2.2. Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản từ
2.2.3. Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
Theo quy định, việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng mỹ nghệ có khối lượng từ 3kg/lần trở lên và vàng miếng phải xin phép NHNN (NHNN chi nhánh tỉnh thành cấp phép từ 3kg-10kg/lần, Vụ quản lý ngoại hối cấp phép trên 10kg/lần). Trong khi đó việc xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức (không giới hạn), vàng mỹ nghệ (dưới 3kg/lần) thực hiện theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Thuế suất thuế nhập khẩu vàng từ 1999-2011
TT Loại vàng 12/98- 06/02 07/02- 08/03 08/03- 03/04 04/04- 09/06 10/06- 12/09 Từ 01/10 1 Thanh, que, lá, dãi 5% 3% 3% 1% 0,50% 0% 2 Hạt chưa gia công, loại khác 1% 1% 1% 0,50% 0,50% 0%
Ghi chú: Từ tháng 3/2004, các loại vàng khối, thỏi, đúc được đưa vào nhóm 2 chung với vàng hạt
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu được thực hiện khá chặt chẽ, theo đó NHNN sẽ căn cứ nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng và mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ để xem xét cho phép các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh vàng được xuất khẩu, nhập khẩu vàng miếng, vàng nguyên liệu dưới dạng khối, thỏi, lá, hạt, dây, bột khi có vốn pháp định tối thiểu 5 tỷ đồng Việt Nam và kinh doanh có lãi trong năm gần nhất. Đối với doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất vàng trang sức, vàng mỹ nghệ thì việc
xuất khẩu, nhập khẩu không phải xin phép từng chuyến mà thực hiện theo hạn ngạch được NHNN cấp theo kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Mặc dù về danh nghĩa các quy định cho phép nhập khẩu vàng có hiệu lực kể từ 01/01/2000 nhưng phải mất một năm sau, đến tháng 01/2001 sau hơn 5 năm tạm dừng cấp phép nhập khẩu vàng, NHNN mới cho phép nhập khẩu vàng trở lại. Việc cấp phép được thực hiện từng lần theo hạn ngạch cụ thể cho từng doanh nghiệp cụ thể và được bãi bỏ vào năm 2003 nhưng sau đó áp dụng trở lại vào năm 2009.
Với đường biên giới khá dài trong khi việc quản lý còn chưa được tốt, việc áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu cao đối với vàng ngun liệu đã vơ tình “khuyến khích” việc nhập lậu, nhà nước vừa không quản lý được vừa thất thu một số thuế đáng kể. Vì vậy, việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu xuống mức thấp thậm chí 0% như chính sách hiện nay là điều nên duy trì.
2.2.4 Quản lý hoạt động sản xuất, gia công vàng
Từ năm 1999, đã có quy định cụ thể phân biệt giữa vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu không theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng được cho hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công vàng trang sức, mỹ nghệ. Hoạt động kinh doanh vàng được xem là hoạt động kinh doanh có điều kiện với các yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ nhân sự và vốn pháp định trong đó vốn pháp định đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là 5 tỷ đồng (tại TP.HCM, Hà Nội), 1 tỷ đồng (ở các tỉnh thành khác), đối với hoạt động sản xuất vàng miếng là 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, Nghị định 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 đã bỏ quy định vốn pháp định 50 tỷ đối với hoạt động sản xuất vàng miếng. Bên cạnh đó, từ 1/10/2003, NHNN cũng đã cho phép các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng được phép nhận gia công vàng miếng cho các tổ chức, cá nhân khác.
2.2.5 Quản ký kinh doanh, giao dịch vàng vật chất
Việc giao dịch vàng bao gồm cả vàng trang sức mỹ nghệ và vàng miếng giữa các cá nhân tổ chức được thực hiện tự do trên thị trường nội địa thông qua các cửa hàng vàng của các hộ cá thể, các điểm giao dịch vàng của các công ty kinh doanh vàng trên khắp cả nước. NHNN khơng có quy định hạn chế số lượng các cửa hàng bán lẻ và các nhà kinh doanh vàng. Tại thời điểm cuối năm 2010, ước tính trên của nước có khoảng 12.000 hộ cá thể và doanh nghiệp kinh doanh vàng trong đó có 24 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [1]. Các đơn vị sản xuất vàng miếng có thương hiệu và sản lượng tiêu thụ lớn gồm có Tổng cơng ty vàng bạc đá q Sài Gịn (SJC), Tổng cơng ty vàng bạc Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (AAA), Công ty vàng Bảo tín Minh châu (BTNM), Cơng ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), Công ty vàng Ngân hàng Sài gịn Thương tín (SBJ), Trung tâm vàng Ngân hàng Á Châu (ACB), Công ty thương mại vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).
Tháng 5/2007, sàn giao dịch vàng vật chất đầu tiên của Việt Nam được Ngân hàng Á Châu chính thức đưa vào hoạt. Khởi thủy của sàn giao dịch vàng ở Việt Nam chỉ đơn thuần là sàn giao dịch vàng vật chất đúng nghĩa và ngân hàng tổ chức sàn chỉ hồn tồn đóng vai trị trung gian để nhận hoa hồng thông qua môi giới. Tuy nhiên, hoạt động sàn giao dịch kiểu này đã khơng hấp dẫn được người tham gia bởi vì họ vẫn có thể thực hiện mà khơng cần phải thơng qua sàn. Vì thế, các ngân hàng lập sàn giao dịch vàng ngồi vai trị mơi giới (broker) họ cịn đóng vai trị là người tạo lập thị trường (market maker) và nhà kinh doanh (dealer) để cân bằng chênh lệch cung cầu giữa các nhà đầu tư rồi ngay lập tức cân bằng trạng thái của mình thơng qua giao dịch trên tài khoản vàng ở nước ngoài. Bên cạnh đó, các sàn giao dịch vàng đã triển khai nghiệp vụ bán khống và cho phép khách hàng sử dụng địn bẩy tài chính để giao dịch.
Mặc dù các sàn giao dịch vàng nở rộ và triển khai các nghiệp vụ phức tạp, các chủ sàn đóng một lúc nhiều vai trị trong giao dịch gây rất nhiều rủi ro và kém minh
bạch nhưng đáng tiếc trong suốt giai đoạn này NHNN không hề ban hành bất kỳ quy định chi tiết nào liên quan đến hoạt động này và cũng chưa tổ chức việc quản lý, giám sát đúng yêu cầu. Vì vậy, hoạt động của các sàn vàng đã gây nên những hệ lụy tiêu cực cho các nhà đầu tư lẫn nền kinh tế, đặc biệt liên quan đến vàng và tỷ giá.
Tính đến cuối năm 2010 khi Chính Phủ chủ trương đóng cửa các sàn vàng, Việt Nam có hơn 20 sàn vàng bao gồm hai nhóm: sàn vàng do ngân hàng thương mại thành lập, sàn vàng do các cơng ty phi tài chính thành lập (gồm 3 loại: có hoặc khơng có ngân hàng tham gia góp vốn, giao dịch theo giá vàng trong nước hoặc giao dịch trực tiếp vàng ở nước ngoài).
2.2.6 Quản lý giao dịch vàng tài khoản ở nước ngoài
Để giúp các ngân hàng thương mại có cơng cụ phòng ngừa rủi ro trong việc huy động và cho vay bằng vàng, ngày 18/01/2006 NHNN đã ban hành quyết định 03/2006/QĐ-NHNN cho phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngồi. Theo đó, khơng chỉ các tổ chức tín dụng có kinh nghiệm trên 1 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàng và huy động, cho vay vàng; đồng thời có số dư huy động vàng từ 500kg trở lên được phép kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài mà các doanh nghiệp kinh doanh vàng có trên 1 năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu vàng và có vốn tự có tối thiểu 100 tỷ đồng cũng được phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài.
Trạng thái vàng tính theo giá vàng quy đổi trạng thái được giới hạn tối đa ở mức + 20% so với vốn tự có áp dụng cho các tổ chức tín dụng, + 100% so với vốn tự có áp dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Đến năm 2009, NHNN đã cấp giấy phép kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài cho 19 đơn vị. Do năng lực tài chính và kinh nghiệm kinh doanh vàng trên tài khoản của các đơn vị không đồng đều nên có đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả cao, có
đơn vị đạt hiệu quả thấp, giá vàng trong nước hình thành khơng thống nhất, mang tính tự phát.
