Vai trò, chức năng của Sở giao dịch vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 100)

3.3. Tổ chức quản lý Sở giao dịch vàng và quản lý kinh doanh vàng

3.3.2. Vai trò, chức năng của Sở giao dịch vàng

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động giao dịch, Sở giao dịch vàng sẽ được tổ chức theo mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước nhằm đạt được các mục đích cơ bản như sau:

 Bảo đảm hoạt động giao dịch vàng trên Sở giao dịch được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả;

 Đảm bảo giảm thiểu rủi ro trong giao dịch, thanh toán và cung cấp cơ sở hạ tầng tốt nhất, công nghệ mới nhất;

 Tổ chức giao dịch trực tuyến cho nhà đầu tư với sự bảo mật, an toàn cao nhất;

 Hợp lý hóa chi phí giao dịch ở mức tối ưu;

 Thực hiện công bố thông tin về giao dịch vàng, thông tin về các thành viên và thông tin giám sát hoạt động của thị trường vàng.

3.3.3. Một số quy định chi tiết về cơ chế giao dịch vàng tài khoản

Trên cơ sở tham khảo hoạt động giao dịch của các sàn giao dịch vàng ở Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước khác, đồng thời dựa trên thực trạng của thị trường vàng Việt Nam hiện nay, chúng tôi đề xuất một số gợi ý như sau:

Nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng thành viên và ký gửi vàng vật chất theo tiêu chuẩn giao dịch tại kho vàng của NHNN. Nhà đầu tư không được phép bán khống, khơng được sử dụng địn bẩy khi giao dịch, khơng được cùng đặt đồng thời lệnh bán và lệnh mua khi lệnh chưa được khớp. Số dư tiền trên tài khoản tiền và số dư vàng trên tài khoản phải đủ để thực hiện lệnh khi nhà đầu tư đặt lệnh.

3.3.3.2. Thành viên

Chỉ có ngân hàng thương mại và công ty sản xuất vàng miếng đạt đầy đủ các quy định của NHNN và Sở giao dịch vàng mới được nộp hồ sơ đăng ký trở thành thành viên của Sở giao dịch vàng. Thành viên là các công ty sản xuất vàng miếng chỉ được tự doanh. Thành viên là các ngân hàng thương mại có thể tự doanh hoặc mơi giới.

3.3.3.3. Hàng hóa giao dịch

Thời gian đầu, chỉ những thương hiệu vàng của các công ty sản xuất trong nước được Văn phịng cơng nhận chất lượng vàng cấp công nhận và được Sở giao dịch vàng cấp phép mới được phép giao dịch. Về lâu dài, cho phép lưu hành vàng tiêu chuẩn quốc tế của các nhà sản xuất uy tín trên thế giới giao dịch trên Sở giao dịch vàng.

3.3.3.4. Hệ thống giao dịch

Sở giao dịch vàng cần được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, cho phép giao dịch khớp lệnh hoàn toàn tự động và trực tuyến (online). Nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch thông qua các ngân hàng thương mại thành viên (trừ công ty sản xuất vàng miếng là thành viên của Sở được đặt lệnh trực tiếp), sau đó lệnh sẽ được ngân hàng thương mại thành viên chuyển tự động trực tuyến đến hệ thống nhận lệnh của Sở giao dịch.

Trong 1-2 năm đầu tiên triển khai sẽ chỉ cho phép thực hiện hai loại lệnh là lệnh giới hạn và lệnh thị trường theo phương thức khớp lệnh liên tục. Việc so khớp lệnh được thực hiện theo nguyên tắc ưu tiên 1 về giá và ưu tiên 2 về thời gian.

3.3.3.5. Thời gian giao dịch

Thời gian đầu, có thể chỉ triển khai giao dịch vào buổi sáng từ 9h00 đến 11h00, sau tăng lên buổi chiều từ 13h00 đến 15h00 hoặc kéo dài liên tục từ 9h00 đến 14h00 hàng ngày làm việc.

Khi thị trường hoạt động ổn định và chuẩn bị đủ điều kiện về hạ tầng cơng nghệ và cơ chế quản lý rủi ro, có thể triển khai giao dịch theo giờ giao dịch của thị trường London (giao dịch ban đêm) để gia tăng sự kết nối, liên thông với thị trường vàng thế giới.

