Mục tiêu của cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 85 - 89)

NAM

Xuất phát từ vị trí, vai trị của vàng trong nền kinh tế trên cơ sở phân tích ở chương 2 đồng thời tham khảo kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, chúng tôi đề xuất việc quản lý thị trường vàng ở Việt Nam cần hướng đến ba mục tiêu cơ bản được nêu ở bên dưới.

3.1.1. Tạo lập thị trường vàng hàng hóa hoạt động theo nguyên tắc của cơ chế thị trường và duy trì được sự liên thơng chặt chẽ giữa thị trường vàng hàng hóa trong nước với thị trường vàng hàng hóa thế giới

Như đã đề cập trong chương 1, mục tiêu của việc quản lý vàng tiền tệ và quản lý vàng hàng hóa là hồn tồn khác biệt nhau. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới có thị trường vàng phát triển hồn chỉnh và lâu đời (Anh, Thụy Sĩ, Úc, Hoa Kỳ) cho đến các nước có văn hóa và tập quán sử dụng vàng có nhiều nét tương

đồng với Việt Nam như Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan đều thực hiện việc quản lý vàng hàng hóa tương tự như quản lý các hàng hóa thơng thường khác. Tuy nhiên, vì tính chất và vai trị đặc biệt của vàng nên mỗi nước đều xây dựng cho mình một cơ chế quản lý chặt chẽ, nới lỏng hay tự do phụ thuộc trình độ phát triển của nước đó trong từng giai đoạn cũng như tác động của vàng đối với tình hình kinh tế vĩ mơ. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế hoặc văn hóa, tập quán sử dụng vàng tương tự với Việt Nam khơng có quốc gia nào sử dụng cơ chế quản lý chặt chẽ mang tính chất độc quyền trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt ở các quốc gia này hồn tồn khơng có việc ngân hàng trung ương trực tiếp nhập khẩu, xuất khẩu cũng như độc quyền sản xuất vàng miếng.

Thực tiễn cho thấy, các biện pháp hành chính có vai trị hết sức quan trọng ở thị trường chưa phát triển nhưng nó cũng chỉ phát huy hiệu quả trong thời gian ngắn. Nếu tiếp tục duy trì việc sử dụng các biện pháp hành chính, nhất là độc quyền trong dài hạn, thị trường sẽ trở nên méo mó và gây nên những hệ lụy tiêu cực.

Việt Nam là quốc gia có đường biên giới dài trong lúc việc tổ chức quản lý hàng hóa nhập lậu qua biên giới chưa thật sự hiệu quả thì việc sử dụng biện pháp hành chính cấm nhập khẩu sẽ ngay lập tức làm xuất hiện tình trạng nhập lậu khiến nhà nước thất thu thuế đồng thời cơ quan chức năng sẽ khó có thể tổ chức quản lý hiệu quả khi khơng có đầy đủ dữ liệu có liên quan. Mặt khác, như đã phân tích ở chương 2, việc sử dụng biện pháp độc quyền sản xuất vàng miếng và chỉ cho lưu hành duy nhất một thương hiệu vàng SJC theo tiêu chuẩn quốc gia vốn có nhiều khác biệt so với tiêu chuẩn thế giới sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện việc nhập lậu, nắm giữ, giao dịch phổ biến vàng theo tiêu chuẩn quốc tế của các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Lúc đó, việc độc quyền sản xuất vàng miếng và cho phép lưu hành duy nhất thương hiệu vàng SJC sẽ không thể đạt được mục tiêu chấm dứt nhập lậu vàng. Tình trạng chảy máu ngoại tệ sẽ vẫn tiếp diễn và cán cân thanh toán sẽ chịu tác động tiêu cực nếu việc nhập lậu vàng tiêu chuẩn quốc tế trở nên phổ biến, thông dụng.

Quy mô của thị trường vàng trên thế giới rất lớn và thị trường vàng Việt Nam là không nhỏ, trong bối cảnh gần như toàn bộ nguồn cung vàng của Việt Nam có được từ nhập khẩu, dự trữ ngoại hối bằng vàng của NHNN hầu như khơng đáng kể thì mọi nỗ lực nhằm can thiệp giá vàng trên thị trường sẽ khơng thể nào thực hiện được. Vì vậy, dù đặt ra bất cứ rào cản nào thì sự biến động của giá vàng trong nước rồi cũng sẽ chịu sự chi phối của giá vàng thế giới. Trong quá khứ, với các rào cản hành chính, giá vàng Việt Nam đã có khơng ít trường hợp biến động không tương đồng với giá vàng quốc tế. Thế nhưng, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, thị trường đã phản ứng (xuất hiện ngay việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu vàng để tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá) và biến động không tương đồng lập tức chấm dứt.

Những phân tích này cho thấy cần thiết phải gỡ bỏ những rào cản ngăn cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới để thị trường vàng Việt Nam sẽ có được sự liên thơng với thị trường vàng thế giới. Kinh nghiệm cải cách của Trung Quốc và Ấn Độ được nêu trong chương 1 cũng cho thấy các quốc gia này đã thành công trong cải cách quản lý thị trường vàng khi tạo được sự liên thông giữa thị trường nội địa với thị trường thế giới.

