.22 – Số học sinh phổ thông, trung cấp, cao đẳng và đại học trên 1000 dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh gia lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững (Trang 48)

Hệ thống đào tạo nguồn lực lao động của tỉnh đã có những bước chuyển biến tích cực, đang dần đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa lực lượng lao động địa phương. Lực lượng lao động qua đào tạo nghề tăng từ 8,5% năm 2000 lên 30% năm 2010; Trong đó, lực lượng lao động khu vực CNXD có số lượng và tỷ lệ đã qua đào tạo gia tăng thấp nhất trong ba khu vực kinh tế là 17,4% và 10,4% (xem thêm Phụ lục 17, 18). Tuy nhiên, tốc độ đào tạo lực lượng lao động quá chậm, chưa kể đến chất lượng chuyên môn đào tạo theo năng lực cơ sở hiện có chứ chưa đủ khả năng đào tạo theo nhu cầu địa phương, hay đơn đặt hàng DN. Do đó, nguồn nhân lực vẫn thiếu, và chưa sát với thực tế tiến trình cơng nghiệp hóa. Lực lượng lao động bồi dưỡng ngắn hạn chiếm đến 37,7%, đào tạo nghề từ trung cấp trở lên chiếm 9,7% vào năm 2010; số lượng học viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp 48.218 người, chiếm 73,2% số học viên đào tạo nghề (xem thêm Phụ lục 19).39

Hình 2.23 – Lực lƣợng lao động theo trình độ học vấn năm 2010

Nguồn: Sở Lao động Thương binh và Xã hội Gia Lai (2012)

Qua phân tích về dân số, lao động mục 2.2 cho thấy về mặt số lượng, cũng như cơ cấu, Gia Lai đang có thuận lợi với cơ cấu dân số vàng. Đặc điểm lực lượng lao động (tỷ lệ đồng bào dân tộc chiếm 44% dân số, năm 2010 lao động khơng có chun mơn kỹ thuật chiếm 92%, trung cấp nghề chiếm 2,42%) có trình độ học vấn, chun mơn thấp trình độ thấp nhất về kỹ năng lao động so với trung bình chung của các vùng miền cả nước (xem thêm Phụ lục

39

UBND Gia Lai (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực Gia Lai giai đoạn 2011-2020,

20). Phần lớn dân số và lực lượng lao động tập trung ở khu vực nông thôn (86,8%)40, hoạt động trên lĩnh vực nơng nghiệp, có trình độ sản xuất thấp, có tính cần cù, siêng năng, chấp hành pháp luật tốt. Nhưng ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương, tác phong công nghiệp kém, việc tiếp thu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chậm chạp.

Do vậy, nếu khơng có chính sách nâng cao chất lượng, nguồn lực này sẽ trở thành gánh nặng cho địa phương trong việc tạo công ăn việc làm và an sinh xã hội thay vì tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng đảm bảo cho tiến trình cơng nghiệp hóa của địa phương.

40

UBND Gia Lai (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực Gia Lai giai đoạn 2011-2020,

”Theo báo cáo tổng kết công tác đấu tranh giải quyết FULRO của Ủy ban nhân dân Gia Lai - Kon Tum từ năm 1975 – 1988, tài liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Gia Lai từ năm 1975 đến năm 1988, FULRO đã có 230 vụ tập kích, đột nhập vào làng làm chết 235 người, có 15 bộ đội, 9 cơng an, 71 cán bộ công nhân viên, 9 dân quân tự vệ, làm bị thương 260 người, bắt đi mất tích 24 người, có bốn cán bộ, lơi kéo ra rừng 1.200 người, cướp 210 súng các loại, 1.700 viên đạn, một số tài liệu, con dấu của Ủy ban nhân dân xã Đak Đoa (Mang Yang), đốt 30 tấn lương thực, nhiều nhà ở, kho tàng, trụ sở chính quyền xã, phá hỏng sáu ô tô và cướp phá nhiều tài sản khác.”

