Phân tích diễn biến thị trường vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 58 - 71)

2.2. Cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng tài khoản từ

2.2.9. Phân tích diễn biến thị trường vàng

Việc nắm giữ vàng với chức năng cất trữ (bảo toàn giá trị) là tập quán lâu đời của người Việt Nam. Nhu cầu nắm giữ vàng càng tăng cao khi tình hình kinh tế khơng ổn định, nội tệ mất giá hoặc những khi có biến động đột biến giá. Người dân cũng có xu hướng chuyển sang trú ẩn ở vàng khi USD mất giá hoặc khó khăn trong việc nắm giữ USD do các hạn chế của luật pháp. Bên cạnh đó, trong thời gian dài hàng chục năm, vàng còn được dân chúng sử dụng phổ biến ở chức năng định giá và trung gian thanh tốn đối với các tài sản có giá trị lớn đặc biệt là nhà đất. Tập quán văn hóa cũng khiến người Việt Nam sử dụng trang sức vàng rất phổ biến và nhu cầu này cũng biến động mang tính mùa vụ vào mùa cưới cuối năm và ngày lễ tình nhân, quốc tế phụ nữ. Ngồi ra một nhu cầu khác không thể không kể đến là

việc sử dụng vàng làm dự trữ ngoại hối của NHNN. Vì số liệu chính thức về vàng của Việt Nam là không đầy đủ, thiếu hệ thống và cập nhật kém đồng thời đề tài không tập trung đề cập đến vàng tiền tệ nên để thuận tiện trong việc thống kê và thống nhất dữ liệu, các số liệu về vàng nêu ở đây sẽ được chia làm hai loại theo mục đích là vàng đầu tư và vàng trang sức.

2.2.9.1 Giai đoạn từ 2000 đến 2005

Bảng 2.3. Cung cầu vàng ở Việt Nam từ 2000 đến 2005 T T Năm Tổng cầu* (tấn) Tốc độ tăng tổng cầu (%) Tổng cung (tấn) Tổng Trang sức Đầu Tổng Trang sức Đầu NK chính thức NK lậu 1 2000 60 24 36 13,2 9,1 16,1 n.a n.a 2 2001 73 32 41 21,7 33,3 13,9 11 62 3 2002 60 24 36 -17,8 -25 -12,2 16 44 4 2003 59 23 36 -1,7 -4,2 0,0 18 41 5 2004 65 26 39 10,2 13 8,3 18 47 6 2005 61 27 34 -6,2 3,8 -12,8 17 44

Ghi chú: * Đã bao gồm xuất khẩu. n.a: Khơng có số liệu

Nguồn: Tổng hợp từ IMF, GFMS, SBV, WGC [3], [24]

Sự ra đời của nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý vàng cho phép tự do hóa kinh doanh vàng là một trong những lý do làm gia tăng đáng kể nhu cầu nắm giữ vàng trong năm 2000 - ngay sau khi nghị định 174/199/NĐ-CP có hiệu lực - tăng 13,2% trong đó cầu đầu tư tăng đến 16,1%.

Năm 2001 đánh dấu sự gia tăng mạnh nhất trong lịch sử của cầu vàng trang sức, lên đến 33%, góp phần quan trọng làm tổng cầu vàng tăng 21,7% tương đương 13 tấn. Hội đồng vàng thế giới (WGC) đã gọi Việt Nam là ngôi sao đang lên của thị trường vàng Đông Nam Á. Sự gia tăng mạnh mẽ cầu vàng ở Việt Nam có thể giải thích vì các nguyên nhân:

 GDP vẫn tiếp tục mức tăng trưởng ổn định và thu nhập gia tăng nhờ cải cách tiền lương là nhân tố quan trọng làm tăng nhu cầu nắm giữ vàng trang sức. Số liệu thống kê theo quý của WGC cho thấy nhu cầu vàng trang sức tăng cao vào quý 1 và quý 4 là quý có những ngày lễ lớn, mùa cưới và tết nguyên đán.

