.13 – Năng suất lao động theo lĩnh vực ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh gia lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững (Trang 34)

Qua phân tích trên, NSLĐ ngành cơng nghiệp tốc độ tăng rất cao cả về giá trị tuyệt đối và tương đối (chủ yếu đóng góp ngành cơng nghiệp SXPPĐGN). Điều này cho thấy, NSLĐ ngành CNCBCT vẫn còn thấp và chưa khai thác được tiềm năng to lớn gắn với vùng nguyên liệu dồi dào. NSLĐ ngành nông nghiệp ở mức rất thấp, chứng tỏ tiến trình cơ khí hóa nền sản xuất nơng nghiệp diễn ra chậm chạp, và dựa vào chủ yếu lao động chân tay. Trong giai đoạn 2000-2010, cơ cấu lực lượng lao động khơng có sự thay đổi đáng kể giữa các lĩnh vực. Số người lao động trong các lĩnh vực đều tăng. Tỷ trọng lao động ngành NLTS tăng nhẹ qua các năm và chiếm gần 80% toàn ngành (năm 2010). Ngược lại, tỷ trọng lao động ngành CNXD (chiếm 6%, năm 2010) và ngành TMDV giảm nhẹ. Năm 2010, tỷ lệ lao động ngành công nghiệp rất thấp chiếm 3,9%. Trong đó, lao động ngành CNCBCT chiếm 3,25%, cơng nghiệp SXPPĐGN chiếm 0,4% và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2000-2011. Điều này chứng tỏ sự dịch chuyển lao động giữa các ngành là rất ít, nhất là giữa khu vực có năng suất thấp sang khu vực có năng suất cao hơn. Do đó, sự tăng giảm năng suất lao động do sự cải thiện năng suất trong từng ngành. Mặt khác, Gia Lai là một tỉnh nơng nghiệp, có thế mạnh về phát triển các cây công nghiệp dài ngày nên lực lượng lao động tập trung vào khu vực này tương đối cao, và tỉnh vẫn đang trong q trình cơ khí hóa nơng nghiệp (xem thêm Phụ lục 6).

Hình 2.14 – Cơ cấu vốn đầu tƣ thực hiện theo lĩnh vực trong tổng ngành công nghiệp

Khu vực FDI trong giai đoạn 2006-2010, GDP có tốc độ gia tăng năm sau thấp hơn năm trước từ 2006-2008, năm 2009 và 2010 mức ICOR khu vực này rất cao, một phần do các dự án mới đầu tư chưa đi vào hoạt động, một phần các doanh nghiệp FDI tận dụng lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân công rẻ mạt, tay nghề thấp… Vì vậy, càng về sau thì hiệu quả đồng vốn đầu tư tạo ra giá trị gia tăng càng thấp. Do vậy, giá trị gia tăng khu vực FDI năm sau thấp hơn năm trước, làm cho tốc độ tăng trưởng GDP, hệ số ICOR khu vực FDI âm.

Trong giai đoạn 2001-2010, vốn đầu tư cho ngành CNXD luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành (khoảng 60% cả tỉnh). Trong đó, ngành cơng nghiệp chiếm xấp xỉ một nửa tổng vốn đầu tư nền kinh tế. Gia Lai tập trung vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp. Vốn đầu tư chủ yếu phân bổ ngành cơng nghiệp SXPPĐGN (bình qn 82%/năm). Đứng thứ hai là tỷ trọng vốn đầu tư dành cho CNCBCT bình quân 18%/năm (xem thêm Phụ lục 7).

Để đánh giá hiệu quả của đồng vốn đầu tư để tạo ra một đơn vị giá trị giá tăng (GDP) tương ứng các thành phần kinh tế được phản ánh thông qua hệ số ICOR. Tác giả chọn phương pháp tính hệ số ICOR là kết quả thu được giữa tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP (theo giá thực tế) so với tốc độ tăng trưởng GDP trong khoảng thời gian nhất định (theo giá so sánh).

Qua Hình 2.15 cho thấy đầu tư công kém hiệu quả thể hiện qua hệ số ICOR của khu vực nhà nước gấp 1,8 lần so với mức ICOR của nền kinh tế và cao gấp 4,2 lần so với khu vực dân doanh trong giai đoạn 2006-2010. Hệ số ICOR khu vực FDI bị âm.

Hình 2.15 – Hệ số ICOR theo các thành phần, lĩnh vực kinh tế (2006-2010)

Xét theo ngành kinh tế, mức ICOR khu vực CNXD cao hơn hẳn gấp đôi khu vực NLTS và gấp 1,5 lần khu vực TMDV. Điều này cho thấy việc sử dụng đồng vốn kém hiệu quả của ngành công nghiệp SXPPĐGN (4,1) và ngành xây dựng (4,2). Xét mức độ ICOR từng năm, một số ngành có sự tăng đột biến về mức ICOR trong một số năm, có thể là do vốn đầu tư có một độ trễ nhất định trước khi có thể tạo ra GTGT GDP (nghĩa là không nhất

thiết vốn đầu tư thực hiện thì sẽ tạo ra GDP tương ứng trong cùng thời điểm). (xem thêm Phụ lục 8)

2.3.4 Hoạt động của khu vực dân doanh địa phƣơng

Đến năm 2009 tồn tỉnh có 1796 doanh nghiệp (DN) chiếm 26% tổng số DN của cả khu vực Tây Nguyên.28

Hình 2.16 – Cơ cấu doanh nghiệp của Gia Lai phân theo số lao động (%)

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (2009)

Xét về mặt quy mơ DN tính theo số lượng lao động, DN cực nhỏ (dưới 5 lao động) đã giảm từ mức 25% xuống còn 12% vào năm 2006, nhưng sau đó lại tăng dần lên và đạt 24% vào năm 2009. Đồng thời DN có số lao động 5-9 (DN siêu nhỏ) tăng lên gấp 2,7 lần chiếm 38% vào năm 2009. Tuy nhiên DN có số lao động 10-49 (DN nhỏ) lại giảm 35% năm 2000 xuống còn 28% năm 2009. Tỷ lệ của ba nhóm DN cực nhỏ, siêu nhỏ và nhỏ đang tăng dần lên từ dưới 75% năm 2000 tăng lên 90% năm 2009. Cho thấy dấu hiệu DN cực nhỏ và siêu nhỏ đang lớn dần trong khi DN nhỏ lại giảm.

28

Tuy nhiên xem qua sự gia tăng về số lượng DN (Bảng 2.3) cho thấy loại hình DN vừa nhỏ có số lao động từ 50-299 vẫn tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng ít hơn nhiều so với nhóm DN cực nhỏ, siêu nhỏ, nhỏ. Nhóm DN lớn (>300 lao động) dao động không đáng kể qua các năm. Cịn nhóm DN rất lớn (>1000 lao động) có dấu hiệu giảm xuống từ 11 DN năm 2000 còn 7 DN năm 2009. Năm 2007 xuất hiện 1 DN siêu lớn vào nhưng sau đó biến mất. Như vậy, xét theo quy mơ thì tỉnh đang phát triển theo hướng gia tăng các loại hình DN vừa nhỏ đặc biệt là siêu nhỏ, cực nhỏ. Đây là một dấu hiệu không tốt cho nền kinh tế địa phương vì thực tế phát triển kinh tế đã chứng minh khơng có DN lớn sẽ khơng có nền kinh tế lớn và ngược lại.