3.3.3.6. Đơn vị giao dịch

Thời gian đầu khi chỉ giao dịch vàng miếng đạt chuẩn trong nước, đơn vị giao dịch là lượng (37,5gram) với khối lượng giao dịch tối thiểu là 1 lượng, khối lượng giao dịch tối đa là 100 lượng (tùy theo tình hình có thể nâng dần mức tối đa nhưng đảm bảo kiểm sốt được tình hình). Nói khác đi, cần phải thiết lập hạn mức giao dịch tối đa để đảm bảo sự vận hành an toàn, ổn định của sàn giao dịch và chỉ nới lỏng dần hạn mức giao dịch khi thị trường đã phát triển.

Theo tiến trình đề xuất ở mục 3.2, khi chuyển dần vàng miếng tiêu chuẩn Việt Nam từ đơn vị đo lường lượng sang ounce và kg theo thông lệ quốc tế thì bổ sung thêm các loại vàng có đơn vị giao dịch là kg.

3.3.3.7. Giá và đơn vị yết giá

Giá tham chiếu đầu phiên giao dịch là giá cùng thời điểm với giá vàng thế giới tại Singapore hoặc giá giao dịch công bố của London Gold Market Fixing Ltd tùy

theo thời điểm bắt đầu phiên giao dịch sau khi đã cộng thêm chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm vào Việt Nam.

Đơn vị yết giá là 1.000 VND và bước giá là 1.000 VND. Việc quy đổi giá vàng theo USD sang VND thực hiện theo tỷ giá trung bình mua bán của USD/VND niêm yết của Vietcombank.

3.3.3.8. Biên độ giá và ngưỡng tạm ngừng giao dịch

Đề xuất biên độ giá cơ bản hàng ngày là ± 2% và mở rộng hơn khi thị trường phát triển.

3.3.3.9. Lệnh giao dịch

Để đảm bảo thị trường vận hành an toàn, trong giai đoạn đầu chỉ cho phép sử dụng lệnh giới hạn và lệnh thị trường để giao dịch và tất cả đều áp dụng giao dịch giao ngay (T+1).

3.3.3.10. Thời hạn thanh toán, thời hạn giao hàng và địa điểm giao hàng

Hệ thống giao dịch, lưu ký, thanh toán bù trừ phải đảm bảo thực hiện tự động để thời hạn thanh toán là T+1. Đối với các giao dịch rút vàng vật chất từ kho vàng áp dụng thời gian giao hàng là T+2 và địa điểm giao hàng là TP.HCM hoặc Hà Nội. Có thể giao hàng tại các địa điểm có kho vàng của NHNN nhưng sẽ phụ thu phí vận chuyển. Phí vận chuyển do NHNN quy định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã phân tích để đề xuất ba mục tiêu cần hướng đến khi xây dựng cơ chế quản lý thị trường vàng Việt Nam là i.tạo lập thị trường vàng hàng hóa hoạt

giữa thị trường vàng hàng hóa trong nước với thị trường vàng hàng hóa thế giới; ii.giảm thiểu sự tác động tiêu cực của những biến động thị trường vàng đến kinh tế vĩ mô; iii.giảm dần vai trò của vàng như là tiền tệ và tiến đến việc chấm dứt tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế. Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các đề xuất cần thay đổi trong cơ chế quản lý thị trường vàng Việt Nam ở tất cả các khía cạnh bao gồm: cơ quan quản lý, quản lý xuất khẩu nhập khẩu, quản lý sản xuất vàng miếng, quản lý kinh doanh vàng vật chất, quản lý kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, quản lý việc huy động, cho vay vàng vật chất và quản lý chất lượng vàng. Những đề xuất này là cơ sở để tạo nền tảng và tiền đề cho việc tổ chức giao dịch vàng tài khoản để tiến đến đưa vào hoạt động Sở giao dịch vàng vật chất phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Đề tài đã hệ thống hóa được các lý luận liên quan đến vàng, thị trường vàng và vấn đề quản lý thị trường vàng trên cơ sở tách bạch rõ giữa vàng tiền tệ, vàng hàng hóa để nhận diện rõ các nội dung cơ bản của cơ chế quản lý vàng. Bên cạnh đó, đề tài cũng đã đi vào phân tích sâu sự tiến triển cơ chế quản lý thị trường vàng của Ấn Độ, Trung Quốc là hai quốc gia có văn hóa, tập quán sử dụng vàng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Từ những phân tích này, đề tài đã rút ra được những đúc kết quan trọng trong kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của hai nước này là bài học tham khảo giá trị để sử dụng khi đề xuất cơ chế quản lý vàng ở Việt Nam. Phân tích này cũng đã đề cập chi tiết đến tổ chức hoạt động của Sở giao dịch vàng vật chất và kỹ thuật giao dịch vàng tài khoản.