“Ngày 2-2-2001, Tin Lành Đê Ga ở các huyện Chư Prông, Chư Sê, Ayun Pa, Đak Đoa, Ia Grai, Mang Yang, Chư Pah đã tổ chức kích động, tập trung hàng ngàn người dân trước trụ sở Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, biểu tình bạo loạn chính trị, yêu sách: Tuyên bố về "Nhà nước Đê Ga độc lập", đòi đối chất với các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh. Năm 2002, một bộ phận quần chúng, tham gia biểu tình, gây rối ở một số nơi như thành phố Pleiku, các huyện Đức Cơ, Chư Sê, Đak Đoa, Ayun Pa, Chư Prông... mang theo gậy gộc, băng rôn, cờ, khẩu hiệu phản động, vũ khí tự tạo âm mưu kéo về trụ sở Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và một số thị trấn để đấu tranh với chính quyền. Một số đối tượng đã chống người thi hành công vụ, bắt giữ cán bộ làm con tin, gây nhiều thiệt hại về tài sản của Nhà nước và công dân, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân hoang mang, dao động, không yên tâm lao động, sản xuất.Ngày 10-4-2004, chúng đã tổ chức kích động quần chúng biểu tình bạo loạn tại 23 điểm ở 23 xã, thuộc 7 huyện, thành phố Pleiku với khoảng 5.000 người tham gia. Có 6 điểm các đối tượng quá khích bao vây, chiếm trụ sở xã, đập phá tài sản, đánh bắt cán bộ; dùng gậy, cung, nỏ, dao, đá… chống trả quyết liệt làm thiệt hại nhiều tài sản. 53 cán bộ, chiến sĩ công an, 29 dân quân tự vệ và cán bộ các ngành bị thương.” (Nguồn: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2009), Lịch sử

Đảng bộ Gia Lai (1945-2005))

Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH GIA LAI CỦA TỈNH GIA LAI

3.1 Sơ lƣợc lịch sử phát triển công nghiệp Gia Lai

Tiếp quản sau giải phóng, ngành cơng nghiệp Gia Lai chỉ có một số cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng, xẻ gỗ, nhà in, nhà máy điện, nước và một số cơ sở sửa chữa cơ khí đơn sơ… chủ yếu tập trung trên địa bàn Pleiku. Ngành công nghiệp phát triển qua một thời gian trong nền kinh tế mệnh lệnh kế hoạch tập trung, cùng với những bất ổn về chính trị sau giải phóng do “hoạt động chống phá âm ỉ” của lực lượng FULRO (từ năm 1991, trên địa bàn tỉnh đã chấm dứt hoạt động có vũ trang của FULRO. Nhưng giải quyết vấn đề FULRO là khó khăn và lâu dài).

Do vậy, ngành cơng nghiệp gặp rất nhiều khó khăn để phát triển. Bước đầu sau giải phóng, tỉnh thực hiện kế hoạch 5 năm (1976-1980), chủ yếu tiếp quản các cơ sở sản xuất và quốc doanh hóa để ổn định sản xuất, với chính sách ưu tiên phát triển cơng nghiệp nặng (Xí nghiệp Cơ khí Gia Lai được thành lập năm 1976 được coi là trụ cột của ngành công nghiệp với nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và một số mặt hàng xây dựng cơ bản, tiêu dùng. Tuy nhiên, như bao cơ sở sản xuất khác trong thời kỳ bao cấp tích lũy khơng đủ vốn để tái mở rộng sản xuất). Giai đoạn 1981-1985 nền kinh

tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng và Gia Lai cũng không ngoại lệ, lạm phát diễn ra ở mức trầm trọng. Chủ trương phát triển công nghiệp của tỉnh “đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, nhất là cơng nghiệp cơ khí, chế biến và tiểu thủ cơng nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu... phát triển thế mạnh về cây công nghiệp ngắn và dài ngày tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu và công nghiệp”. Những ảnh hưởng tích cực từ chủ trương “đổi mới” tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986, bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước.41

Chính sách cơng nghiệp Việt Nam có sự chuyển hướng từ công nghiệp nặng sang cơng nghiệp nhẹ và xuất khẩu, thì Gia Lai chủ yếu tập trung mở rộng cây công nghiệp chè, cao su, cà phê, tiêu… để gia tăng xuất khẩu thô và một phần phục vụ cho công nghiệp cho đến những năm 90. Tuy nhiên, đến khi thực hiện Nghị quyết TW7 (khóa VII) về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI tỉnh có một chính sách cơng nghiệp thực sự rõ ràng “phát triển công nghiệp theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; cơng nghiệp chế biến phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Đồng thời, vào giữa thập niên 1990, lệnh cấm vận Việt Nam được bãi bỏ đối với tất cả các nước trừ Hoa Kỳ và 1994 cấm vận thương mại với Hoa Kỳ cũng được bãi bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng xuất khẩu và thu hút dự án đầu tư nước ngồi chủ yếu vào ngành cơng nghiệp chế biến (Liên doanh chế biến tinh bột sắn với Thái Lan vốn đầu tư 2,3 triệu USD; Liên doanh giữa Cơng ty mía đường Gia Lai với tập đồn Bourbon của Cộng hịa Pháp vốn đầu tư 25,5 triệu USD). Điều này giúp công nghiệp phát triển mạnh mẽ và GTSXCN gia tăng nhanh chóng. Sau năm 2000, tỉnh tập trung vào các chính sách chú trọng hơn đến phát triển công nghiệp chế biến và phát triển công nghiệp thủy năng.

