Đến năm 1998, trên q trình phát triển hồn chỉnh thị trường tài chính nói chung và thị trường ngân hàng nói riêng, Việt Nam có thêm Luật các Tổ chức tín dụng được Quốc hội thơng qua ngày 2/12/1997 đã gần như hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho hoạt động của NHTM giai đoạn này mà đặc biệt là hoạt động tín dụng có thêm cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển. Chính nhờ những phát triển trong luật pháp cộng với sự phát triển và hòa nhập chung của cả nền kinh tế đã giúp đẩy mạnh hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM. Dư nợ tín dụng gia tăng, quy mơ tài sản của NHTM tăng lên.
Mặc dù hoạt động tín dụng gia tăng, và quy mơ tín dụng mở rộng, tuy nhiên các NHTM vẫn chỉ tập trung vào hoạt động cho vay là chính mà chưa có sự đa dạng hóa cũng như phát triển các sản phẩm tín dụng khác như chiết khấu, bảo lãnh, bao thanh tốn…điều đó cộng với kỹ năng quản trị rủi ro tín dụng chưa phát triển tương ứng làm cho nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng:
Biểu đồ 2.20. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của hệ thống NHTM Việt Nam 1992 – 1999
(%)
Nguồn: NHNN Việt Nam
Sau khi luật các tổ chức tín dụng ra đời cùng hàng loạt các hành lang pháp lý khác ra đời đã tạo điều kiện tốt cho nền kinh tế phát triển những năm sau 2000, cũng như hệ thống NHTM phát triển mạnh. Tháng 10/2001 Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cấu trúc lại NHTM nhà nước nhằm tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống các NHTM nhà nước, tăng năng lực tài chính, và hiệu quả hoạt động kinh doanh (có thể coi là lần tái cấu trúc đầu tiên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam) mà trong đó trọng tâm là tái cấu trúc lại hoạt động tín dụng của các NHTM với mục tiêu hiệu quả và an tồn.
Cịn với các NHTM cổ phần đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hoạt động được đẩy mạnh và vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Trong giai đoạn này dư nợ tín dụng của tồn bộ hệ thống NHTM với nền kinh tế ngày càng gia tăng: