chế hoạt động kinh doanh hứa hẹn có nhiều điều kiện thuận lợi do có sự tham gia của nhiều thành phần sở hữu, đặc biệt là các đối tác chiến lược trong nước và nước ngoài, sẽ có cơ hội thuận lợi để thực hiện mục tiêu, giải pháp cải thiện văn hoá kinh doanh, đổi mới công tác quản trị ngân hàng, tiếp cận với công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong kinh doanh ngân hàng; năng lực vốn chủ sở hữu sau cổ phần hoá tăng cao là điều kiện thuận lợi để thực hiện tài trợ cho các dự án lớn, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp qui mô lớn.
- Nếu như ngân hàng Ngoại Thương có lợi thế cạnh tranh là nguồn vốn ngoại tệ dồi dào và dịch vụ thanh toán quốc tế; Ngân hàng đầu tư và phát triển có lợi thế trong việc thẩm định và cho vay các dự án đầu tư; Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn có lợi thế trong cho vay và phát triển lĩnh vực chuyên về nông nghiệp thì Vietinbank có hẳn một thị trường nội địa truyền thống. Trong những năm qua thị phần tiền gửi của Vietinbank chiếm 15-20% trong toàn ngành, là ngân hàng cho vay các NHTM khác trên thị trường liên ngân hàng. Ngoài ra Vietinbank còn được đánh giá là NHTM hàng đầu trong phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng là đối thủ cạnh tranh “nặng kí” đối với các NHTM bán lẻ hiện nay.
5.1.2 THÁCH THỨC
- Nguồn huy động vốn thiếu sự ổn định do cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng với cộng cụ cạnh tranh bằng lãi suất là chủ yếu. Việc tuân thủ các cam kết kỳ hạn từ phía khách hàng không chắc chắn do các tổ chức tín dụng nới dần các điều kiện huy động và cho vay. Doanh nghiệp khó khăn, tiền gửi vào ngân hàng giảm, đặc biệt các tập đoàn công ty lớn rút tiền gửi để hỗ trợ các công ty con
thuộc lĩnh vực ngân hàng, tài chính vừa mới thành lập đã gây không ít khó khăn trong công tác tín dụng của ngân hàng.
- Tăng trưởng tín dụng không ổn định do ảnh hưởng của lạm phát thời điểm đầu năm chuyển sang suy giảm kinh tế cuối năm. Cơ hội cho vay khách hàng từ chỗ dễ dàng chuyển sang trạng thái khó tăng trưởng được tín dụng, rủi ro của khách hàng cũng là rủi ro đối với ngân hàng.
- Thách thức lớn đối với việc quản lý cân đối vốn kinh doanh do tình hình thanh khoản biến động nhanh và khó lường.
- Bên cạnh rủi ro tín dụng là rủi ro chính của ngân hàng trong những thời kỳ trước đây, hiện tại và tương lai phát sinh những rủi ro lớn từ thị trường đó là rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá ngoại hối như những biến động không thể lường trước đã xảy ra trong năm 2008 cả đối với đồng nội tệ và ngoại tệ.
- Môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, thông tin khách hàng thiếu minh bạch. Thực tế công tác quản lý rủi ro còn bị động trong việc phân tích dự báo và điều hành đã tạo ra khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Chưa có công cụ kỹ thuật hỗ trợ phân tích, đo lường, lượng hoá cụ thể các loại rủi ro để có các biện pháp cụ thể hạn chế bớt rủi ro nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu lợi nhuận.
- Một số cơ chế đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với diễn biến phức tạp của thị trường như cơ chế điều hoà vốn một giá cũng đã hạn chế động lực cho ngân hàng chủ động điều hành, thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN NHÂN
Hoạt động tín dụng là hoạt động chính, nghiệp vụ chủ yếu mang lại thu nhập cho ngân hàng, do đó việc nâng cao hiệu quả, chất lượng, quản lý rủi ro tín dụng càng phải được thắt chặt hơn nữa trong tình hình kinh tế có nhiều biến động bất lợi và môi trường cạnh tranh gay gắt. Muốn thế các ngân hàng cần phải:
5.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng
- Yếu tố con người là quan trọng và luôn là yếu tố chủ đạo của hoạt động. Vì vậy đối với Ngân hàng cần phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp hơn, tinh thông về nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật và đạo đức nghề nghiệp. Sự năng động của cán bộ sẽ đem đến cho Ngân hàng nhiều khách hàng
làm ăn hiệu quả và như vậy kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng nâng cao.