Nhận định về thành công và hạn chế của cơ chế quản lý thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 71 - 85)

LÝ THỊ TRƯỜNG VÀNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngày 25/11/2011 trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thống đốc NHNN chính thức tuyên bố việc sử dụng vàng SJC làm thương hiệu vàng quốc gia và NHNN sẽ độc quyền sản xuất kinh doanh vàng miếng, chấm dứt những tranh cãi vốn có từ giữa năm khi dự thảo nghị định quản lý kinh doanh vàng được đưa ra lấy ý kiến.

Ngày 03/4/2012 Chính phủ ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực từ 25/5/2012 thay thế cho Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và Nghị định số 64/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999. Sau đó, ngày 23/8/2012, NHNN ban hành quyết định 1623/QĐ-NHNN về việc tổ chức và quản lý sản xuất của NHNN.

2.3.1. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Ngân hàng Nhà nước vẫn là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng. Với thị trường vàng chủ yếu chỉ giao dịch vàng vật chất đồng thời tiềm lực chủ yếu tập trung vào các ngân hàng thương mại và một số ít cơng ty kinh doanh vàng thì việc quy định NHNN là đơn vị duy nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng là lựa chọn hợp lý.

2.3.2. Quản lý khai thác

Việc quản lý khai thác và tinh chế vàng khoáng sản vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật khoáng sản giống như trước năm 2012. Đây cũng là lựa chọn hợp lý mà hầu hết các nước trên thế giới điều thực hiện.

2.3.3. Quản lý xuất khẩu, nhập khẩu

Vàng trang sức, vàng mỹ nghệ được phép xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, như vậy quy định này đã thoáng hơn so với việc khống chế số lượng như trước đây. Tuy nhiên, khái niệm đưa ra ở Nghị định 24/2012/NĐ-CP chưa thật sự rõ ràng để minh định giữa các loại vàng này với vàng miếng. Theo đó, vàng trang sức, mỹ nghệ là sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 carat (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công chế tác để phục vụ nhu cầu trang trí mỹ thuật. Quy định này vẫn còn khe hở và rất dễ bị lợi dụng trong thực tế vì các doanh nghiệp có thể sử dụng vàng 24 carat để chế tác sơ sài nhằm lách luật.

Theo quy định hiện này, vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác được quản lý chặt chẽ trong việc xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu trước đây NHNN chỉ là cơ quan cấp phép cho doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu thì nay việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu được chia làm hai trường hợp:

Nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ của doanh nghiệp sản xuất trong nước và của doanh nghiệp nước ngồi gia cơng tại Việt Nam: NHNN tiếp tục là cơ quan xem xét cấp giấy phép nhập

vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hoặc tạm nhập vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm.  Nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng: NHNN trực tiếp tổ

chức thực hiện, không cho phép các đơn vị khác được nhập khẩu. Hoạt động này được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Bên cạnh đó, nghị định đã quy định rõ về vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được NHNN cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do NHNN tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Như vậy, với quy định này, NHNN đã trực tiếp tham gia vào quá trình xuất khẩu, nhập khẩu vàng hàng hóa và giữ vai trị độc quyền xuất khẩu, nhập khẩu vàng hàng hóa. Có thể nói, đây là quy định khơng phù hợp vì đây vốn dĩ khơng phải là chức năng vốn có của ngân hàng trung ương và hầu như khơng có ngân hàng trung ương nào trên thế giới thực hiện công việc này.

2.3.4. Quản lý hoạt động sản xuất, gia công vàng

2.3.4.1 Vàng trang sức, mỹ nghệ

Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ với các điều kiện tương đối cụ thể, đơn giản và khơng cịn yêu cầu phải có vốn pháp định như trước đây. Theo quy định, các doanh nghiệp này phải thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.

Đối với hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ, cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, nhìn chung quy định về quản lý sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ có chặt chẽ hơn so với trước đây nhằm hướng đến việc kiểm soát trật tự và sự ổn định của thị trường này nhưng vẫn đảm bảo được quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, hài hòa quyền lợi của nhà kinh doanh và dân chúng.

2.3.4.2 Vàng miếng

Về pháp lý, kể từ 01/05/2012, theo quy định của nghị định 24/20120/NĐ-CP, nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng nhằm mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ và cung cầu vàng miếng trên thị trường.

Như vậy, khác với các nước, về mặt pháp lý Chính phủ đã xem hoạt động sản xuất, kinh doanh vàng miếng dù là vàng hàng hóa đã có ảnh hưởng rất lớn và giữ vai trị quan trọng trong chính sách tiền tệ nên NHNN dù với tư cách là ngân hàng trung ương vẫn phải độc quyền và trực tiếp thực hiện sản xuất và xuất khẩu, nhập khẩu.