Từ những nội dung nêu trên, đề tài đã thực hiện phân tích tồn diện cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam và những tác động của cơ chế này đến sự ổn định của thị trường vàng ở Việt Nam đồng thời chỉ ra những bất cập của cơ chế này. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất ba mục tiêu mà cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam cần hướng đến. Từ đó đề xuất những gợi ý cho việc xây dựng cơ chế quản lý thị trường vàng ở Việt Nam phù hợp với hiện trạng kinh tế và đặc thù của Việt Nam trong đó tập trung các đề xuất chi tiết đối với việc xây dựng và tổ chức vận hành hoạt động giao dịch vàng tài khoản thông qua Sở giao dịch vàng vật chất. Những đề xuất, gợi ý nêu trên mang tính khả thi có thể triển khai thực hiện ở Việt Nam để đạt được việc ổn định thị trường vàng, giảm thiểu tác động của bất ổn trên thị trường vàng đến các chỉ số kinh tế vĩ mô và liên thông được thị trường vàng Việt Nam với thị trường thế giới, giảm thiểu tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Vân Anh (2009), Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh

vàng theo chức năng của Ngân hàng Trung ương, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành-Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

2. Nguyễn Hữu Định (1996), Kinh doanh vàng tài khoản tại thành phố Hồ Chí

Minh: Chính sách và giải pháp, NXB TP.Hồ Chí Minh.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1999-2011), Báo cáo thường niên hàng

năm, Hà Nội.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (_______), Kinh nghiệm quản lý thị trường

vàng ở Trung Quốc và Ấn Độ, Hà Nội.

Tiếng Anh

5. Peter L. Bernstein (2004), The power of Gold, John Wiley & Sons, New York.

6. Himadri Bhattacharya (2002), Deregulation of gold in India, WGC, London. 7. Nigel Desebrock (_______), An introduction to the Indian gold market,

Virtual metal Research & Cosulting Ltd., India.

8. Vuong Quan Hoang (2004), Analyses on Gold and US Dollar in Vietnam's

Transitional Economy, Working Paper Centre Emile Bernheim WP-CEB No.

04-033.

9. IMF (_______), Balace of Payment Manual, Washington DC.

10. Rabi N. Mishra and G. Jagan Mohan (2012), Gold Prices and Financial

11. National Mining Assosiation (2001), The history of Gold, Washington DC. 12. London Bullion Market Assosiation (2011), Chinese gold market: past,

present and Future, London

13. London Bullion Market Assosiation (2009), A guide to the London Precious

metal markets, London.

14. Gary O’Callaghan (1993), The structure and Operation of the world gold

market, IMF, Washington DC.

15. Reserve Bank of India (2006), Report of the Committee on Fuller Capital

Account Convertibility, India.

16. Shen Xiangrong (2004), The Foundation and Development of the Chinese

Gold Market, Shanghai Gold Exchange, China.

17. Wang Zhe (2004), Prospects for the Chinese Private Gold Market, London Bullion Market Assosiation, London.

18. Roland Wang (2003), The Liberalisation of the Gold Bullion Market in

China: “Crouching Tiger and Hidden Dragon” or “Hero”?, WGC, China.

19. Shanghai Gold Exchange (2011), China gold market report 2011, Shanghai, China.

20. World Gold Council (2010), An investor’s guide to the gold market, US edition, London.

21. World Gold Council (2010), An investor’s guide to the gold market, UK edition, London.

22. World Gold Council (2010), An investor’s guide to the gold market, European edition, London.

23. World Gold Council (2010), China Gold Report: Gold in the Year of the

Tiger, London.

24. World Gold Council (1999-2012), Gold demand trends, London.

25. World Gold Council (2009), Liquidity in the global gold market, London. 26. World Gold Council (2010), The importance of gold in reserve asset

management, London.

27. World Gold Council (2011), The role of gold in India, London. 28. World Gold Council (2006), The role of Gold in India, London.

29. Barry M. Wainstein (2009), The role of gold in global market, Canada.

30. Zhao Wenjian (2011), Chinese Gold Market Evolution – a Boom or a

Bubble?, London Bullion Market Assosiation, London.

31. Zhao Wenjian (2011), Commercial banking business in Chinese gold market, ICBC, China.

32. Websites: http://www.mcxindia.com/home.aspx, Multi Commodity

Exchange, Mumbai, India.

33. Websites: http://www.ncdex.com/, National Commodity and Derivatives Exchange, Mumbai, India

34. Websites: http://www.sge.sh/publish/sgeen/, Shanghai Gold Exchange,

Shanghai, China.

35. Websites: http://www.shfe.com.cn, Shanghai Futures Exchange, Shanghai,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)