.2 Tổng tài sản và dự nợ cho vay của 30 ngân hàng giai đoạn 200 3 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 90 - 96)

Nguồn: Tự tổng hợp từ BCTC các NHTM (triệu VND)

Điều này thể hiện qua việc tổng tài sản và vốn chủ sở hữu liên tục tăng đều đặn cho đến cuối năm 2012 khi tổng tài sản có xu hướng chậm lại thì dư nợ vẫn tiếp tục tăng. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản giữ ổn định ở xung quanh mức 50 – 60% liên tục qua giai đoạn này 0 500,000,000 1,000,000,000 1,500,000,000 2,000,000,000 2,500,000,000 3,000,000,000 3,500,000,000 4,000,000,000 4,500,000,000 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản và dư nợ cho vay của 30 ngân hàng

- Vấn đề quan trọng cần chú ý đến là lý thuyết về kênh chi phí trong truyền dẫn CSTT. Theo Barth và Ramey (2001) nghiên cứu và phát hiện CSTT còn truyền dẫn qua kênh chi phí. Có nghĩa rằng khi CSTT thắt chặt làm gia tăng lãi suất cho vay của NHTM và làm tăng chi phí của DN vay mượn tại NHTM nên làm gia tăng chi phí của họ. Thêm vào đó, nghiên cứu của Wouter J. den Haana, Steven W. Sumner, Guy M. Yamashiro (2007) làm rõ phản ứng trong danh mục tín dụng của NHTM khi CSTT thắt chặt và phát hiện ra rằng: các khoản tín dụng tiêu dùng và tín dụng bất động sản giảm mạnh trong khi tín dụng đầu tư và cơng nghiệp gia tăng. Nguyên nhân được giải thích là do khi kinh tế khó khăn, tổng cầu giảm nên hàng tồn kho của DN tăng, để tài trợ cho hàng tồn kho đó DN phải tăng vay mượn tại NHTM. Điều này dẫn đến mặc dù CSTT thắt chặt nhưng tín dụng vẫn gia tăng trong giai đoạn nhất định. Tại Việt Nam, giai đoạn 2008 – 2012 lượng hàng tồn kho tăng khá cao, đặc biệt năm 2011 lượng hàng tồn kho đã tăng lên tới 34%. Như vậy, có thể tại Việt Nam xảy ra hiện tượng truyền dẫn của CSTT qua kênh chi phí và bị ảnh hưởng bởi lượng hàng tồn kho tăng lên nên tăng trưởng tín dụng vẫn tăng cho dù CSTT có thắt chặt. Như thế, các khoản tín dụng này có thể là tín dụng xấu và có thể dẫn đến rủi ro rất lớn cho cả nền kinh tế.

66% 66% 67% 58% 58% 58% 59% 56% 54% 58% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ dự nợ trên tổng tài sản

Tuy nhiên, để tránh bị lỗi nhận định, tác giả đo lường tương quan giữa lãi suất và tăng trưởng tín dụng có độ trễ 1 năm.

Bảng 3.7. Hệ số tương quan giữa lãi suất và tăng trưởng tín dụng

Hệ số tương quan Δln(loan)i,t Δit Δit-1

Δln(loan)i,t 1 -0.252208 -0.079508

Δit -0.252208 1 -0.64144

Δit-1 -0.079508 -0.64144 1

Kết quả cho thấy tương quan theo hệ số tương quan giữa lãi suất điều hành và tăng trưởng tín dụng là âm (tuy nhiên hệ số tương quan khá nhỏ) phù hợp với khung lý thuyết. Như vậy có 2 vấn đề cần khẳng định:

- Những đặc điểm của NHTM có tác động đến q trình dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng.

- Mơ hình cịn thiếu các biến vĩ mơ khác tác động đến quá trình dẫn truyền của CSTT lên kênh tín dụng của NHTM như lạm phát, tỷ giá, dự trữ ngoại hối…Những biến này không thuộc phạm vi nghiên cứu của mơ hình và đã được nêu ở phạm vi nghiêm cứu. Cần khẳng định thêm rằng để nghiên cứu các biến vĩ mô này cần sử dụng mơ hình tự hồi quy (VAR) vì các biến vĩ mô là dự liệu theo thời gian (time – series).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Những kết luận rút ra từ nghiên cứu:

Qua sử dụng mơ hình hồi quy tổng thể (GMM) đã xác định được sự tác động của các biến liên quan đến đặc điểm hoạt động của NHTM: vốn, tính thanh khoản, rủi ro đến q trình truyền dẫn của CSTT lên kênh tín dụng của NHTM Việt Nam giai đoạn 2003 – 2012

Mơ hình GMM cho thấy tính bền vững và thích hợp của mơ hình trong áp dụng cho dữ liệu bảng. Tuy nhiên mơ hình cịn một số hạn chế cần hướng nghiên cứu tiếp theo.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:

Mơ hình chưa đưa vào các biến vĩ mơ và dữ liệu cịn hạn chế do đó tương quan giữa lãi suất điều hành và tăng trưởng tín dụng có sai khác so với khung lý thuyết. Do đó đây sẽ là hướng trong nghiên cứu tiếp theo khi sử dụng đầy đủ các nhóm biến với thu thập thêm số liệu cho nghiên cứu.

Thêm vào đó nghiên cứu chưa đi vào đo lường tác động của tăng trưởng tín dụng lên các biến khác của nền kinh tế để kiểm định xem CSTT có thực sự hiệu quả không. Tuy nhiên, như đã giới hạn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, đây là phần cần nghiên cứu tiếp theo và lớn hơn để đánh giá vấn đề này.

Với kết quả đạt được của đề tài, tác giả dựa trên đó đưa ra một số đề xuất ở phần tiếp theo của nghiên cứu.

Chương 4:

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đề xuất với NHTM trong phát triển tín dụng:

Hiện nay, hệ thống NHTM đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn vốn trong nền kinh tế của đất nước. Theo số liệu của World Bank cho thấy, tín dụng trong nước được cung cấp bởi hệ thống NHTM chiếm một tỷ trọng rất cao so với GDP và khơng ngừng tăng lên. Tính đến năm 2011, tỷ lệ này đã lên đến 120% GDP, và cao hơn rất nhiều so với bình quân của thế giới là 74%.

Biểu đồ 4.1. Tín dụng trong nước được cung cấp bởi hệ thống NHTM(%GDP)

Nguồn: World bank

Trong năm năm gần đây nhờ có chính sách cởi mở của Chính phủ, hệ thống ngân hàng Việt nam đã tăng trưởng mạnh kể cả về quy mô tài sản và số lượng các ngân hàng. Khối các ngân hàng cổ phần đang mạnh lên ở quy mô cũng như khả năng chiếm lĩnh thị phần so với các khối thành viên khác trong hệ thống. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống NHTM

0 20 40 60 80 100 120 140 160 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 % G DP

Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề. Vấn đề đầu tiên là nợ xấu trong hoạt động tín

dụng.

Bản chất của nợ xấu ngân hàng là do khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay không hiệu quả, và nó thường phát sinh sau một chu kỳ vay vốn, thậm chí sau một thời gian dài. Nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng (TCTD) được tích lũy từ trước đây do mơi trường kinh doanh xấu đi kể từ năm 2008, khách hàng vay gặp nhiều khó khăn về tài chính và hoạt động, vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời gian gần đây. Trong bối cảnh dư nợ tín dụng khơng tăng từ đầu năm 2012 trở lại đây cho thấy nợ xấu phát sinh mới chủ yếu là các khoản tín dụng đã được cấp trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng tín dụng nhanh. Đến ngày 31/5/2012, nợ xấu theo các TCTD báo cáo là hơn 117 ngàn tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đối với gần 1,01 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 TCTD của Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD này, đến ngày 31/3/2012 nợ xấu15 của các TCTD là hơn 202 ngàn tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng16. Nguyên nhân nợ xấu theo kết quả giám sát cao hơn nợ xấu theo báo cáo của các TCTD tại thời điểm tháng 3/2012 là do:

Thứ nhất, các tiêu chí xác định nợ xấu theo quy định hiện hành có bao gồm tiêu chí

định lượng (như: thời gian quá hạn, số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ,…) và tiêu chí định tính (chấm điểm, xếp hạng khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng). Việc bao gồm các tiêu chí định tính và định lượng trong phân loại nợ là phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các TCTD là khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch trong xác định và ghi nhận nợ xấu của TCTD.

Thứ hai, một số TCTD không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ

xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập DPRR.

15 Bao gồm nợ xấu hạch toán nội bảng, nợ xấu đã xử lý bằng DPRR đang theo dõi ngoại bảng và nợ xấu cam kết ngoại bảng

16 Bao gồm dư nợ cho vay hạch toán nội bảng, nợ xấu đã xử lý bằng DPRR đang hạch toán ngoại bảng và dư nợ cam kết ngoại bảng

Thứ ba, do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các TCTD, nên dẫn

đến có sự khác nhau về nhóm nợ của 1 khách hàng quan hệ tại nhiều TCTD.

Do các nguyên nhân trên, nợ xấu do TCTD báo cáo thường thấp hơn nợ xấu theo kết quả giám sát TCTD và còn thấp hơn nữa so với nợ xấu theo kết quả thanh tra tại chỗ của NHNN. Kết quả thanh tra tại chỗ vừa qua đối với một số NHTMCP yếu kém thuộc diện phải cơ cấu lại cho thấy nợ xấu thực tế của các TCTD cao hơn nhiều số hiện báo cáo của TCTD. Tình trạng tồn tại nhiều con số về nợ xấu khơng phải là vấn đề riêng có ở Việt Nam vì những nguyên nhân nói trên. Tuy nhiên, số liệu nợ xấu chính thức của tồn hệ thống ngân hàng do cơ quan quản lý, giám sát ngân hàng công bố và được chấp nhận do được giải thích rõ ràng và pháp luật quy định cụ thể về phương pháp phân loại nợ, và con số 8.6% nợ xấu trên tổng dư nợ là một con số đáng báo động cho tồn hệ thống, vì nó đã vượt vốn tự có của các ngân hàng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)