Biến thu nhập ròng trước thuế và dự phòng (CROA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 55)

CHƯƠNG III : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu và xác định biến số nghiên cứu

3.2.5 Biến thu nhập ròng trước thuế và dự phòng (CROA)

Thu nhập trước thuế và dự phịng được tiêu chuẩn hố bởi tổng tài sản bình quân.. Việc thực hiện các quy định về an toàn vốn tại Mỹ trong năm 1990 và hiệp ước Basel năm 1988 ở Châu Âu dẫn đến việc loại bỏ dự phòng ra khỏi vốn cấp I và đưa vào vốn cấp II. Vì vậy, tỷ lệ an tồn vốn không thay đổi bởi những thay đổi trong khoản dự phòng. Trong giai đoạn trước Basel, việc giảm các khoản trích lập dự phịng rủi ro để làm tăng thu nhập sẽ gây ra một sự sụt giảm về tỷ lệ an toàn vốn và ngược lại. Hành động này đóng vai trị quan trọng trong hành vi quản lý thu nhập trong giai đoạn trước Basel. Một số các nghiên cứu thực nghiệm về hành vi làm đẹp báo cáo thu nhập thơng qua việc sử dụng dự phịng rủi ro đưa ra những kết quả trái ngược nhau. Một mặt những nghiên cứu của Collins và các cộng sự (1995), Ahmed và các cộng sự (1998) khơng tìm thấy bằng chứng cho thấy việc làm đẹp báo cáo thu nhập. Mặt khác, Beatty và các cộng sự (1995), và Wahlen (1994) lại đưa ra

NPL = Nợ xấu

bằng chứng mạnh mẽ khi chứng minh rằng các ngân hàng sử dụng dự phòng để làm đẹp báo cáo thu nhập. Fundenberg và Tirole (1995) cũng chỉ ra rằng trong giai đoạn khó khăn thì các nhà quản lý sẽ chuyển lợi nhuận trong tương lai sang giai đoạn hiện tại thông qua dự phịng rủi ro tín dụng. Như vậy, biến này được đưa vào để kiểm tra giả thuyết làm đẹp cho thu nhập và được rất nhiều nhà nghiên cứu đưa vào trong mơ hình các nhân tố tác động đến dự phòng rủi ro trong ngân hàng.

Giả thuyết thứ tư được đưa ra là:

 Giả thuyết H4: Thu nhập trước thuế và dự phịng có mối tương quan thuận

đối với mức trích lập dự phịng cho vay của ngân hàng thương mại.

Biến này được đưa vào để kiểm tra giả thuyết làm đẹp thu nhập và được dự đốn là sẽ có mối quan hệ thuận với việc trích lập dự phịng rủi ro tín dụng. Khi thu nhập trước thuế và dự phòng của năm nay mà thấp hơn năm trước, các nhà quản lý ngân hàng sẽ có động cơ để giảm quy định rủi ro tín dụng nhằm tăng lợi nhuận và làm đẹp thu nhập của hợ và ngược lại. Biến này được đo lường bằng công thức: Tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản bình quân theo Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2005), hoặc đo lường bằng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản theo Larry D. Wall và Ifterkhar Hasan(2003), Mahmuod O. Ashou và các cộng sự (2011), và Asokan Anvàarajan và các cộng sự (2010). Người nghiên cứu lựa chọn sử dụng tỷ lệ thu nhập trước thuế và dự phòng trên tổng tài sản để đo lường sự ảnh hưởng của biến CROA như sau:

CROA = Thu nhập trước thuế và dự phòng Tổng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và việc trình bày dự phòng rủi ro tín dụng trên báo cáo tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)