Trên thực tế, NHNN đã giao cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - vốn là nhà sản xuất vàng miếng với thương hiệu SJC chiếm hơn 90% thị phần vàng miếng trong cả nước - gia cơng vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC. NHNN quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và nguồn vàng nguyên liệu để tổ chức sản xuất vàng miếng SJC và phê duyệt mức phí gia cơng vàng miếng

SJC trong từng thời kỳ trên cơ sở chi phí gia cơng, lợi nhuận dự kiến và thuế áp dụng.

Vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng SJC được lấy từ các nguồn:  Vàng nguyên liệu của NHNN (độc quyền nhập khẩu);

 Vàng miếng đã được NHNN cho phép sản xuất trong từng thời kỳ, trừ vàng miếng SJC (vàng miếng của các thương hiệu khác đã được NHNN cho phép sản xuất trước đây);

 Vàng miếng SJC do công ty SJC đã sản xuất, gia công, nhưng khơng đủ trọng lượng, bị cắt dũa, mài mịn; bị trầy xước; bị đóng thêm các dấu hiệu, ký hiệu không phải của công ty SJC; bị biến dạng;

 Và các loại vàng khác do Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.

Như vậy, SJC vừa là doanh nghiệp độc quyền gia công vàng miếng mang thương hiệu SJC theo cấp phép của NHNN và chịu sự giám sát toàn diện của NHNN, vừa là đơn vị được phép mua bán vàng SJC. Mặc dù NHNN quy định phí gia công mà SJC được hưởng và thời gian mà SJC hồn tất việc gia cơng tuy nhiên trên thực tế SJC hồn tồn có khả năng gây khó dễ cho các đơn vị khác (không phải NHNN) khi những đơn vị này giao vàng nguyên liệu hoặc vàng phi SJC (theo giấy phép của NHNN) để SJC gia công. Rõ ràng, lợi thế tuyệt đối từ độc quyền của SJC không chỉ đem lại lợi nhuận cho SJC mà cịn có thể tạo nên sự méo mó của thị trường.

Về phía NHNN, với quy trình nêu trên, NHNN đã tham gia với tư cách là đơn vị kinh doanh, đóng vai trị là người mua và người bán cuối cùng trên thị trường vàng hàng hóa trong khi đây vốn không phải là chức năng của ngân hàng trung ương.

Việc tạo ra thương hiệu vàng hàng hóa độc quyền và duy nhất trên thị trường đã đi ngược lại nguyên tắc của tự do và cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, gây nên sự xáo trộn thậm chí có thể là sự hỗn loạn trên thị trường này khi NHNN không đủ khả năng hoặc không cần thiết phải sử dụng nguồn lực tài chính để bình ổn thị trường vàng hàng hóa cịn nếu NHNN tham gia quá sâu vào thị trường này với tư cách là chủ thể kinh doanh (dù khơng vì mục đích lợi nhuận) cũng sẽ gây nên sự lãng phí nguồn lực tài chính quốc gia. Mặt khác, việc tạo sự độc quyền thương hiệu vàng miếng từ vàng miếng của một doanh nghiệp cũng gây nên sự lãng phí xã hội khi 8 doanh nghiệp sản xuất vàng miếng trước đó đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho dây chuyền sản xuất của mình.

Mặt khác, việc quyết tâm tổ chức sản xuất, lưu hành vàng miếng theo chuẩn mực riêng (chất lượng, trọng lượng, hình dáng, thương hiệu) của Việt Nam trong khi chuẩn mực này không được quốc tế chấp nhận sẽ khiến cho vàng miếng này chỉ có thể giao dịch ở Việt Nam và vì vậy sẽ cịn rất lâu, rất khó để thị trường vàng vật chất của Việt Nam liên thông với thị trường vàng quốc tế.

Kinh nghiệm của các nước có tập quán sử dụng vàng miếng trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan là những nước có tập quán sử dụng vàng tương tự như Việt Nam đều khơng có sự độc quyền thương hiệu vàng miếng thay vào đó họ cho phép nhiều doanh nghiệp sản xuất vàng miếng theo chuẩn mực chung dưới sự cơng nhận, giám sát của cơ quan kiểm sốt chất lượng chuyên ngành của quốc gia. Ngoài ra, các quốc gia này đều hướng đến việc xây dựng chuẩn mực vàng miếng theo chuẩn mực quốc tế để vàng miếng của nước họ được quốc tế thừa nhận. Các quốc gia này cũng cho phép giao dịch vàng miếng (thực chất là vàng thanh) của các nhà sản xuất vàng uy tín trên thế giới (mà Việt Nam gọi là vàng theo tiêu chuẩn quốc tế) trên thị trường nội địa. Như vậy, họ sẽ khơng tốn chi phí để gia công vàng tiêu chuẩn quốc tế trở về theo tiêu chuẩn của quốc gia họ và nhờ vậy thị trường vàng của họ sẽ gia tăng khả năng liên thông với thị trường vàng quốc tế.