2.2.7 Quản lý huy động, cho vay bằng vàng
Năm 1992, nhằm mục đích thu hút các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để cho vay trung dài hạn đối với các tổ chức kinh tế trong nước, NHNN cho phép Tổng công ty vàng bạc đá quý và các ngân hàng thương mại nhà nước được huy động vốn và cho vay có bảo đảm giá trị theo giá vàng. Theo đó, việc huy động thực hiện dưới hình thức phát hành kỳ phiếu có mục đích bằng VND được quy ra vàng 99,99 tại thời điểm gửi. Kỳ phiếu không in sẵn mệnh giá nên khi nhận tiền gửi, ngân hàng sẽ ghi rõ trên kỳ phiếu số tiền huy động và số lượng vàng tương đương tại thời điểm gửi. Giá quy đổi căn cứ theo giá bán ra của Công ty vàng bạc đá quý tại thời điểm và nơi nhận gửi, cho vay và hoàn trả.
Việc huy động VND được đảm bảo bằng vàng đã tạo điều kiện giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn trung dài hạn để phục vụ cho nhu cầu vốn trung dài hạn đang rất cao ở giai đoạn đó. Tuy nhiên, quy định này khá đơn giản khi chưa ràng buộc các ngân hàng duy trì trạng thái vàng để hạn chế rủi ro.
Ngày 03/10/2000, NHNN đã ban hành quyết định 432/2000/QĐ-NHNN1 thay thế cho quy định từ năm 1992 theo đó chỉ có các tổ chức tín dụng mới được huy động bằng vàng thơng qua hình thức phát hành chứng chỉ vàng hoặc nhận tiền gửi VND có đảm bảm bằng vàng với kỳ hạn huy động tối thiểu 30 ngày. Từ nguồn vốn huy động bằng vàng, các tổ chức tín dụng cho vay bằng vàng hoặc chuyển đổi sang VND để cho vay VND bảo đảm theo giá vàng. Tỷ lệ chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng thành nguồn vốn bằng tiền không quá 30% nguồn vốn huy động bằng vàng.
Từ những năm 1999-2001 khi thị trường nhà đất đóng băng, việc NHNN cho phép các ngân hàng duy trì trạng thái vàng âm đã giúp giải tỏa lượng lớn vàng huy
động nhưng không cho vay được của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, khi giá vàng liên tục tăng từ giai đoạn 2003-2005 thì hoạt động này đã bộc lộ nguy cơ rủi ro rất lớn. Đây cũng chính là lý do từ năm 2004 NHNN đã cho phép thử nghiệm việc mở tài khoản vàng ở nước ngồi để cân bằng trạng thái, chính thức áp dụng rộng rãi từ tháng 1/2006 và sau đó là sàn giao dịch vàng vào tháng 5/2007.
Tuy nhiên, đến năm 2010 trước diễn biến phức tạp của thị trường vàng, sau khi không cho phép các ngân hàng kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài và dừng hoạt động của các sàn vàng trong nước từ 30/3/2010, ngày 29/10/2010 NHNN ban hành thông tư 22/2010/TT-NHNN quy định mới về việc huy động vốn và cho vay bằng vàng theo đó vàng sử dụng trong huy động vốn và cho vay là vàng miếng theo tiêu chuẩn của các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã được NHNN cấp giấy phép sản xuất vàng miếng. Tổ chức tín dụng chỉ được huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá và chỉ cho vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức, không được cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng, không được chuyển đổi vốn huy động bằng vàng thành VND và các hình thức bằng tiền khác. Tuy nhiên, chưa đầy 6 tháng sau khi thông tư 22/2010/TT-NHNN có hiệu lực, tháng 4/2011 NHNN đã ban hành quy định giới hạn việc huy động vốn và cho vay bằng vàng theo đó khơng cho phép các ngân hàng thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các tổ chức tín dụng khác, khơng được gửi vàng tại tổ chức tín dụng khác, không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng. Đồng thời quy định cũng không cho phép các tổ chức tín dụng huy động vốn bằng vàng trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả và việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của tổ chức tín dụng phải chấm dứt vào ngày 01/5/2012.