 Biến động đột biến của giá vàng cũng góp phần làm tăng nhu cầu tích trữ vàng khơng chỉ là kênh tiết kiệm mà còn mang cả ý nghĩa đầu tư. Nhu cầu này cũng tăng chủ yếu ở quý 4 sau khi xảy ra sự kiện 11/9/2001 ở Hoa Kỳ.

 Lãi suất VND và USD đều giảm mạnh so với các năm trước cùng với việc VND mất giá mạnh so với USD đã làm dịch chuyển dòng tiền tiết kiệm VND và USD sang vàng.

 Giá nhà đất bắt đầu có sự gia tăng đáng kể làm gia tăng nhu cầu đầu tư vào nhà đất vì vậy cầu vàng dùng để thanh toán cũng tăng theo.

Đồ thị 2.1: Biến động giá vàng giao ngay tại London (2000-2005)

Nguồn: World Gold Council [24]

Thống kê của WGC cũng cho thấy, nhu cầu vàng cả trang sức và đầu tư vẫn gia tăng mạnh ở mức 11% so với quý trước tương đương 20 tấn trong quý 1/2002 trong

đó trang sức tăng 11 tấn và đầu tư tăng 9 tấn [24]. Tuy nhiên, từ quý 2 khi Chính phủ xiết chặt thị trường bất động sản thì nhu cầu vàng đầu tư giảm đến 21% khiến cho tổng nhu cầu vàng giảm 9% mặc dù cầu vàng trang sức vẫn tiếp tục duy trì mức tăng 22% so với quý 1. Tình trạng này tiếp tục kéo dài trong hai quý còn lại của năm 2002, đồng thời sự gia tăng mạnh mẽ của giá vàng cũng khiến cho nhu cầu vàng trang sức sụt giảm mạnh. Lần đầu tiên trong nhiều năm, tổng cầu vàng ở Việt Nam đã có mức suy giảm và giảm mạnh đến gần 18%.

Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng cầu vàng và một số yếu tố liên quan (2000-2005)

Tổng hợp từ GSO, WGC, GFMS, IMF

Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của lạm phát tăng cao ở trong nước, lãi suất VND và cả lãi suất USD vẫn ở mức thấp trong lúc tỷ giá được kìm giữ ở mức tăng khá thấp (dưới 2%/năm), việc giảm thuế nhập khẩu vàng nguyên liệu nhằm hạn chế nhập lậu vàng, thị trường bất động sản bùng nổ từ tháng 4/2004 trước khi Luật đất đai có hiệu lực từ 01/7/2004 là những nguyên nhân chính làm cầu vàng tăng mạnh trở lại trong các năm từ 2003 đến 2005.

Nhìn chung, trong các năm 2000-2005 cầu vàng ở Việt Nam có tốc độ tăng cao so với các nước trong khu vực, đưa Việt Nam trở thành “ngôi sao” tiêu thụ vàng lớn trên thế giới vì gần như tồn bộ cung vàng của Việt Nam là từ nhập khẩu với lượng nhập khẩu hàng năm luôn ở mức cao, dao động từ 60-80 tấn/năm vì thế đã làm tiêu tốn từ 1,5-3 tỷ USD/năm trong bối cảnh cán cân thanh toán vẫn thường xuyên thâm hụt, dự trữ ngoại tệ nhỏ bé. Áp lực mua ngoại tệ nhập khẩu vàng, đặc biệt là nhập lậu vàng ln duy trì ở mức trên 70% tổng nhập khẩu hàng năm đã khiến cho việc quản lý thị trường ngoại tệ của NHNN trở nên khó khăn hơn đồng thời nhà nước cũng mất đi khoảng thu đáng kể từ thuế nhập khẩu.