Bảng 2.3 – Cơ cấu doanh nghiệp Gia Lai phân theo quy mô lao động

(đơn vị: người lao động)

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng 392 431 495 560 673 805 839 799 1725 1796 Nhỏ hơn 5 99 98 98 95 116 143 101 139 358 434 Từ 5-9 55 84 108 132 167 234 287 193 813 674 Từ 10-49 137 138 157 198 239 294 314 325 384 503 Từ 50-199 57 71 88 78 105 94 94 96 121 132 Từ 200-299 9 11 14 22 11 15 15 13 17 22 Từ 300-499 12 12 14 17 14 10 12 17 14 10 Từ 500-999 13 11 9 12 10 7 8 9 10 14 Từ 1000-4999 10 6 7 6 11 8 8 6 8 7 Trên 5000 1

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (2009)

Một cách khác để đánh giá quy mô của DN là xem xét theo quy mô vốn của chúng. Đến năm 2009, đa số (64%) các DN vùng thuộc loại vừa và nhỏ (SMEs), có vốn dưới 10 tỷ theo phân loại Việt Nam, giảm từ tỷ lệ 73% của năm 2000.

Một dấu hiệu rất tích cực số DN cực nhỏ (quy mô vốn dưới 0,5 tỷ) đã giảm rất cực nhanh cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối, năm 2000 là 90 (chiếm 23%) đến năm 2009 còn 58 (chiếm 3%). Còn số DN siêu nhỏ (quy mơ vốn 0,5-1 tỷ) có tỷ lệ giảm khá nhanh 17% năm 2000 xuống còn 6% năm 2009. Tuy nhiên, về số lượng thì lại tăng từ 65 năm 2000 lên 111 năm 2009. Ngược lại, cũng trong giai đoạn này, số lượng DN nhỏ (quy mô vốn từ 1-5 tỷ) tăng nhanh cả về tuyệt đối (từ 129 lên 989, tăng gấp 7,6 lần) lẫn tương đối (từ 33% lên 55%) và trở thành nhóm DN có tỷ trọng lớn nhất địa phương. Như vậy, nhóm DN cực nhỏ đã lớn dần thành các DN nhỏ. Một dấu hiệu tích cực khác là nhóm DN vừa (quy mơ vốn 5-

10 tỷ) và nhóm DN lớn (quy mơ vốn trên 10 tỷ đồng) đều tăng cả về tỷ trọng tương đối và số lượng tuyệt đối. Đặc biệt, các DN lớn xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô vốn trên 200 tỷ và cực lớn với quy mô vốn trên 500 tỷ.

Hình 2.17 – Cơ cấu doanh nghiệp của Gia Lai phân theo quy mô vốn (%)

Nguồn: Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (2009)

Số lượng DN hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế đều tăng. Trong giai đoạn 2000-2010, các lĩnh vực có số lượng DN tăng cao nhất năm 2010 so với 2000 (xem thêm Phụ lục 9): Xây dựng 5,9 lần; Công nghiệp 5,8 lần, trong đó cơng nghiệp khai thác gấp 14,4 lần, Công nghiệp SXPPĐGN gấp 11,1 lần và CNCBCT tạo gấp 4,6 lần; TMDV 5,5 lần. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng cơ cấu DN theo thành phần kinh tế thì DN ngành TMDV có tỷ trọng cao nhất và tăng dần chiếm 57,7% năm 2000 đến 2010 chiếm 63,9%; chiếm tỷ trọng thấp nhất và giảm nhanh qua các năm là DN ngành NLTS năm 2000 chiếm 14,3% đến năm 2010 chiếm 3,1%. Trong giai đoạn này, riêng lĩnh vực công nghiệp tỷ trọng tăng chậm 1,2 lần, trong đó tỷ trọng tăng nhanh nhất là cơng nghiệp khai thác 2,9 lần, công nghiệp SXPPĐGN tăng 2,2 lần; CNCBCT gần như ổn định. Nhìn chung, nhóm ngành cơng nghiệp có số lượng DN gia tăng cao nhất trong các nhóm ngành với 5,8 lần, trong đó cơng nghiệp khai thác và công nghiệp SXPPĐGN là tăng cao nhất gấp hơn 10 lần, và tỷ trọng tương đối tăng cao nhất trong các ngành. Điều này cho thấy ngành cơng nghiệp có số lượng DN cả về giá trị tuyệt đối và tương đối đang tăng mạnh nhất. Đây là tín hiệu tích cực cho tiến trình cơng nghiệp hóa của tỉnh.

2.3.5 Khu, cụm cơng nghiệp29

Hiện nay, tỉnh có 2 Khu cơng nghiệp (KCN), 1 khu kinh tế và đang quy hoạch một số cụm công nghiệp. Cụ thể:

KCN Trà Đa được UBND tỉnh phê duyệt (năm 2003),với tổng diện tích 109,3 ha và điều chỉnh lên 213,3 ha (năm 2011). Hiện tại KCN đã được đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng, với tổng kinh phí 109 tỷ đồng, suất đầu tư bình quân 963,78 triệu đồng/ha. Đến 2011, KCN này thu hút 39 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 830 tỷ đồng và lấp đầy 100% diện tích được quy hoạch của giai đoạn 1. GTSXCN năm 2007 đạt 150 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,1% GTSXCN toàn tỉnh; năm 2011 ước đạt 300 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu hàng hóa nơng sản chế biến và đồ gỗ tinh chế xuất khẩu: năm 2007 kim ngạch xuất khẩu đạt 3 triệu USD; năm 2011 ước thực hiện 100 triệu USD, tăng hơn 33 lần so với năm 2007. Tổng số lao động của các DN trong KCN là 1.734 người. KCN Tây Pleiku được UBND tỉnh phê duyệt năm 2008 với diện tích 399,24 ha. KCN đang lập danh mục dự án kêu gọi thu hút đầu tư và thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng.

Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh có quy mô 210,10 ha được UBND tỉnh phê duyệt năm 2009 và triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng.

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 44 dự án với tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 39%. Hiện tại có 31 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư trên 340 tỷ đồng, các dự án khác đang xây dựng nhà xưởng và mua sắm máy móc thiết bị.

2.3.6 Kết cấu hạ tầng và văn hóa – xã hội – mơi trƣờng30

Hệ thống giao thông: Hệ thống quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh hiện có 4 tuyến quốc lộ (QL)

với tổng chiều dài 517,5 km, bao gồm QL.14, QL.14C, QL.19 và QL.25. Các tuyến đường tỉnh có 11 tuyến đường với tổng chiều dài 537 km. Các tuyến đường huyện có tổng chiều dài 1.260,7 km, hầu hết là đường cấp phối và đường đất. Các tuyến đường xã có tổng chiều

29

Sở Công thương Gia Lai (2011), Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU ngày 13/01/2007của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XIII) về phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp giai đoạn 2007 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

30

UBND Gia Lai (2012), Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Gia Lai đến năm

dài 5.753,5 km, hầu hết là đường đất. Tỉnh có sân bay Pleiku cách thành phố Pleiku 3 km về phía Bắc, diện tích 247,5 ha. Các tuyến bay đang khai thác Tp. Hồ Chí Minh-Pleiku-Đà Nẵng, Hà Nội-Pleiku.

Mạng lưới điện: Tỉnh đã đưa điện lưới quốc gia đến 222/222 xã, phường, thị trấn (đạt

100%). Đến cuối năm 2009 tổng số hộ sử dụng điện là 254.000 hộ chiếm trên 95%, trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số là 79.500 hộ, chiếm 93,5% năm 2010.

Thủy lợi: đến năm 2010 tồn tỉnh có 299 cơng trình, gồm 96 hồ chứa, 168 đập dâng và 35

trạm bơm, tổng năng lực tưới 40.112 ha. Trong đó, lúa là 26.075 ha, cây cơng nghiệp là 14.037 ha. Các cơng trình hầu hết có quy mơ vừa, nhỏ. Hệ thống kênh mương nội đồng chưa hồn chỉnh, trình độ quản lý cơng trình do cấp xã quản lý cịn nhiều bất cập.

