đến trích lập dự phịng rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Khi ngân hàng có sự tăng trưởng về tổng tài sản thì sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)