Quy chế phối hợp giữa chức năng thanh tra và điều tra án kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra thuế tại cục thuế quảng bình (Trang 29 - 30)

CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

3.1 Đánh giá quá trình cải cách thuế ở Việt Nam

3.1.3 Quy chế phối hợp giữa chức năng thanh tra và điều tra án kinh tế

Quy chế phối hợp số 2122/QCPH/TCCS-TCT được ký kết giữa Tổng cục Cảnh sát và Tổng cục Thuế vào ngày 26/8/2003, nhằm nâng cao cơng tác phịng, chống các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế. Mặc dù công tác phối hợp giữa hai ngành đã được đẩy mạnh và đem lại hiệu quả tích cực, song để duy trì và phát huy tốt hơn cơng tác phòng, chống các vi phạm, tội phạm về thuế, cần khắc phục một số tồn tại như: việc triển khai công tác phối hợp ở cấp tỉnh, thành phố thì kịp thời, nhưng việc triển khai ở cấp quận, huyện lại chưa đầy đủ, chưa có chương trình, phối hợp cụ thể nên hiệu quả còn rất hạn chế. Nhiều trường hợp CQT đã cung cấp thông tin, tài liệu vi phạm cho cơ quan cơng an nhưng sau đó lại xem như hết trách nhiệm, khơng liên hệ để có biện pháp tiếp tục làm rõ. Ngược lại phía cơ quan cơng an cũng để tồn nhiều vụ việc mà cơ quan thuế cung cấp dẫn đến việc chậm trễ hoặc xử lý thiếu dứt điểm đối với các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, ngồi quy chế phối hợp, hai cơ quan chưa có hướng dẫn cụ thể về thủ tục chuyển giao hồ sơ, tài liệu, về mức độ quan trọng và khẩn cấp của vụ việc, về cơ chế theo dõi và tiến độ hoàn thành các vụ việc nên cũng gây sự khó khăn, lúng túng trong việc tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp phòng, chống các hành vi vi phạm và tội phạm trong lĩnh vực thuế.

Có thể nói quy chế phối hợp giữa chức năng thanh tra thuế và điều tra án kinh tế của cơ quan điều tra là nhằm bổ sung cho nhau chức năng quản lý nhà nước giữa hai cơ quan quyền lực của nhà nước, cũng như hỗ trợ về chuyên môn giữa chức năng thuế và chức năng điều tra án kinh tế có liên quan đến thuế. Việc ban hànhquy chế là phù hợp với yêu cầu trong điều kiện ngày càng có nhiều vụ án kinh tế có liên quan đến thuế và làm thất thốt nguồn thu ngân sách. Tuy nhiên, để phát huy tốt hiệu quả của quy chế này là một vấn đề khác, khi mà sự hỗ trợ và phối hợp giữa hai cơ quan nhà nước này chưa được thường xuyên và tích cực.

Từ thực trạng những năm thực hiện quy chế đã cho thấy hiệu quả trong việc quản lý nhà nước nhằm chống thất thu ngân sách chưa đạt như sự kỳ vọng, điều này đặt ra một vấn đề đó là nên giao quyền điều tra cho cơ quan thuế trong các vụ án kinh tế có liên quan đến các khoản thu ngân sách. Bên cạnh đó, các vụ án kinh tế khi chuyển giao cho cơ quan điều tra

của cơng an là các vụ án hình sự và trong các mối quan hệ của vụ án có những mối quan hệ dân sự và điều này có thể dẫn đến việc “hình sự hóa” các mối quan hệ dân sự trong vụ án kinh tế. Chính vì vậy, giao quyền điều tra cho cơ quan thuế có thể khắc phục được tình trạng trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra thuế tại cục thuế quảng bình (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)