41

Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (2003), “Chương X – Đất nước trên con đường đổi mới (1986-2000)”, Đại Cương Lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Giáo Dục, tr.1129-1134, truy cập ngày 15/6/2012 tại

Vào những năm 1990 và trong suốt những năm đầu tiên sau năm 2000, ngành CNCBCT hay khu vực sản xuất hàng hóa thuộc sở hữu nhà nước ở tỉnh có chi phí cao, kém sức cạnh tranh quốc tế và khu vực dân doanh thích ứng với kinh tế thị trường tốt hơn và khu vực FDI có chi phí thấp và có sức cạnh tranh quốc tế cao. Trong hình 3.1, khu vực dân doanh tăng trưởng rất nhanh luôn cao hơn khu vực nhà nước đến năm 2009 thì có sự “đổi ngôi” giữa hai khu vực này (khu vực quốc doanh tính thêm GTSX thủy điện TW trên địa bàn). Khu vực FDI ban đầu tăng lên rất nhanh (chủ yếu đóng góp từ cơng nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống chiếm bình quân trên 90%/năm42

) nhưng sau năm 2001 có xu hướng chững lại và giảm dần, đến năm 2000 tỉnh vẫn chỉ thu hút được 2 dự án FDI và các năm tiếp theo thu hút FDI rất kém (các năm sau đó chủ yếu là nguồn vốn ODA, NGO đầu tư cho các dự án nước sạch, trồng rừng…), GTSX tăng lên một vài năm chủ yếu do nâng công suất nhà máy hoặc phụ thuộc giá sản phẩm theo thị trường.

Hình 3.1 – Giá trị sản lƣợng cơng nghiệp theo hình thức sở hữu

Nguồn: NGTK Gia Lai (1997, 2002, 2006, 2010)

Cơ cấu cơng nghiệp có sự thay đổi đáng kể từ hai chính sách lớn. Thứ nhất là Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhưng thực sự đến tháng 1-2007 mới chính thức trở thành thành viên WTO. Thứ hai Quốc hội thông qua luật DN năm 1999 và 2005 chính thức thừa nhận sở hữu tư nhân ngày càng tăng trong nền kinh tế.

Diện mạo nền cơng nghiệp của tỉnh đã có sự thay đổi tích cực và mạnh mẽ. Tuy nhiên, đặc thù là một tỉnh nghèo, khó khăn vùng Tây Nguyên trong bối cảnh địa phương có tiềm ẩn

42

về bất ổn chính trị, tỉnh phải xây dựng những chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp và thực thi hiệu quả để phát huy tối đa tiềm năng địa phương.

3.2 Cơ cấu và kết quả hoạt động cơng nghiệp của địa phƣơng

“Chính sách công nghiệp của Việt Nam hiện nay là một tổ hợp chính sách trong nhiều trường hợp khơng nhất qn”.43

Tuy nhiên, nhiều chính sách cơng nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn nhằm ưu tiên cho một số thành phần sở hữu nhất định thay vì vào một ngành hay tổng thể các DN. Đáng chú ý vẫn cịn nhiều chính sách ưu ái đặc biệt cho các DN nhà nước. Mức độ ưu đãi của Chính phủ dành cho khu vực nhà nước nhiều hơn so với khu vực khác đã được giảm xuống thông qua các luật DN 1999 và 2005, cũng như trở thành thành viên WTO nhưng khơng hề có nghĩa là đã được xóa bỏ.

Tiếp đến tác giả sẽ đi vào phân tích kết quả hoạt động cơng nghiệp địa phương, trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị về khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp 2020 của Gia Lai.

Hình 3.2 – Giá trị sản xuất công nghiệp theo sở hữu (1995-2010, giá cố định 1994)

Nguồn: NGTK Gia Lai (1997, 2002, 2006, 2010)

Dựa trên kết quả hoạt động công nghiệp Gia Lai, GTSXCN tăng khá nhanh (Hình 3.2). Từ năm 1995 đến 2010, GTSXCN tăng trưởng với tỷ lệ bình quân hàng năm 21,58%, tăng 18,74 lần trong thời gian 15 năm qua. Xét theo giai đoạn 5 năm một thì các giai đoạn sau có GTSXCN tăng càng cao hơn giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng GTSXCN bình quân hàng năm 1996-2000 là 17,58%/năm; 2001-2005 là 21,27%/năm; 2006-2010 là 26,02%/năm.

43

Giai đoạn 1996-2010, GTGT cơng nghiệp tăng trưởng rất nhanh, bình qn là 22%/năm (nếu tính cả xây dựng là 17,32%/năm), tăng 19,78 lần trong thời gian 15 năm qua cao hơn rất nhiều so với chỉ số trung bình của cả nước trong cùng giai đoạn (tăng bình quân 10%/năm, tăng gấp 3,8 lần); Xét theo giai đoạn 5 năm một thì các giai đoạn sau có GTGT cao hơn giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng GTGT bình quân giai đoạn 1996-2000 là 21,95%/năm; 2001-2005 là 17,21%/năm; 2006-2010 là 27,09%/năm.