3.1.2. Giảm thiểu sự tác động tiêu cực của những biến động thị trường vàng đến kinh tế vĩ mơ

Các phân tích ở chương 2 cho thấy trong suốt thời gian dài, sự biến động của giá vàng trên thế giới và biến động giá vàng trong nước đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trạng thái cán cân thanh toán, tạo nên vịng xốy vàng - tỷ giá -tín dụng từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đồng thời tạo ra nguy cơ mất an toàn cho hệ thống ngân hàng khi các ngân hàng thương mại đầu tư quá nhiều cho hoạt động kinh doanh vàng và chưa kiểm sốt tốt trạng thái vàng của mình. Đây có lẽ là lý do chính yếu khiến NHNN phải mạnh tay can thiệp thị trường vàng và sau thời gian dài chưa bình ổn được thị trường như mong đợi đã sử dụng đến biện pháp hànhchính.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng nguyên nhân mấu chốt để xảy ra tình trạng nêu trên khơng phải là vàng mà chính là cơ chế quản lý đã thiếu sót khi tạo ra lỗ hổng cho các nhà kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận mà thiếu đi ràng buộc về quản trị rủi ro.

Việt Nam sẽ không thể nào dùng biện pháp hành chính để loại bỏ vàng ra khỏi nền kinh tế và buộc phải sống chung với sự biến động của vàng. Vì vậy, mục tiêu của cơ chế quản lý thị trường vàng là phải giảm thiểu các tác động tiêu cực của những biến động trên thị trường vàng đến các biến số kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lạm phát, cung tiền và sự an tồn của hệ thống tài chính.

3.1.3. Giảm dần vai trò của vàng như là tiền tệ và tiến đến việc chấm dứt tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế

Trong quá khứ vàng đã đóng vai trò như tiền tệ, song hành cùng VND, được dân chúng sử dụng rộng rãi làm phương tiện định giá, phương tiện thanh toán và phương tiện bảo tồn giá trị dù về mặt pháp lý đây là hành vi bất hợp pháp. Nhà nước cũng đã có nhiều nỗ lực trong mục tiêu hạn chế tình trạng vàng hóa nhưng kết quả cho thấy các biện pháp này khơng có ảnh hưởng đáng kể đến tập quán của người dân Việt Nam.

Từ những năm cuối của thế kỷ 20, khi Việt Nam thành công trong việc kiểm soát lạm phát đồng thời kinh tế phát triển tốt, thu nhập và mức sống của người dân gia tăng đáng kể, vai trò là phương tiện định giá và phương tiện thanh toán của vàng đã tự động thu hẹp đáng kể. Vàng đã khơng cịn sử dụng để định giá, thanh toán trong các giao dịch xe máy, ôtô và các vật dụng, tài sản đắt tiền khác mà chỉ còn được sử dụng chủ yếu trong giao dịch nhà đất.

Đến những năm đầu thế kỷ 21, mặc dù thị trường bất động sản bùng nổ trở lại ở Việt Nam nhưng vàng đã khơng cịn là phương tiện định giá và phương tiện thanh tốn thơng dụng như cuối thế kỷ trước bởi lẽ sự bùng nổ bất động sản tập trung chủ yếu vào đất nơng nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng là đất mà các công ty kinh

doanh bất động sản trước đó đã thực hiện đầu tư tồn bộ bằng VND (chi phí đền bù, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, thuế, phí, lệ phí, .v.v. đều được thanh tốn 100% bằng tiền đồng) nên các công ty này đều niêm yết giá bán và giao dịch bằng VND. Trong giai đoạn này, việc dùng vàng làm phương tiện định giá chỉ sử dụng chủ yếu đối với nhà đất ở các khu dân cư ổn định lâu đời trong nội thành. Từ những năm 2007-2008, khi giá vàng tăng cao liên tục kèm theo những biến động đột biến thất thường, các giao dịch nhà đất hầu như đều được thực hiện thông qua VND, rất hiếm các giao dịch nhà đất sử dụng vàng.

Diễn biến trên cho thấy, hiện nay dân chúng sử dụng vàng chủ yếu dùng làm phương tiện bảo tồn giá trị dưới dạng vàng miếng, vàng trang sức. Ngoài ra, các nhà đầu tư và dân chúng cũng nắm giữ vàng cho mục đích đầu tư hoặc đầu cơ nhờ vào sự biến động giá vàng trên cơ sở tin tưởng xu thế tăng giá vững mạnh của vàng sẽ tiếp tục trong tương lai. Nhu cầu đầu tư và nhu cầu cất trữ vàng là nhu cầu chính đáng của người dân, các nhà đầu tư nên rõ ràng Việt Nam khó có thể thậm chí là khơng thể dùng biện pháp hành chính để triệt tiêu hoạt động này thay vào đó mục tiêu cần hướng đến là tạo lập được thị trường giao dịch vàng chính thức với đầy đủ các công cụ kinh doanh dựa trên cơ chế thị trường để các nhà đầu tư, dân chúng có thể dễ dàng giao dịch, cất trữ và tìm kiếm lợi nhuận. Song song đó, khi kinh tế phát triển ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát tốt, tỷ giá USD/VND ổn định thì nhu cầu nắm giữ vàng cho mục đích bảo tồn giá trị sẽ tự động giảm dần, thay vào đó sẽ tập trung chủ yếu cho mục tiêu giao dịch để tìm kiếm lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 85 - 89)