2.3.5. Quản lý kinh doanh vàng vật chất

2.3.5.1. Kinh doanh vàng trang sức

Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là hoạt động kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh với yêu cầu phải niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.

2.3.5.2. Kinh doanh vàng miếng

Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng là hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải được NHNN cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. Theo quy định, NHNN chỉ cấp phép cho tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đạt các điều kiện.

Đối với doanh nghiệp, các điều kiện bao gồm: vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên; có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ hai năm trở lên; có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm trở lên trong hai năm liên tiếp gần nhất; có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Đối với tổ chức tín dụng, các điều kiện bao gồm: có vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng trở lên; có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng; có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ năm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.

Theo quy định, các tổ chức được phép hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định (tại thời điểm 2012 chỉ duy nhất vàng miếng SJC); không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.

Như vậy, về nguyên tắc hơn 12.000 cửa hàng kinh doanh vàng đã tồn tại trước khi nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 01/5/2012 sẽ không đủ điều kiện pháp lý để mua bán vàng miếng mà chỉ có thể mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ.

Cho đến cuối tháng 10/2012, trên thực tế các cửa hàng kinh doanh vàng này vẫn tiếp tục mua bán vàng miếng dù về nguyên tắc đây là hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, cơ quan chức năng sẽ khó khăn để có thể giám sát việc tuân thủ quy định của các cửa hàng kinh doanh này bởi số lượng cửa hàng quá lớn, địa bàn phân tán, nhiều cửa hàng có quy mơ và giao dịch nhỏ. Hơn nữa, việc giao dịch với các cửa hàng này là nhu cầu thực sự của người dân khi họ khó khăn hơn nếu giao dịch với mạng lưới cửa hàng của các tổ chức được phép (cửa hàng của các doanh nghiệp, chi nhánh của các ngân hàng) vì mạng lưới này không phân bổ rộng khắp, thời gian hoạt động không linh hoạt và quan trọng hơn nữa khi người dân giao dịch với số lượng nhỏ thì việc giao dịch tại các đơn vị được phép hồn tồn khơng thuận lợi cho họ. Vì vậy, tính khả thi của quy định này là vấn đề rất đáng phải cân nhắc để điều chỉnh.

Nghị định 24/2012/NĐ-CP không đề cập đến hoạt động của sàn giao dịch vàng. Như vậy, dựa trên các quy định đã có trước đây của Chính phủ và NHNN, sàn giao dịch vàng không được phép tổ chức hoạt động ở Việt Nam.

2.3.6. Quản lý kinh doanh vàng tài khoản

Lần đầu tiên, Việt Nam có quy định chính thức trong văn bản quy phạm pháp luật ở cấp nghị định về kinh doanh vàng tài khoản. Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản là hoạt động kinh doanh vàng qua tài khoản, dưới hình thức giao dịch ký quỹ và giá trị ròng được định giá lại liên tục theo biến động của giá vàng. Tuy nhiên, quy định hiện tại cũng chỉ mới dừng lại ở khái niệm kinh doanh vàng tài khoản chứ chưa có các quy định cụ thể về đối tượng được phép kinh doanh vàng tài khoản ở trong nước, ở nước ngồi và cũng khơng đề cập đến sàn giao dịch vàng vật chất.

Nghị định cũng đề cập đến hoạt động phái sinh về vàng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng quy định hoạt động này thực hiện theo Điều 105 Luật các tổ chức tín dụng trong lúc cả Chính phủ và NHNN đều chưa có quy định cụ thể về hoạt động này.

Với việc NHNN ban hành Thông tư 12/2012/TT-NHNN ngày 27/4/2012 quy định chấm dứt hiệu lực của Thông tư 32/2011/TT-NHNN ngày 06/10/2011 và yêu cầu các tổ chức tín dụng tất tốn số vàng đã chuyển đổi thành tiền, đóng tài khoản vàng ở nước ngồi theo thơng báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì các tổ chức tín dụng đã khơng cịn được phép kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngồi. Điều đó cũng có nghĩa là các tổ chức tín dụng khơng có cơ hội và điều kiện để phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh vàng.

2.3.7. Quản lý hoạt động huy động, cho vay vàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ chế quản lý thị trường vàng và kinh doanh vàng ở việt nam (Trang 71 - 85)