2.2.9.2 Giai đoạn từ 2006 đến 2012

Bảng 2.4. Cung cầu vàng ở Việt Nam từ 2006 đến 2011 T T Năm Tổng cầu* (tấn) Tốc độ tăng tổng cầu (%) Tổng cung (tấn)

Tổng Trang sức Đầu Tổng Trang sức Đầu NK chính thức NK lậu

1 2006 86 22 64 41 -18,5 88,2 35 51 2 2007 78 22 56 -9,3 0,0 -12,5 29 49 3 2008 125 29 96 60,3 31,8 71,4 57 68 4 2009 73 15 58 -41,6 -48,3 -39,6 n.a n.a 5 2010 81 14 67 11,0 -6,7 15,5 n.a n.a 6 2011 102 15 87 25,9 7,1 29,9 25 77

Ghi chú: * : Đã bao gồm xuất khẩu. n.a: Khơng có số liệu

Nguồn: Tổng hợp từ IMF, GFMS, SBV, WGC [3], [24]

Khi giá vàng tăng cao trong năm 2006, cầu vàng trang sức đã sụt giảm mạnh mẽ nhưng cầu vàng đầu tư đã bùng nổ đột biến. Cơn sốt vàng với việc các cá nhân đổ xô đi mua vàng miếng diễn ra liên tục hai quý đầu năm tiếp tục được “bồi” thêm khi giá vàng quay đầu giảm vào nữa đầu tháng 6/2006, chứng khoán và bất động sản cùng song hành bùng nổ và lãi suất tiền gửi vàng tăng lên đã làm dịch chuyển dòng tiền gửi tiết kiệm VND sang vàng. Nhu cầu vàng miếng tăng quá mạnh trong lúc công xuất gia công vàng của các nhà sản xuất giới hạn vì vậy các nhà đầu tư

phải đặt cọc trước 20% mới có thể nhận vàng miếng 6 tuần sau đó. Hạn ngạch nhập khẩu vàng cho cả năm đã được sử dụng hết từ quý 3 và NHNN đã phải cấp phép nhập khẩu thêm 20 tấn trong quý 4.

Đồ thị 2.3: Biến động giá vàng giao ngay tại London (2006-2011)

Nguồn: World Gold Council [24]

Đầu năm 2007, khi giá vàng giảm trở lại dưới mức 650$/oz, nhu cầu nhập khẩu vàng Việt Nam nhanh chóng tăng lên. Chỉ trong vòng 2 tuần đầu tiên của năm mới, đã có 10 tấn vàng được nhập về Việt Nam. Dù rằng nhu cầu này nhanh chóng giảm xuống vài tuần sau khi giá vàng tăng trở lại nhưng do thị trường bất động sản vẫn tiếp tục bùng nổ làm cho cầu vàng đầu tư lẫn trang sức vẫn tiếp tục tăng trưởng vững mạnh trong nữa đầu năm 2007 trong đó tập trung vào vàng đầu tư với mức 20,3 tấn trong quý 2, đạt mức tăng 28% - cao nhất trong lịch sử tính đến thời điểm này.

Trong tháng 6/2007, nhập khẩu vàng tăng lên đến 5 tấn/tuần. Các ngân hàng bán vàng miếng chỉ có thể giao vàng sau 7-10 ngày. Trong bối cảnh đó, việc cho phép mở kho vàng ngoại quan tại TP.HCM và Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa nhanh vàng vào thị trường để đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân. Tuy nhiên, đầu quý 3 khi giá vàng trong nước tăng gần 16%, cao và nhanh hơn so với mức tăng mạnh của giá vàng thế giới, cầu vàng trong nước chỉ còn mức 14,5 tấn - giảm 35% so với cùng kỳ năm 2006. Thêm vào đó, việc nhập khẩu vàng cũng ngưng trệ từ tháng 8/2007 khi giá vàng trong nước thấp hơn giá vàng thế giới. Mặc dù tổng cầu năm 2007 chỉ còn 78 tấn, giảm 9,3% so với năm 2006 nhưng vẫn cao hơn mức 61 tấn của năm 2005 bởi lẽ lạm phát trong nước - một trong những yếu tố quan trọng hỗ trợ cho nhu cầu nắm giữ vàng vẫn tiếp tục tăng cao và xấu hơn.

Quý 1 năm 2008 là quý đặc biệt đối với thị trường vàng Việt Nam khi thị trường khốn bắt đầu suy giảm nhanh, tình hình kinh tế vĩ mô ngày một xấu đi với lãi suất VND tăng mạnh, lạm phát tiếp tục tăng cao trong lúc lãi suất tiền gửi USD xuống thấp kéo theo dịng tiền chuyển dịch từ đầu tư chứng khốn, tiết kiệm VND, tiết kiệm USD sang vàng. Cầu vàng đầu tư trong quý 1 lên đến mức kỷ lục 31,5 tấn, tăng 110% so với cùng kỳ năm 2007 [24].

Lãi suất VND tăng mạnh (phổ biến 11%-13%/năm so với 9,0%/năm trước đó) nên các ngân hàng đã gia tăng huy động vàng trong nước (lãi suất huy động vàng phổ biến ở mức 2,4%-2,76%/năm so với 1,0%-1,5%/năm trước đó) [3] rồi bán số

vàng này ra thị trường nội địa (sau khi cân bằng trạng thái trên tài khoản vàng ở nước ngoài) để lấy VND cho vay cũng góp phần thúc đẩy làm cầu vàng tăng cao.

Bên cạnh đó, việc giá vàng tăng cao cũng làm tăng cầu VND theo hai xu hướng: i.gia tăng nhu cầu vay VND để mua vàng đầu tư, đầu cơ; ii.bán vàng cho ngân hàng để chốt lời và rút tiền mặt. Cả hai động thái này đều góp phần làm gia tăng diễn biến phức tạp của lãi suất VND và vịng xốy vàng - ngoại tệ - tín dụng trong giai đoạn này.

Diễn biến bất lợi của thị trường tiền tệ, tỷ giá, lạm phát và thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục trong quý 2/2008 đã khiến người dân tiếp tục dùng vàng làm nơi trú ẩn an tồn vì vậy thị trường vàng tiếp tục bùng nổ và diễn biến phức tạp. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008 các doanh nghiệp đã nhập khẩu đến 56,8 tấn vàng, gần đạt mức 75 tấn là hạn ngạch mà NHNN cấp cho cả năm 2008. Việc nhập khẩu (kể cả nhập lậu) lượng lớn vàng dồn dập chỉ trong 6 tháng đầu năm trong điều kiện cán cân thanh toán thâm hụt nghiêm trọng đã gây áp lực tăng mạnh tỷ giá. Từ 10/3/2008, NHNN đã phải nới lỏng biên độ tỷ giá từ ±0,75% lên ±1% rồi tiếp tục tăng lên ±2% vào ngày 26/6/2008 sau khi điều chỉnh mạnh tỷ giá liên ngân hàng từ 16.139 lên 16.461 vào ngày 11/6/2008 [3].

Về lý thuyết, việc tạm dừng cho phép nhập khẩu vàng kể từ ngày 06/6/2008 đã làm giảm đáng kể cầu ngoại tệ góp phần bình ổn tỷ giá tuy nhiên trên thực tế việc tạm dừng nhập khẩu trong lúc cầu trong nước vẫn không suy giảm khiến cho việc nhập khẩu vàng lậu trở nên mạnh mẽ, tỷ giá thị trường tự do vì vậy vẫn tạo khoảng cách xa so với tỷ giá chính thức và thị trường ngoại tệ vốn dĩ đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.

Mặc dù đã tạm dừng nhập khẩu vàng từ tháng 6/2008 nhưng do không kiểm sốt tốt biên giới nên vàng “khơng chính thức” vẫn vào Việt Nam từ các nước láng giềng, đặc biệt là Thái Lan. Hội đồng vàng thế giới cho rằng vàng nhập khẩu vào Thái Lan đã tăng mạnh trong 2 quý cuối năm 2008 có nguyên nhân chủ yếu là do

xuất lậu vào Việt Nam [24]. Tổng vàng nhập vào Việt Nam trong năm 2008 lên đến 125 tấn, tăng đến 60,3% so với năm trước đó. Rõ ràng, việc dùng biện pháp hành chính trong trường hợp này đã không đem lại kết quả như mong đợi.

Đầu quý 1/2009 khi giá vàng thế giới tăng đột biến, các nhà đầu tư Việt Nam nắm giữ vàng trước đây được mua với giá thấp đã tìm cách xuất khẩu vàng dưới nhiều hình thức khác nhau kể cả chính thức và phi chính thức. Trong quý này, NHNN đã cấp phép xuất khẩu hơn 20 tấn vàng tuy nhiên đến cuối quý khi giá vàng thế giới quy về mức 900 USD/oz thì lại xuất hiện tình trạng nhập lậu vì giá trong nước lại cao hơn giá thế giới.

Đồ thị 2.5: Biến động giá vàng SJC và giá vàng thế giới trong năm 2009

Nguồn:WGC, SJC

Sự biến động thất thường khó dự đoán của giá vàng trong năm 2009 khiến người dân trở nên nhạy cảm hơn với vàng cùng với thực trạng kinh tế ngày một xấu đi làm tổng cầu vàng trong năm 2009 quay trở về gần bằng mức “ổn định” của năm 2007.

Mặt khác, trong năm 2008-2009 hoạt động của các sàn giao dịch vàng vẫn tiếp tục nở rộ đến mức hỗn loạn và bát nháo vì thiếu sự quản lý đầy đủ của cơ quan chức

năng. Liên tục xuất hiện các khiếu nại, khiếu kiện của nhà đầu tư về “sự cố kỹ thuật” của các sàn vàng mỗi khi giá vàng quốc tế có sự biến động mạnh khi nguyên nhân sâu xa được cho là các ngân hàng chủ sàn vàng đã không kịp cân đối trạng thái vàng sau khi bán vàng trong nước nhưng chưa kịp mua vàng trên tài khoản nước ngồi thì giá vàng thế giới tăng đột biến. Mặt khác, việc các sàn vàng lôi kéo khách hàng của nhau và cho phép khách hàng sử dụng đòn bẩy cao (tỷ lệ ký quỹ quá thấp, chỉ 7%) đã khiến cho các hoạt động của sàn vàng mang tính đầu cơ cao, rủi ro lớn vì khách hàng chưa có đầy đủ hiểu biết và các cơng cụ phịng ngừa rủi ro đầy đủ. Lợi nhuận hấp dẫn của một số nhà đầu tư lớn trên sàn vàng kéo theo cơn sốt vàng ở tất cả các lĩnh vực: mua bán vàng vật chất, gửi vàng, vay vàng, giao dịch vàng trên sàn vàng. Các ngân hàng thương mại cũng khơng đứng ngồi trào lưu này khi tận dụng tối đa lợi thế có trong tay tài khoản vàng ở nước ngoài, họ đẩy mạnh huy động vàng để vừa bán trong nước/mua nước ngoài vừa cho vay lại (mà thực chất bên vay chủ yếu đổ tiếp vào sàn vàng). Như vậy, về bản chất, phần lớn lượng vàng huy động được đã được sử dụng để đánh vàng trên tài khoản trong lúc đó NHNN thiếu kiểm tra, giám sát chặt chẽ trạng thái vàng của các ngân hàng đã khiến cho thị trường vàng càng trở nên phức tạp, khó kiểm soát. Đây là một trong những nguyên nhân gây nên những đợt sốt vàng trong năm 2009 và kể cả những năm sau này khiến NHNN trở nên bị động khi cứ mỗi đợt sốt vàng, NHNN lại phải cho nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 58 - 71)