Hình 3.3 – Tỷ trọng đóng góp vào tăng trƣởng GTSX cơng nghiệp theo sở hữu

Nguồn: NGTK Gia Lai (1997, 2002, 2006, 2010)

Tỷ trọng đóng góp ngành cơng nghiệp vào GDP tồn tỉnh năm 1995 là 7,72% và năm 2010 đạt 27,12%. Sản lượng công nghiệp (GTSXCN theo giá cố định năm 1994) tăng trưởng khá cao được duy trì chủ yếu nhờ vào khu vực dân doanh ln chiếm tỷ trọng bình qn trên 53% qua các năm, kế đến là khu vực nhà nước với tỷ trọng khoảng 37% qua các năm, khu vực FDI với tỷ trọng 10%/năm và có xu hướng giảm dần qua các năm gần đây.

Năm 2009, tỷ trọng GTSXCN giữa nhà nước và dân doanh có sự hốn đổi (năm 2009 tính GTSXCN của các thủy điện TW trên địa bàn Yaly, Sêsan 3, Sêsan 4A…). Điều này có khác biệt đơi chút so với tỷ trọng sản lượng công nghiệp cả nước tăng cao chủ yếu nhờ DN khu vực FDI, và các nhà đầu tư dân doanh trong nước.44 Tuy nhiên, có điểm chung giữa sản lượng công nghiệp Gia Lai và cả nước đều duy trì tăng trưởng chủ yếu dựa vào khu vực dân doanh. Điều này cho thấy sự hoạt động kém hiệu quả của các DN nhà nước (khi

44

đó các khoản cho vay ưu tiên dành cho khu vực này trở thành khoản nợ khó địi và mang tính trợ cấp nhiều hơn), và các nguồn vốn vay đang chuyển dần sang đối tượng khu vực ngồi quốc doanh có hiệu quả sử dụng đồng vốn và khả năng sinh lời cao hơn.

Một dấu hiệu cho thấy sự ổn định là trong vòng 15 năm trở lại đây là tỷ lệ giữa GTGT công nghiệp so với tổng GTSXCN gia tăng không đáng kể, từ mức 37,6% năm 1995 lên 39,7% năm 2010.

Bảng 3.1 – Tỷ lệ Giá trị gia tăng phân theo ngành công nghiệp (theo giá cố định 1994)

Năm 1995 2000 2005 2008 2009 2010 2011

Tổng 37.6 37.0 38.1 37.8 38.4 39.7 39.2

Khai thác 50.7 42.6 43.1 44.7 45.0 42.7 42.5

Chế biến, chế tạo 36.7 33.9 35.0 33.3 37.5 32.6 33.0

SXPP điện, gas, nƣớc 43.1 115.4 98.6 58.1 38.7 49.7 46.4

Nguồn: NGTK Gia Lai (1997, 2002, 2006, 2010) và Sở Công thương Gia Lai (2012)

Một nhận xét khác là tỷ trọng tăng trưởng sản lượng cơng nghiệp cao này được duy trì chủ yếu nhờ những DN cơng nghiệp thuộc khu vực dân doanh chiếm tỷ trọng trên 50%. Trong khi tỷ lệ tăng trưởng khối quốc doanh có xu hướng giảm dần, và bắt đầu tăng trở lại từ năm 2009 (do tính thêm GTSXCN thủy điện TW trên địa bàn tỉnh do nhà nước đầu tư). Điều này cho thấy trong tương lai, khi cơng nghiệp thủy năng phát triển tới hạn thì kể từ lúc đó GTSXCN chung sẽ do ngành CNCBCT đóng vai trị chủ đạo và tỷ trọng đóng góp chung cho GTSXCN của khu vực dân doanh sẽ tăng lên dần.

3.3 Sự tập trung theo vùng của công nghiệp địa phƣơng

Xét theo GTSXCN thì việc phát triển cơng nghiệp chủ yếu tập trung tại ba khu vực chính: thành phố Pleiku, thị xã An Khê, huyện Chư Pah (tổng GTSXCN ba vùng này chiếm đến 75% GTSXCN toàn tỉnh, đứng đầu là Pleiku, tiếp đến là Chư Pah).

Bảng 3.2 – Tổng sản lƣợng công nghiệp theo vùng

Giá trị sản lƣợng (Tỷ đồng, giá năm 1994) Chỉ số sản lƣợng

Năm 1995 2000 2005 2008 2009 2010 2000 /1995 2005 /2000 2010 /2005 2010 /1995 Pleiku 144 310 731 1,333 1,427 1,649 2.15 2.36 2.26 11.45

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh gia lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững (Trang 48)