Có thể nói, NHNN đã bị động trước diễn biến của thị trường nên phải liên tục thay đổi chính sách quản lý việc huy động và cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Đầu tháng 10/2011, NHNN đã phục hồi lại quy định cho phép các tổ chức tín
dụng đáp ứng đủ điều kiện được chuyển đổi lượng vàng tồn quỹ (bao gồm vàng huy động và vàng giữ hộ tồn quỹ) và mở tài khoản vàng ở nước ngoài để bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Tỷ lệ chuyển đổi vàng tồn quỹ thành VND tối đa 40% lượng vàng tồn quỹ và phải mua vàng vật chất tại thị trường trong nước để bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi thành tiền theo văn bản cho phép chuyển đổi của NHNN. Trong trường hợp ngân hàng thương mại gặp khó khăn trong việc mua vàng vật chất bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi thành tiền tại thị trường trong nước, NHNN sẽ xem xét cho phép nhập khẩu vàng để bù đắp lượng vàng tồn quỹ đã chuyển đổi.
2.2.8 Quản lý chất lượng
Theo quy định, các doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng đều phải đăng ký ký mã hiệu với NHNN và phải đóng ký mã hiệu doanh nghiệp, chất lượng trên sản phẩm. Riêng đối với sản xuất vàng miếng, doanh nghiệp còn phải đăng ký chất lượng sản phẩm với NHNN tuy nhiên việc giám sát, kiểm soát chưa được thực hiện chặt chẽ khi chưa có một cơ quan chun mơn chuyên trách trực tiếp quản lý, giám sát.
2.2.9 Phân tích diễn biến thị trường vàng
Việc nắm giữ vàng với chức năng cất trữ (bảo toàn giá trị) là tập quán lâu đời của người Việt Nam. Nhu cầu nắm giữ vàng càng tăng cao khi tình hình kinh tế khơng ổn định, nội tệ mất giá hoặc những khi có biến động đột biến giá. Người dân cũng có xu hướng chuyển sang trú ẩn ở vàng khi USD mất giá hoặc khó khăn trong việc nắm giữ USD do các hạn chế của luật pháp. Bên cạnh đó, trong thời gian dài hàng chục năm, vàng còn được dân chúng sử dụng phổ biến ở chức năng định giá và trung gian thanh toán đối với các tài sản có giá trị lớn đặc biệt là nhà đất. Tập quán văn hóa cũng khiến người Việt Nam sử dụng trang sức vàng rất phổ biến và nhu cầu này cũng biến động mang tính mùa vụ vào mùa cưới cuối năm và ngày lễ tình nhân, quốc tế phụ nữ. Ngoài ra một nhu cầu khác không thể không kể đến là
việc sử dụng vàng làm dự trữ ngoại hối của NHNN. Vì số liệu chính thức về vàng của Việt Nam là khơng đầy đủ, thiếu hệ thống và cập nhật kém đồng thời đề tài không tập trung đề cập đến vàng tiền tệ nên để thuận tiện trong việc thống kê và thống nhất dữ liệu, các số liệu về vàng nêu ở đây sẽ được chia làm hai loại theo mục đích là vàng đầu tư và vàng trang sức.
2.2.9.1 Giai đoạn từ 2000 đến 2005
Bảng 2.3. Cung cầu vàng ở Việt Nam từ 2000 đến 2005 T T Năm Tổng cầu* (tấn) Tốc độ tăng tổng cầu (%) Tổng cung (tấn) Tổng Trang sức Đầu tư Tổng Trang sức Đầu tư NK chính thức NK lậu 1 2000 60 24 36 13,2 9,1 16,1 n.a n.a 2 2001 73 32 41 21,7 33,3 13,9 11 62 3 2002 60 24 36 -17,8 -25 -12,2 16 44 4 2003 59 23 36 -1,7 -4,2 0,0 18 41 5 2004 65 26 39 10,2 13 8,3 18 47 6 2005 61 27 34 -6,2 3,8 -12,8 17 44