Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012:
Để đánh giá mức độ tác động của CSTT vào ngành ngân hàng, tác giả tiến hành khảo lược mối quan hệ giữa CSTT và tăng trưởng tín dụng Việt Nam giai đoạn 2004 – 2012. Lãi suất thanh toán liên ngân hàng của Việt Nam sau giai đoạn ổn định ở mức thấp 2004 – 2007 (CSTT mở rộng) đã thay đổi, tăng cao trong năm 2008 (CSTT thắt chặt), sau đó giảm nhanh trong năm 2009 (chính sách kích cầu năm 2009, CSTT mở rộng), rồi lại tăng lên và giữ ở mức cao năm 2010 và 2011 (CSTT thắt chặt).
Biểu đồ 2.41. Lãi suất thanh toán liên ngân hàng Việt Nam 2004 - 2012
Nguồn: NHNN Việt nam
Năm 2012, CSTT đã có nới lỏng hơn so với năm 2011 và 2010 khi lãi suất thanh toán liên ngân hàng đã giảm xuống, đặc biệt là trong những tháng cuối năm 2012. CSTT càng thể hiện rõ hơn trong tăng trưởng cung tiền M2. Suốt giai đoạn 2004 – 2007 tăng trưởng cung tiền của Việt Nam ln cao (trung bình trên 30%/năm) và năm sau cao hơn năm trước. Năm 2008, cung tiền được cắt giảm mạnh chỉ còn tăng trưởng ở mức 20%/năm, thấp hơn nhiều so với các năm trước.
0 5 10 15 20 25
Biểu đồ 2.42. Tăng trưởng M2 của Việt Nam 2004 - 2012
Nguồn: ADB
Sau năm 2008, tăng trưởng tiền tăng trở lại trước khi giảm mạnh trong năm 2011 và 2012. Trong khi đó tăng trưởng tín dụng của Việt Nam cũng rất cao trong giai đoạn 2004 – 2007. Giai đoạn 2004 – 2007 tăng trưởng tín dụng Việt Nam thực hiện luôn cao hơn nhiều so với mục tiêu được NHNN Việt Nam đề ra.
Bảng 2.9. Tăng trưởng tín dụng Việt Nam 2004 - 2012
Chỉ tiêu Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tín dụng (%) Mục tiêu 25 25 18-20 17-21 30 21-23 25 20 15-17 Thực hiện 41.6 31.1 25.4 53.9 25.4 37.5 31.2 14.4 6.45
Nguồn: NHNN Việt nam
Đến giai đoạn 2011 – 2012 thì tăng trưởng tín dụng của Việt Nam lại thấp hơn nhiều so với mục tiêu chính sách của NHNN. Đặc biệt trong năm 2012, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt mức 6.45% so với chỉ tiêu đề ra từ 15 – 17%. Như vậy, diễn biến trái chiều này của tăng trưởng tín dụng cho thấy trong năm 2012 cầu tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đã giảm đi rất nhiều so với các giai đoạn trước đây. So sánh mối quan hệ giữa lãi suất, tăng trưởng
29.5% 29.7% 33.6% 46.1% 20.3% 29.0% 33.3% 12.1% 17.0% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% 50.0% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng cho thấy mối quan hệ nghịch giữa lãi suất thanh tốn liên ngân hàng và hai biến cịn lại trong suốt giai đoạn nghiên cứu.
Biểu đồ 2.43. Lãi suất liên ngân hàng, Tăng trưởng M2, Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam 2004 - 2012
Nguồn: ADB, NHNN Việt Nam
Giai đoạn 2004 – 2007 với lãi suất ổn định ở mức thấp (CSTT mở rộng), cung tiền tăng mạnh, đồng thời tăng trưởng tín dụng mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức rất cao. Trong năm 2007, khi lãi suất có giảm nhẹ thì cung tiền và tăng trưởng tín dụng tăng vọt,
6.2% 7.2% 7.6% 7.0% 13.2% 8.0% 9.7% 13.5% 8.1% 41.6% 31.1% 25.4% 53.9% 25.4% 37.5% 31.2% 14.4% 6.5% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
CSTT và Tăng trưởng tín dụng Việt Nam 2004 - 2012
đây có thể xem là ảnh hưởng của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam tăng lên, đồng thời đầu tư trong nước cũng được kích hoạt mạnh. Tuy nhiên, do lạm phát năm 2008, CSTT được thắt chặt nhanh chóng, lãi suất tăng lên gần gấp đơi khiến cho tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng giảm đi gần một nữa.
Năm 2009, 2010 khi lạm phát đã được kiểm sốt bớt, để kích thích kinh tế, Chính phủ Việt Nam thực thi chính sách kích cầu qua hỗ trợ lãi suất (năm 2009), lãi suất giảm xuống, tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng tăng trở lại ở mức cao. Tuy vậy, điều này không được duy trì lâu vì lạm phát những tháng đầu năm 2011 nên CSTT được thắt chặt với Nghị quyết 02/NQ-CP thắt chặt chính sách tài khóa và CSTT để kiểm sốt lạm phát nên lãi suất tăng lên, tăng trưởng cung tiền và tăng trưởng tín dụng đồng loạt giảm thấp. Đến năm 2012, khi lạm phát đã được giữ ổn định, kinh tế gặp khó khăn, CSTT đã được nới lỏng hơn, lãi suất giảm, cung tiền tăng nhưng tăng trưởng tín dụng lại đi ngược xu hướng (tăng trưởng chậm lại rất nhiều). Điều này cho thấy nền kinh tế đang đi vào giai đoạn cực kỳ khó khăn, nhu cầu tín dụng giảm nhiều, các doanh nghiệp khơng cịn muốn vay tiền để mở rộng sản xuất thêm nữa.
Mặc dù lãi suất giảm, cung tiền tăng nhưng tăng trưởng tín dụng lại thấp, như vậy liệu rằng phản ứng của các NHTM với CSTT đã thay đổi hay chỉ là hiện tượng của năm 2012. Liệu rằng đặc điểm của mỗi NHTM có ảnh hưởng đến tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng. Để làm rõ vấn đề này tác giả đi đến chương tiếp theo để kiểm định tác động của CSTT đến tăng trưởng tín dụng của NHTM trong mối tương quan với đặc điểm của từng NHTM.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua phân tích CSTT và tăng trưởng tín dụng cũng như tình hình hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam qua các giai đoạn có thế rút ra các nhận xét sau:
- Tại Việt Nam, CSTT được thực thi bởi NHNN Việt Nam và có những thay đổi trong giai đoạn 10 năm gần đây. CSTT chủ yếu thực thi qua công cụ lãi suất, thị trường mở, giới hạn tăng trưởng tín dụng và các cơng cụ khác.
- Việt Nam đối mặt với khủng hoảng và tình trạng lạm phát cao những năm 2008, 2010 do đó CSTT cũng thay đổi lớn thơng qua các biến lãi suất điều hành, cung tiền và giới hạn tăng trưởng tín dụng trong hệ thống NHTM
- Hệ thống NHTM Việt Nam mở rộng trong giai đoạn 2000 – 2012, đặc biệt là sau giai đoạn 2006 với quy mơ, dư nợ tín dụng tăng cao, đồng thời cũng đối mặt với rủi ro và khó khăn.
- Các NHTM Việt Nam có quy mơ tương đối nhỏ, nhưng tăng trưởng tín dụng khá cao trong giai đoạn này, sản phẩm chủ yếu trong tín dụng là cho vay.
- Thanh khoản và rủi ro tín dụng đã xuất hiện trong thời gian gần đây.
Trên cơ sở những nội dung đã phác họa về CSTT và tăng trưởng tín dụng, tác giả đi đến nghiên cứu sự dẫn truyền của CSTT qua kênh tín dụng dưới sự tác động của đặc điểm từng NHTM ở chương tiếp theo.
Chương 3
KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA ĐẶC ĐIỂM NGÂN HÀNG LÊN SỰ TRUYỀN DẪN CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG TẠI CÁC
NHTM VIỆT NAM