Phân tích khách hàng (tính cách, uy tín, năng lực tài chính, điều kiện kinh tế xã hội và tính khả thi của phương án vay vốn), việc phân tích này rất quan

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 3TPHCM (Trang 57 - 59)

trọng đòi hỏi cán bộ tín dụng phải trình độ chuyên môn vững vàng, nhạy cảm khi phân tích và tiếp xúc với khách hàng.

- Phân tán việc cho vay, không nên dồn vốn vào một hoặc một số ít khách hàng. Bên cạnh đó cũng cần những biện pháp hỗ trợ như: thiết lập quỹ dự phòng rủi ro, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay, phân chia giới hạn rủi ro… giúp hạn chế được rủi ro đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

5.2.4 Tích cực thu hồi nợ tồn đọng, nợ quá hạn

- Ngân hàng cần có biện pháp đủ mạnh và hợp lý. Cần cương quyết xắp xếp lại đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ làm công tác tín dụng. Những cán bộ nào chưa đáp ứng được yêu cầu trình độ thì cho đi đào tạo lại. Còn cán bộ nào không đáp ứng yêu cầu công việc thì chuyển sang làm công việc khác.

- Cán bộ để nợ quá hạn, nợ tồn đọng phát sinh nhiều, thời gian kéo dài. Nếu do nguyên nhân khách quan thì lãnh đạo giao chỉ tiêu cụ thể chỉ cho hưởng lương kinh doanh theo kết quả công việc, theo số nợ tồn đọng thu được. Còn đối với cán bộ để xảy ra nợ tồn đọng, quá hạn nhưng do yếu tố chủ quan, tuỳ theo mức độ mà ngân hàng có biện pháp xử lý như thu hồi bằng vật chất hay chỉ giao công việc đi đòi nợ.

- Ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ từ phía các cơ quan, các cấp chính quyền thì kết quả thu nợ tồn đọng và nợ quá hạn sẽ tốt hơn.

5.2.5 Áp dụng biện pháp bảo hiểm tín dụng đối với các khoản cho vay

- Bảo hiểm tín dụng được hiểu là bảo hiểm các khoản cho vay theo đó người nhận bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường khi khoản vay không được hoàn trả bởi những rủi ro nhất định.

- Bảo hiểm giúp tăng cường tính bảo đảm và tính hoàn trả của tín dụng. Vì vậy Ngân hàmh chắc chắn sẽ yên tâm hơn khi cho vay.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Năm 2008 với những biến động lớn về kinh tế, chính trị xã hội diễn ra trên toàn thế giới. Bên cạnh những khó khăn nội tại bộc lộ từ cuối năm 2007 nền kinh tế Việt Nam lại gánh chịu thêm những ảnh hưởng bất lợi từ bên ngoài. Thị trường tài chính toàn cầu trong năm 2008 lâm vào khủng hoảng dây chuyền. Trong bối cảnh nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh diễn ra suốt năm 2008 nhưng Ngân Hàng Công Thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Công Thương chi nhánh 3 nói riêng luôn phát huy tích cực vai trò NHTM lớn của Nhà Nước, thực thi gương mẫu những giải pháp chính sách tiền tệ Quốc Gia góp phần đạt mục tiêu điều hành của chính phủ và NHNN về kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Với khả năng quản trị nhạy bén, kiểm soát phòng ngừa tốt rủi ro, năm 2008 NHCTVN đã cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ mục tiêu lớn đề ra từ đầu năm: Tổng tài sản tăng trưởng 18%, vốn tự có hơn 10800 tỷ đồng, các chỉ tiêu tài chính và tỷ lệ an toàn vốn đều ổn định và cao hơn năm 2007, mạng lưới tiếp tục được mở rộng. Riêng NHCT CN3-TPHCM hoạt động tín dụng đạt được những mục tiêu cụ thể, điều này thể hiện qua kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 3TPHCM (Trang 57 - 59)