Dư nợ/vốn huy động

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 3TPHCM (Trang 50 - 51)

- Do tác động bất lợi của nền kinh tế hay những những nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng.

4.3.2 Dư nợ/vốn huy động

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Thông thường, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, tốt nhất là gần bằng 1. Nếu chỉ tiêu này quá lớn thì có nghĩa là khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp; ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ thì tức là ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả nghĩa là ngân hàng đã cho vay được ít hơn vốn huy động vào, ngân hàng chịu lỗ phần lãi huy động dư do phải trả lãi tiền gửi cho phần vốn thừa không cho vay được. Do đó phần vốn thừa cần được điều chuyển đến nơi thiếu để cân bằng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Nhưng vốn huy động từ khách hàng cá nhân cao hơn nhu cầu vay của nhóm khách hàng này, trong khi nhu cầu vay vốn đối với khách hàng là doanh nghiệp thì cao hơn khả năng huy động vốn của nhóm khách hàng nay, nên nguồn vốn huy động thừa từ khách hàng cá nhân được chuyển thêm cho khách hàng của doanh nghiệp vay. Điều này lý giải tại sao tỷ số dư nợ/vốn huy động của bộ phận khách hàng cá nhân là thấp. Cụ thể năm 2006 là 0,56 nghĩa là 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 0,56 đồng; năm 2007 thì 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 0,57

đồng; năm 2008 thì 1 đồng vốn huy động có dư nợ là 0,53 đồng. Qua đó cũng thấy được khả năng huy động vốn của phòng khách hàng cá nhân là rất tốt đã góp phần bổ sung thêm nguồn vốn cho phòng khách hàng doanh nghiệp nói riêng và chi nhánh nói chung.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 3TPHCM (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)