Hiệu quả hoạt động tín dụng ngày càng được nâng cao, các sản phẩm dịch vụ mới được giới thiệu và tiếp cận khách hàng, nguồn vốn không ngừng gia

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 3TPHCM (Trang 59 - 62)

vụ mới được giới thiệu và tiếp cận khách hàng, nguồn vốn không ngừng gia tăng…Ngân hàng luôn thực hiện tốt công tác thầm định, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng vốn…, về phía khách hàng thì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tuy có nhưng thời điểm cũng gặp những diễn biến bất lợi của

thị trường, nhưng Ngân hàng vẫn duy trì được kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng của mình.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với NHNN và các bộ ngành có liên quan

- Điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất và các công cụ khác để tiếp tục hỗ trợ các ngân hàng thương mại có khả năng đảm bảo thanh khoản ở mức cao; điều tiết lãi suất huy động và cho vay của NHTM theo hướng ổn định và hợp lý.

- NHNN cần phối hợp chặt chẽ với NHTM theo dõi diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới nhằm đánh giá, nhận định về khả năng có thể xảy ra đối với nền kinh tế và thị trường tiền tệ Việt Nam để dự báo và có phương án thực hiện các biện pháp để xử lý các tình huống rủi ro có thể xảy ra.

- Đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Trong đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng theo dõi, dự báo và chủ động các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra; chấp hành đúng các quy định về tỷ lệ an toàn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, chú trọng phân tích, đánh giá, dự báo sát những biến động về cung cầu ngoại tệ trên thị trường có thể gây áp lực lên tỷ giá, có biện pháp can thiệp kịp thời để ổn định cung cầu ngoại tệ và ổn định tỷ giá trên thị trường.

- Đối với việc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà Nước, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính chưa được khắc phục thì NHNN cần chủ động thực hiện các biện pháp theo hướng ưu tiên cho đảm bảo an toàn và thanh khoản ở mức cao, thứ đến là sinh lời bằng việc điều chuyển các khoản đầu tư tiền gửi tại các ngân hàng sang NHTƯ các nước phát triển.

- Các cơ quan lập pháp và NHNN có biện pháp ban hành luật và có chế tài hợp lý đối với tài sản thế chấp của khách hàng để tránh tình trạng tài sản cầm cố thế chấp cho ngân hàng bị đem đi tái cầm cố hay bán cho người dân hoặc tổ chức kinh tế khác nhằm tránh gây thiệt hại cho cả ngân hàng và người dân.

-Ngân hàng Nhà nước nên rà soát lại các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao.

-Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu và phân tán rủi ro.

-Có các chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản phát triển ổn định và vững chắc nhằm làm giảm rủi ro do các thị trường đó gây ra như tính thanh khoản, pháp lý,…

-Cơ chế, chính sách của Nhà nước nên được đổi mới theo hướng cho phép ngân hàng áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc xác định trước và trích lập dự phòng rủi ro. Quỹ dự phòng rủi ro hiện được trích theo phân loại nợ và bị động: đợi đến lúc quá hạn, trở thành nợ xấu mới trích, mà không hề tính toán theo mức độ rủi ro của khoản vay.

-Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng.

6.2.2. Đối với Ngân hàng

- Sản phẩm cho vay cá nhân của Ngân hàng phong phú, đa dạng và ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên nó cũng đặt ra những thách thức đối với ngân hàng bởi tính cạnh tranh quyết liệt, đồng nghĩa với những chính sách “thoáng” hơn cho khách hàng song hành yếu tố rủi ro luôn chực chờ ở vị trí không ai mong muốn. Do đó, Ngân hàng cần có những kế hoạch cụ thể, phản ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường, duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững

- Ngân hàng cần thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, nâng cao năng lực, phẩm chất và xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đầy đủ trình độ chuyên môn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để đạt được kết quả tốt hơn Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng, các hoạt động công đoàn nhằm xây dựng một tập thể đoàn kết và vững mạnh. Qua đó khuyến khích CB-CNV tích cực hơn trong công việc.

- Chủ động xây dựng hệ thống thông tin, các chỉ số giúp cảnh báo trước về các nguy cơ có rủi ro cao cần phòng tránh, như xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư, đa dạng hoá khách hàng, không tập trung cho vay một loại khách hàng, ngành hàng hay lĩnh vực nào đó mà cần mở rộng đối tượng cho vay nhằm giảm thiểu và phân tán rủi ro.

- Hợp tác và cạnh tranh hợp pháp giữa các ngân hàng. Có thể bằng hình thức cho vay đồng tài trợ nhằm tăng năng lực thẩm định, khả năng giám sát vốn vay và có thể chia nhỏ rủi ro khi có sự cố xảy ra.

- Nên tổ chức và củng cố lại bộ phận tín dụng theo hướng chuyên môn hoá các khâu trong quy trình tín dụng, không nên cho một cán bộ chuyên trách một khoản vay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc để giảm thiểu được rủi ro.

- Tổ chức đánh giá, xếp loại tín dụng khách hàng để chọn lựa khách hàng tốt loại bỏ khách hàng xấu. Từ đó chọn lựa giao dịch với các khách hàng có uy tín, hoạt động có hiệu quả nhằm ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro ngay từ ban đầu.

- Luôn lấy mục đích sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn làm cơ sở cho vay chứ không nên quá coi trọng vào tài sản đảm bảo vì làm như vậy sẽ tạo ra tâm lý ỷ lại trong việc thẩm định, đánh giá hiệu quả khoản vay của khách hàng, bên cạnh đó còn mất đi cơ hội đầu tư kinh doanh hiệu quả của khách hàng-những người thực sự cần sự giúp đỡ vốn từ phía Ngân hàng. Cần xác định rõ rằng giá trị tài sản đảm bảo xác định tại thời điểm kí kết hợp đồng chỉ là căn cứ để xác định hạn mức cho vay.

- Ngân hàng cần có biện pháp theo dõi, quản lý tài sản thế chấp của khách hàng nhằm tránh tình trạng tài sản thế chấp cho ngân hàng bị đem đi cầm cố hoặc bán cho người khác. Như vậy thì sẽ gây thiệt hại cho cả ngân hàng và người mua hay cầm cố tài sản.

- “ Không nên bỏ nhiều trứng vào cùng một giỏ” là một lời khuyên cần được ngân hàng chú ý trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 3TPHCM (Trang 59 - 62)