Chƣơng 3 : ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
3.5 Đánh giá tính khả thi của mục tiêu công nghiệp 2020
Trong phần này ngoài việc đánh giá về khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp 2020, tác giả chú trọng đánh giá tiến trình cơng nghiệp hóa của Gia Lai. Trong những năm qua (từ năm 2000 trở đi) kết quả tăng trưởng công nghiệp Gia Lai đều đạt và vượt mục tiêu kế
47
hoạch đề ra như phần trên phân tích. Tuy nhiên, “đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp mới chỉ là một bước khởi đầu trong việc hình thành nên chiến lược và chính sách công nghiệp của một quốc gia. Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu khơng rõ ràng hay khơng khả thi có thể sẽ phải trả những cái giá rất đắt trong tương lai, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế và cơng nghiệp tồn cầu đang vận động với tốc độ rất nhanh như hiện nay”.48 Do đó, tỉnh phải định hướng đúng đắn và xây dựng chiến lược phát triển cơng nghiệp tồn diện. Song song việc lập quy hoạch, kế hoạch là xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp.
Gia Lai đặt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, đẩy mạnh phát triển CNXD nhằm góp phần thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể, đến năm 2020, tỷ trọng NLTS-CNXD-TMDV trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 33,0%-36,7%-30,3% và đến năm 2020 là 28%-38%-34% và mục tiêu công nghiệp 2020 (giá cố định 1994): GTGT công nghiệp năm 2015 đạt 4.052 tỷ đồng và đến năm 2020 là 8.448 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 17,3%, giai đoạn 2016-2020 là 15,8% và giai đoạn 2011-2020 là 16,5%. Đến năm 2020 đóng góp 26,6% GDP; GTSXCN đến năm 2015 là 10.834 tỷ đồng, đến 2020 là 22.404 tỷ đồng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 17,4%, giai đoạn 2016-2020 là 15,7% và giai đoạn 2011-2020 là 16,5%.
Hình 3.4 – Cơ cấu GDP công nghiệp (2000, 2005, 2010) và kế hoạch (2015, 2020)
Nguồn: UBND Gia Lai (2012)
48
Vũ Huyền Ghi (2010), “Cơng nghiệp hóa” như thế nào ? ”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, truy cập ngày
Hình 3.5 – Cơ cấu GDP cơng nghiệp (2000, 2005, 2010) và kế hoạch (2015, 2020)
Nguồn: UBND Gia Lai (2012)
Hình 3.6 – Tốc độ tăng trƣởng bình quân GTSX và GTGT công nghiệp (2001-2010) và dự kiến kế hoạch (2011-2020)
Nguồn: UBND tỉnh Gia Lai (2012)
Ghi chú: tốc độ tăng trưởng bình quân của từng giai đoạn thể hiện theo độ dốc tương ứng hình vẽ của đồ thị,
tác giả lấy mốc GTSX và GTGT công nghiệp năm 2000 là 100. Đường nét đứt được xây dựng trên giả định tốc độ tăng trưởng GTSX và GTGT công nghiệp được giữ vững như trong giai đoạn 2001-2010
Tính đến năm 2011 (theo giá cố định năm 1994), GTGT ngành công nghiệp đạt 2.251 tỷ đồng, tăng 23,26% so với năm 2010. GTSXCN năm 2011 đạt 5.726 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2010, đạt 100,14% kế hoạch năm 2011. Như vậy, GTGT công nghiệp và GTSX công nghiệp xét về tương đối và tuyệt đối đều vượt kế hoạch tăng trưởng bình quân hàng năm và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Mặt khác GTGTCNCBCT vẫn giữ tốc độ tăng trưởng khá ổn định đạt 33% năm 2011, các chỉ số khác đều cao hơn so với chỉ báo các nước khác và chỉ báo tỷ lệ GTGT công nghiệp/GDP tăng ổn định qua các năm và tỷ lệ GDP/GTSXCN giảm ổn định qua các năm (xem thêm Phụ lục 22). Tỷ lệ GTGT/GTSX
công nghiệp năm 2011 đạt 39,2%, trong giai đoạn 2001-2010 tỷ lệ này đạt trung bình 40%. Trong khi dự kiến tỷ lệ này trong năm 2015 và 2020 khoảng 37%. Qua chỉ báo ở trên và phân tích ở Mục 3.4 cho thấy tiến trình thực hiện mục tiêu cơng nghiệp 2020 của tỉnh khá thuận lợi, ít nhất là về mặt số lượng.
Tuy nhiên, tỷ trọng GTGT ngành công nghiệp SXPPGĐN chiếm đến gần 50% GTGT ngành công nghiệp (năm 2010), và do vậy sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu, thời tiết. Nếu xảy ra hạn hán kéo dài, dẫn đến không đủ nước cho các nhà máy phát điện thì sẽ khó đảm bảo được các mục tiêu cơng nghiệp. Bên cạnh đó Gia Lai hiện nay (qua phân tích mơi trường kinh doanh mục 2.4, cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp yếu kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp) rất khó khăn thu hút các dự án đầu tư, nhất là các dự án thuộc công nghiệp chế biến và các dự án đã thi công đi vào vận hành chậm hơn so với dự kiến sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp.