Giai đoạn 2006 – 2010:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 55 - 66)

2.2. Hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam qua các thời kỳ:

2.2.2. Giai đoạn 2006 – 2010:

Giai đoạn 2006 – 2010 chứng kiến nhiều biến động trong hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM. Với sự kiện gia nhập WTO8 năm 2007 và sự bùng phát của thị trường chứng khốn giai đoạn 2005 – 2007 và sau đó là giai đoạn lạm phát tăng cao năm 2008, 2010. Kèm theo đó hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM cũng có nhiều thay đổi.

Trong giai đoạn 2006 – 2010 nền kinh tế đã có giai đoạn tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ những năm 2006, 2007 kéo theo sự gia tăng các hoạt động tín dụng, và dư nợ tín dụng trong nền kinh tế. NHTM chính là hệ thống chu chuyển tín dụng quan trọng đến với các doanh nghiệp, cá nhân trong giai đoạn này. Hoạt động hệ thống NHTM đạt lợi nhuận cao và liên tục mở rộng hệ thống, đẩy mạnh các sản phẩm mới, cho vay các lĩnh vực mới, đặc biệt là chứng khoán và bất động sản.

Biểu đồ 2.22. Tăng trưởng GDP bình quân theo Quý: Giai đoạn 2006-2010 (%)

Nguồn: NHNN Việt Nam

Trong giai đoạn 2007 – 2010 tổng tài sản của hệ thống đã tăng gấp đơi từ 1.097 nghìn tỷ VND (tương đương 52.4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ VND (tương đương 128.7 tỷ USD).

Biểu đồ 2.23. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ngành ngân hàng 2007 – 2010 (%)

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Tổng tài sản của ngành ngân hàng Việt Nam tăng lên một phần là do quy mô hoạt động của các NHTM tăng lên bởi vì danh mục tín dụng của các NHTM tăng lên. Dư nợ tín dụng của các NHTM tăng lên là do các ngân hàng cố gắng tăng vốn chủ sở hữu của mình lên để mở rộng hoạt động và chiếm lĩnh thị trường, đồng thời khi tăng vốn lên thì danh mục cho vay của ngân hàng cũng mở rộng, tổng tài sản của ngân hàng cũng tăng lên. Cùng với đó là quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu phải đạt được của NHNN Việt Nam nên các ngân hàng phải “chạy đua” để tăng vốn.

Biểu đồ 2.24. Vốn điều lệ của 11 ngân hàng lớn nhất đến cuối năm 2010 (tỷ VND)

Mặc dù vậy, vẫn còn những NHTM chưa đáp ứng được mức vốn điều lệ tối thiểu, và vẫn đang cố gắng tìm cách đạt được mức vốn pháp định. Chính vì thế, tỷ lệ địn bẩy trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam khá cao, gây ra rủi ro cho hệ thống.

Bảng 2.3. Tình hình tăng vốn của 9 ngân hàng chưa đáp ứng được vốn pháp định vào cuối năm 2010

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Đồng thời đó vì dư nợ tín dụng tăng nhanh nên khả năng quản lý chắc chắn sẽ khó theo kịp và nhiều NHTM cố gắng đi theo thị trường mà không định hướng được hướng phát triển hoạt động tín dụng của mình nên tập trung vào đâu và kiểm soát rủi ro như thế nào. Từ 78 ngân hàng năm 2007, đến năm 2010 số lượng ngân hàng đã tăng lên 101 ngân hàng, trong đó số lượng ngân hàng nước ngồi và chi nhánh ngân hàng nước ngồi có số lượng tăng mạnh từ 31 lên 53. Điều đó thể hiện sự thâm nhập ngày càng nhiều của các ngân hàng

nước ngoài vào Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO và bắt đầu mở cửa nhiều hơn trên thị trường tài chính – ngân hàng.

Biểu đồ 2.25. Số lượng ngân hàng trong ngành ngân hàng giai đoạn 2007 – 2010

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Thêm vào đó, một số ngân hàng nước ngồi cịn mua vốn tại các ngân hàng thương mại trong nước. Các ngân hàng nước ngoài chủ yếu tập trung vào các NHTM CP trong nước để góp vốn đầu tư. Điều này cho thấy tính hấp dẫn của thị trường ngân hàng. Thêm vào đó khi có sự tham gia đầu tư và sở hữu của các NHTM nước ngoài cũng giúp các NHTM trong nước chuyển đổi để tiếp cận các tiêu chuẩn thế giúp cũng như liên tục thay đổi và mở rộng để cạnh tranh với nước ngoài. Các ngân hàng như ACB, Sacombank đã ngày càng phát triển và khẳng định thương hiệu cũng như hiệu quả hoạt động trong ngành ngân hàng. Quy mô vốn, tài sản liên tục được mở rộng và tăng thêm nhằm chiếm lĩnh nhiều thị trường hơn. Trong khi đó các NHTM nơng thơn cũng tiến hành dời trụ sở về các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội để mở rộng quy mơ hoạt động.

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

So sánh với các quốc gia khác thì tỷ lệ cho vay/huy động, cho vay/tài sản, cho vay/GDP9

của Việt Nam khá cao. Điều đó cho thấy hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay rất nhiều. Và hoạt động cho vay này hiện tại có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam khi tỷ lệ cho vay/GDP cao. Điều này càng khẳng định thêm vai trị và vị trí của hệ thống NHTM trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Như vậy, khi thực thi các chính sách vĩ mơ chính phủ phải quan tâm đến hệ thống NHTM đầu tiên. Và đây cũng là điều kiện cho thấy CSTT sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế thông qua truyền dẫn lên hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/huy động của các NHTM trong giai đoạn này rất cao, cho thấy các NHTM chưa quan tâm nhiều đến tính thanh khoản của mình trong hoạt động. Đồng thời

đó tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản cũng khá cao dẫn đến lượng vốn chủ sở hữu của các NHTM còn khá hạn chế.

Biểu đồ 2.26. Tỷ lệ cho vay/huy động, cho vay/tài sản, cho vay/GDP của một số quốc gia năm 2010 (%)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Với sự mở rộng về quy mơ hoạt động tín dụng, các NHTM tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, nhưng cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn. Về lợi nhuận, trong giai đoạn này đa số các NHTM đều có kết quả lợi nhuận dương:

Giai đoạn 2006 – 2011 các NHTM nhà nước vẫn là những ngân hàng đứng đầu thị trường tín dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các NHTM ngồi quốc doanh đã có những tiến bộ vượt bật, duy trì tăng trưởng tổng tài sản lớn, do đó tỷ trọng của nhóm ngân hàng này tăng lên qua các năm.

Bảng 2.5. Tỷ trọng tài sản của các NHTM trong toàn hệ thống giai đoạn 2006 – 2010

(%)

Với hoạt động cấp tín dụng, NHTM cổ phần cũng thể hiện ưu thế trong phát triển so với NHTM nhà nước trong việc giành lấy thị phần và phát triển sản phẩm của mình. Các NHTM cổ phần đẩy mạnh cấp tín dụng ra nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng hơn. Điều đáng quan tâm là các NHTM nhà nước có tỷ trọng tài sản thấp nhưng tỷ trọng tín dụng lại rất cao. Như vậy, các NHTM nhà nước hoạt động khá rủi ro, trong khi đó các NHTM CP thì hoạt động àn tồn hơn khi có thị phần tín dụng thấp hơn so với tỷ trong tài sản.

Trong tín dụng, sản phẩm cho vay vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, trong hoạt động cho vay thì các NHTM ngồi quốc doanh cũng dần khẳng định vị thế và thị phần của mình:

Biểu đồ 2.27. Thị phần cho vay của các NHTM trong toàn hệ thống 2005 – 2010 (%)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Năm 2008, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát trong nước tăng cao, kinh tế phát triển chậm lại, tăng trưởng tín dụng bị siết chặt từ trên 50% xuống cịn 20%, làm cho các NHTM mà chủ yếu là các NHTM nhỏ thiếu thanh khoản, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có giai đoạn đã lên đến trên 40%/năm. Các NHTM bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn, danh mục tín dụng bắt đầu phát tín hiệu rủi ro khó thu hồi, sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu lãi suất gây ra nhiều khó khăn khó giải quyết cho các NHTM.

Đến cuối năm 2011, đã có 3 ngân hàng tự nguyện sáp nhập để tránh tình trạng mất thanh khoản và đổ vỡ (là NHTM Cổ phần Sài Gòn, NHTM Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa và NHTM Cổ phần Đệ Nhất). Đã có nhiều ý kiến đồng tình và khẳng định chính vì việc tăng trưởng tín dụng nóng khơng có kiểm sốt, đồng thời cơ cấu tín dụng thiếu tính hợp lý là nguyên nhân sâu xa gây ra khó khăn cho các NHTM. Một rủi ro khác của các NHTM là

tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn thường xuyên thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Như vậy lượng vốn thiếu hụt các NHTM phải sử dụng các nguồn vốn vay khác và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM. Nếu gặp các cú sốc từ bên ngoài làm thay đổi lượng vốn huy động được sẽ gây rủi ro thanh khoản của các NHTM.

Biểu đồ 2.28. Tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và GDP giai đoạn 2000 – 2010 (%)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Thêm vào đó chất lượng tài sản của các NHTM chưa bảo đảm, đặc biệt là các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Danh mục cấp tín dụng vẫn tập trung lớn vào hoạt động cho vay, và hoạt động này chiếm tỷ trọng cao bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro cho cả hệ thống. Từ đó dẫn đến thu nhập của NHTM chủ yếu từ thu lãi cấp tín dụng, và khi thị trường thay đổi ảnh hưởng đến lãi suất thì doanh thu của NHTM cũng ảnh hưởng mạnh.

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Chất lượng danh mục tín dụng của NHTM có nhiều rủi ro, hiện tượng đảo nợ, giấu nợ xấu, nợ quá hạn vẫn được các NHTM cố tình áp dụng để tránh tình trạng cơng bố nợ xấu cao làm ảnh hưởng đến giá trị của NHTM. Vấn đề này được các tổ chức xếp hạng thế giới liên tục cảnh báo Việt Nam. Hiện nay, việc phân loại nợ còn khác biệt giữa tiêu chuẩn Việt Nam (Quyết định 49310) và theo tiêu chuẩn quốc tế (như IAS11). Trong khi Việt Nam tính tốn tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 của tồn hệ thống là 3%, thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings tỷ lệ này lên đến 13%. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có những rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

Biểu đồ 2.30. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam 2002 – 6T/2011 (%)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Những thách thức từ diễn biến kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, ảnh hưởng của kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam khá mạnh. Chiến lược hoạt động tín dụng lâu dài và hiệu quả cho mỗi NHTM, và sức đề kháng của các NHTM trước các cú sốc kinh tế vĩ mơ là khá thấp vì danh mục tín dụng có nhiều rủi ro và nhạy cảm với các cú sốc. Trong năm 2010 một số ngân hàng lớn (chủ yếu là NHTM nhà nước) có tỷ lệ CAR khá thấp:

Biểu đồ 2.31. Hệ số CAR của một số NHTM Việt Nam cuối năm 2010 (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)