Văn hóa-xã hội-mơi trƣờng:31 Đến năm 2010, 1005 xã có đường ơ tơ đến trung tâm xã, 100% xã có trạm y tế, 100% xã có lưới điện quốc gia. 100% xã có nhà văn hóa, 80% dân số nơng thơn dùng nước sạch, tỷ lệ hộ dân xem truyền hình đạt 91,5%, tăng 11,5% so với năm 2005, tỷ lệ số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam đạt 97,5% tăng 7,5%; tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên đạt 25% tăng 65% so với năm 2005. Tỷ lệ chất thải rắn thu gom đạt 82%; 57% số hộ có cơng trình vệ sinh hợp vệ sinh. Tỷ lệ hộ dân sử dụng internet trên 100 dân là 2,23%. Tỷ lệ che phủ của rừng đạt 45,9%.

Y tế: Cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy

dinh dưỡng năm 2005 là 33,4%, năm 2010 giảm còn 24,32%, tỷ suất tử vong bà mẹ thai sản/100.000 (%000) trẻ đẻ sống năm 2005 là 0,46 năm 2010 giảm 0.232; đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả khá cao, cụ thể: số lao động được giải quyết việc làm trong 5 năm 2006-2010 đạt 105.000 người; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị từ 4% năm 2005 giảm xuống còn 3,5% năm 2010; trong năm 2006-2010 có 3.160 lao động đi xuất khẩu lao động tăng gấp 9,3 lần giai đoạn 2001-2005. Cơng tác xóa đói giảm nghèo đạt được những kết quả tích cực, năm 2005, tồn tỉnh có 66.108 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 29,82% đến năm 2010 giảm còn 31.370 hộ nghèo, chiếm 10,82% (theo tiêu chí 2005), bình qn mỗi năm giảm 3,8%. Năm 2010 có 85% gia đình được cơng nhận gia đình văn hóa, 75% số làng, bản, khu dân cư đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa, văn minh.

31

Ủy ban nhân dân Gia Lai (2011), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực Gia Lai giai đoạn 2011-

2020, tr.11

32

2.4 Môi trƣờng kinh doanh

2.4.1 Môi trƣờng kinh doanh địa phƣơng thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI.

Kết quả xếp hạng PCI năm 2011 cho thấy các tỉnh khu vực Tây Ngun khơng có tỉnh nào nằm trong nhóm tốt hay rất tốt. 5 tỉnh Tây Nguyên nằm trong nhóm 20 tỉnh có thứ hạng PCI thấp nhất của cả nước. Đứng đầu là Kon Tum (44/63) và Lâm Đồng xếp cuối (61/63) tỉnh, thành cả nước (xem thêm Phụ lục 10).

Bảng 2.4 – Tổng hợp kết quả chỉ số PCI 2006-2011 Gia Lai

Năm Điểm tổng hợp Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành

2006 54.27 27 Trung bình 2007 56.16 30 Khá 2008 51.82 38 Trung bình 2009 56.01 43 Khá 2010 53.65 50 Khá 2011 55.07 51 Khá Nguồn: www.pcivietnam.org

Trong đó, Gia Lai tụt hạng thê thảm, năm 2006 với điểm số 53,06 đứng thứ 27 đến năm 2011 đạt 55,7 điểm đứng thứ 51. Điểm tổng hợp có tăng nhưng vị trí xếp hạng thì giảm nhanh. Điều này cho thấy năng lực cạnh tranh Gia Lai so với các địa phương khác đang giảm khá mạnh và ngày càng thấp. Đây là dấu hiệu không mấy sáng sủa cho môi trường kinh doanh của tỉnh, đặc biệt là khối dân doanh.

Xét theo từng chỉ số thành phần của PCI năm 2011. Gia Lai đạt chỉ số khá thấp so với cả nước (xem thêm Phụ lục 11), ngồi các chỉ số: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa của tỉnh gia lai đến năm 2020 và giải pháp phát triển công nghiệp bền vững (Trang 34)