Sở hữu nước ngoài tại các NHTM trong nước đến cuối năm 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 58)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

So sánh với các quốc gia khác thì tỷ lệ cho vay/huy động, cho vay/tài sản, cho vay/GDP9

của Việt Nam khá cao. Điều đó cho thấy hoạt động của hệ thống ngân hàng vẫn tập trung vào cho vay rất nhiều. Và hoạt động cho vay này hiện tại có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế Việt Nam khi tỷ lệ cho vay/GDP cao. Điều này càng khẳng định thêm vai trị và vị trí của hệ thống NHTM trong hệ thống tài chính của Việt Nam. Như vậy, khi thực thi các chính sách vĩ mơ chính phủ phải quan tâm đến hệ thống NHTM đầu tiên. Và đây cũng là điều kiện cho thấy CSTT sẽ tác động mạnh đến nền kinh tế thông qua truyền dẫn lên hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay/huy động của các NHTM trong giai đoạn này rất cao, cho thấy các NHTM chưa quan tâm nhiều đến tính thanh khoản của mình trong hoạt động. Đồng thời

đó tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản cũng khá cao dẫn đến lượng vốn chủ sở hữu của các NHTM còn khá hạn chế.

Biểu đồ 2.26. Tỷ lệ cho vay/huy động, cho vay/tài sản, cho vay/GDP của một số quốc gia năm 2010 (%)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Với sự mở rộng về quy mơ hoạt động tín dụng, các NHTM tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, nhưng cũng phải cạnh tranh gay gắt hơn. Về lợi nhuận, trong giai đoạn này đa số các NHTM đều có kết quả lợi nhuận dương:

Giai đoạn 2006 – 2011 các NHTM nhà nước vẫn là những ngân hàng đứng đầu thị trường tín dụng. Tuy nhiên trong giai đoạn này, các NHTM ngoài quốc doanh đã có những tiến bộ vượt bật, duy trì tăng trưởng tổng tài sản lớn, do đó tỷ trọng của nhóm ngân hàng này tăng lên qua các năm.

Bảng 2.5. Tỷ trọng tài sản của các NHTM trong toàn hệ thống giai đoạn 2006 – 2010

(%)

Với hoạt động cấp tín dụng, NHTM cổ phần cũng thể hiện ưu thế trong phát triển so với NHTM nhà nước trong việc giành lấy thị phần và phát triển sản phẩm của mình. Các NHTM cổ phần đẩy mạnh cấp tín dụng ra nền kinh tế trên nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng hơn. Điều đáng quan tâm là các NHTM nhà nước có tỷ trọng tài sản thấp nhưng tỷ trọng tín dụng lại rất cao. Như vậy, các NHTM nhà nước hoạt động khá rủi ro, trong khi đó các NHTM CP thì hoạt động àn tồn hơn khi có thị phần tín dụng thấp hơn so với tỷ trong tài sản.

Trong tín dụng, sản phẩm cho vay vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, trong hoạt động cho vay thì các NHTM ngồi quốc doanh cũng dần khẳng định vị thế và thị phần của mình:

Biểu đồ 2.27. Thị phần cho vay của các NHTM trong toàn hệ thống 2005 – 2010 (%)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Năm 2008, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và lạm phát trong nước tăng cao, kinh tế phát triển chậm lại, tăng trưởng tín dụng bị siết chặt từ trên 50% xuống cịn 20%, làm cho các NHTM mà chủ yếu là các NHTM nhỏ thiếu thanh khoản, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có giai đoạn đã lên đến trên 40%/năm. Các NHTM bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn, danh mục tín dụng bắt đầu phát tín hiệu rủi ro khó thu hồi, sự mất cân đối trong cơ cấu sản phẩm, cơ cấu kỳ hạn, cơ cấu lãi suất gây ra nhiều khó khăn khó giải quyết cho các NHTM.

Đến cuối năm 2011, đã có 3 ngân hàng tự nguyện sáp nhập để tránh tình trạng mất thanh khoản và đổ vỡ (là NHTM Cổ phần Sài Gịn, NHTM Cổ phần Việt Nam Tín Nghĩa và NHTM Cổ phần Đệ Nhất). Đã có nhiều ý kiến đồng tình và khẳng định chính vì việc tăng trưởng tín dụng nóng khơng có kiểm sốt, đồng thời cơ cấu tín dụng thiếu tính hợp lý là nguyên nhân sâu xa gây ra khó khăn cho các NHTM. Một rủi ro khác của các NHTM là

tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn thường xuyên thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng. Như vậy lượng vốn thiếu hụt các NHTM phải sử dụng các nguồn vốn vay khác và ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NHTM. Nếu gặp các cú sốc từ bên ngoài làm thay đổi lượng vốn huy động được sẽ gây rủi ro thanh khoản của các NHTM.

Biểu đồ 2.28. Tăng trưởng tín dụng, huy động vốn và GDP giai đoạn 2000 – 2010 (%)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Thêm vào đó chất lượng tài sản của các NHTM chưa bảo đảm, đặc biệt là các tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng. Danh mục cấp tín dụng vẫn tập trung lớn vào hoạt động cho vay, và hoạt động này chiếm tỷ trọng cao bên phần tài sản của bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro cho cả hệ thống. Từ đó dẫn đến thu nhập của NHTM chủ yếu từ thu lãi cấp tín dụng, và khi thị trường thay đổi ảnh hưởng đến lãi suất thì doanh thu của NHTM cũng ảnh hưởng mạnh.

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Chất lượng danh mục tín dụng của NHTM có nhiều rủi ro, hiện tượng đảo nợ, giấu nợ xấu, nợ quá hạn vẫn được các NHTM cố tình áp dụng để tránh tình trạng công bố nợ xấu cao làm ảnh hưởng đến giá trị của NHTM. Vấn đề này được các tổ chức xếp hạng thế giới liên tục cảnh báo Việt Nam. Hiện nay, việc phân loại nợ còn khác biệt giữa tiêu chuẩn Việt Nam (Quyết định 49310) và theo tiêu chuẩn quốc tế (như IAS11). Trong khi Việt Nam tính tốn tỷ lệ nợ xấu trong năm 2010 của tồn hệ thống là 3%, thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings tỷ lệ này lên đến 13%. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang có những rủi ro tiềm ẩn rất lớn.

Biểu đồ 2.30. Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam 2002 – 6T/2011 (%)

Nguồn: báo cáo phân tích ngành ngân hàng của VCBS

Những thách thức từ diễn biến kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, ảnh hưởng của kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam khá mạnh. Chiến lược hoạt động tín dụng lâu dài và hiệu quả cho mỗi NHTM, và sức đề kháng của các NHTM trước các cú sốc kinh tế vĩ mơ là khá thấp vì danh mục tín dụng có nhiều rủi ro và nhạy cảm với các cú sốc. Trong năm 2010 một số ngân hàng lớn (chủ yếu là NHTM nhà nước) có tỷ lệ CAR khá thấp:

Biểu đồ 2.31. Hệ số CAR của một số NHTM Việt Nam cuối năm 2010 (%)

2.2.3. Giai đoạn 2011 - 2012:

Năm 2011, ngành ngân hàng bắt đầu với việc áp dụng luật các tổ chức tín dụng mới, sau đó là nhiều văn bản pháp quy khác được ban hành.:

Bảng 2.7. Văn bản pháp quy liên quan đến ngành ngân hàng Việt Nam năm 2011

Trong năm 2011, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong nền kinh tế và hoạt động của hệ thống, nhưng để đảm bảo an toàn các NHTM đã cố gắng tăng vốn chủ sở hữu lên để nâng cao năng lực tài chính của mình đồng thời đáp ứng các yêu cầu mới của NHNN Việt Nam. Điều đặc biệt, trong giai đoạn này tỷ lệ tăng VCSH đa số cao hơn tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản. Các NHTM đã lo sợ trước rủi ro nhiều hơn nên củng cố năng lực tài chính của mình nhằm đối phó rủi ro.

Biểu đồ 2.32. Tình hình kinh doanh một số NHTM Việt Nam năm 2011

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Về tín dụng các NHTM có tốc độ tăng chậm lại (các ngân hàng tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng từ 5 – 10%) so với các năm trước. Trong đó một số NHTM có dư nợ cấp tín dụng rất thấp so với lượng vốn huy động được. Như vậy, cầu tín dụng trong nền kinh tế rất thấp. Điều này có thể giải thích là do mức lãi suất cấp tín dụng cao (do lãi suất điều hành cao), đồng thời vì khủng hoảng kinh tế và nền kinh tế hấp thụ lạm phát nên sức cầu giảm sút làm cho nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm và tín dụng NHTM giảm theo.

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, khả năng sinh lời giảm sút, tỷ lệ NIM khá thấp tại một số ngân hàng

Biểu đồ 2.34. Chỉ số sinh lợi của một số NHTM Việt Nam năm 2011

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Khó khăn trong kinh doanh khiến các NHTM bị rủi ro nhiều hơn, tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong năm 2011, tuy nhiên, tỷ lệ 3.2% nợ xấu năm 2011 còn bị các tổ chức đánh giá là chưa chính xác so với tình hình thực tế tại Việt Nam. Nợ xấu là hệ quả của việc tăng trưởng hoạt động nóng, tăng trưởng tín dụng tràn lan, mở rộng quy mơ mà khơng quan tâm đến rủi ro trước đó của các NHTM. Nợ xấu gây ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt của các NHTM. Tính thanh khoản của nhiều NHTM bị nghi ngờ, chất lượng tài sản giảm sút, nguy cơ phá sản

xảy ra là điều khó tránh khỏi. Giai đoạn này các NHTM sẽ rất nhạy cảm với các cú sốc vĩ mơ từ bên ngồi như các cú sốc từ CSTT hoặc các cú sốc lạm phát.

Biểu đồ 2.35. Nợ xấu ngành NHTM Việt Nam năm 2011

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Với tình hình kinh doanh nhiều rủi ro, hoạt động có vấn đề và phải đối mặt với nhiều cú sốc từ bên ngoài nên sức mạnh thương hiệu của các NHTM Việt Nam được đánh giá là còn yếu và chưa tạo dựng được nhiều ảnh hưởng lên khách hàng.

Biểu đồ 2.36. Sức mạnh thương hiệu của một số NHTM Việt Nam năm 2011

Mạng lưới hoạt động của các NHTM trong năm 2011 khơng có nhiều thay đổi, gần như không tăng trưởng nhiều so với các năm trước đó. Như vậy, giai đoạn này tài sản của các NHTM không mở rộng nhiều, quy mô hoạt động đã hết đà tăng trưởng nhanh và hoạt động của các NHTM đã bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng kinh tế và chính khủng hoảng của Việt Nam.

Biểu đồ 2.37. Số lượng CN, PGD, ATM một số NHTM Việt Nam năm 2011

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Có thể thấy tình hình năm 2011 khá khó khăn cho các NHTM, dự báo một năm khó khăn hơn nữa trong năm 2012. Năm 2012 có thể nói là năm đầy “u ám” của ngành ngân hàng; hàng loạt nhân sự cấp cao vướng vòng lao lý; hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, nợ xấu, hay vấn đề sở hữu chéo...và hàng loạt vấn đề khác. Tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 đạt rất thấp so với những năm trước đó.

Biểu đồ 2.38. Tình hình tăng trưởng tín dụng và nợ xấu của NHTM Việt Nam năm 2012

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn lại tăng cao hơn so với những năm trước rất nhiều. Mặc dù lãi suất cho vay các kỳ hạn có giảm xuống nhưng cũng khơng giúp các NHTM tăng dư nợ tín dụng:

Biểu đồ 2.39. Tăng trưởng tín dụng và lãi suất của NHTM Việt Nam năm 2012

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Khơng chỉ tăng trưởng tín dụng chậm mà một số NHTM cịn có tăng trưởng tín dụng âm.

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Tổng tài sản của hệ thống có dấu hiệu giảm đi qua các quý trong năm 2012:

Bảng 2.8. Tình hình tài chính của NHTM Việt Nam 6 tháng đầu năm 2012

Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng VCBS

Như vậy, tình hình kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong năm 2011, 2012 gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong năm 2012. Tăng trưởng tín dụng chậm lại, nợ xấu tăng lên, trong khi đó nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Đồng thời đó với chính sách tiền tệ tiếp tục thắt chặt sẽ là bài tốn khó giải quyết cho các NHTM Việt Nam.

2.3. Khảo lược mối tương quan giữa chính sách tiền tệ và tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012: Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012:

Để đánh giá mức độ tác động của CSTT vào ngành ngân hàng, tác giả tiến hành khảo lược mối quan hệ giữa CSTT và tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012. Lãi suất thanh toán liên ngân hàng của Việt Nam sau giai đoạn ổn định ở mức thấp 2004 – 2007 (CSTT mở rộng) đã thay đổi, tăng cao trong năm 2008 (CSTT thắt chặt), sau đó giảm nhanh trong năm 2009 (chính sách kích cầu năm 2009, CSTT mở rộng), rồi lại tăng lên và giữ ở mức cao năm 2010 và 2011 (CSTT thắt chặt).

Biểu đồ 2.41. Lãi suất thanh toán liên ngân hàng Việt Nam 2004 - 2012

Nguồn: NHNN Việt nam

Năm 2012, CSTT đã có nới lỏng hơn so với năm 2011 và 2010 khi lãi suất thanh toán liên ngân hàng đã giảm xuống, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2012. CSTT càng thể hiện rõ hơn trong tăng trưởng cung tiền M2. Suốt giai đoạn 2004 – 2007 tăng trưởng cung tiền của Việt Nam ln cao (trung bình trên 30%/năm) và năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, cung tiền được cắt giảm mạnh chỉ còn tăng trưởng ở mức 20%/năm, thấp hơn nhiều so với các năm trước.

0 5 10 15 20 25

Biểu đồ 2.42. Tăng trưởng M2 của Việt Nam 2004 - 2012

Nguồn: ADB

Sau năm 2008, tăng trưởng tiền tăng trở lại trước khi giảm mạnh trong năm 2011 và 2012. Trong khi đó tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng rất cao trong giai đoạn 2004 – 2007. Giai đoạn 2004 – 2007 tăng trưởng tín dụng Việt Nam thực hiện ln cao hơn nhiều so với mục tiêu được NHNN Việt Nam đề ra.

Bảng 2.9. Tăng trưởng tín dụng Việt Nam 2004 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tín dụng (%) Mục tiêu 25 25 18-20 17-21 30 21-23 25 20 15-17 Thực hiện 41.6 31.1 25.4 53.9 25.4 37.5 31.2 14.4 6.45

Nguồn: NHNN Việt nam

Đến giai đoạn 2011 – 2012 thì tăng trưởng tín dụng của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách của NHNN. Đặc biệt trong năm 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 6.45% so với chỉ tiêu đề ra từ 15 – 17%. Như vậy, diễn biến trái chiều này của tăng trưởng tín dụng cho thấy trong năm 2012 cầu tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đã giảm đi rất nhiều so với các giai đoạn trước đây. So sánh mối quan hệ giữa lãi suất, tăng trưởng

29.5% 29.7% 33.6% 46.1% 20.3% 29.0% 33.3% 12.1% 17.0% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% 50.0% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng cho thấy mối quan hệ nghịch giữa lãi suất thanh toán liên ngân hàng và hai biến còn lại trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Biểu đồ 2.43. Lãi suất liên ngân hàng, Tăng trưởng M2, Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam 2004 - 2012

Nguồn: ADB, NHNN Việt Nam

Giai đoạn 2004 – 2007 với lãi suất ổn định ở mức thấp (CSTT mở rộng), cung tiền tăng mạnh, đồng thời tăng trưởng tín dụng mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức rất cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm ngân hàng tác động đến sự truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng ngân hàng tại việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)