Đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa phịng thanh tra Cục Thuế Quảng Bình và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra thuế tại cục thuế quảng bình (Trang 40)

CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

3.3 Khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra thuế tại Cục Thuế Quảng Bình:

3.3.6 Đánh giá kết quả hoạt động phối hợp giữa phịng thanh tra Cục Thuế Quảng Bình và

và cơ quan điều tra của Cơng An Quảng Bình

Trên cơ sở đề xuất của CQT hay cơ quan công an để thành lập các đồn cơng tác phối hợp thanh tra, điều tra xác minh và xử lý những vụ việc vi phạm pháp luật về thuế như: bán hàng khơng xuất hố đơn, sử dụng hố đơn bất hợp pháp, thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn bất hợp pháp, trốn thuế, tránh thuế. Trong thời gian qua cơ quan cơng an Quảng Bình đã chuyển giao Cục Thuế thanh tra, kiểm tra xử lý hai trường hợp vi phạm chính sách về lĩnh vực thuế, có dấu hiệu trốn thuế, CQT đã kiểm tra và xử lý 01 trường hợp (năm 2009) đã ra quyết định xử phạt 25.635.450 đồng và đối tượng đã tự khắc phục kê khai và nộp số thuế khai thiếu: 35.189.300 đồng; có một trờng hợp cơ quan cơng an mới chuyển giao cuối năm 2012. Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra, đối chiếu xác minh hoá đơn, Cục Thuế Quảng Bình cũng đã có cơng văn đề xuất phối hợp điều tra xử lý hai vụ việc liên quan đến hoá đơn bán hàng, qua thanh tra đã ra quyết định truy thu 58.356.995 đồng, xử phạt 76.000.000 đồng.

Như vậy, về mặt hiệu quả thì sự phối hợp của hai cơ quan trong việc phát hiện sự thất thoát ngân sách là rất thấp, trong khi thực tế tỷ lệ thất thoát ở Quảng Bình là tương đối cao. Riêng năm 2011, cơ quan thuế đã phát hiện và truy thu hơn 8 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 0,59%. Con số này là tương đối cao với một tỉnh nghèo như Quảng Bình mà ngân sách hàng năm cịn phụ thuộc vào trợ cấp từ ngân sách trung ương.

Cũng theo quy chế thì CQT thường xun tích cực phối hợp với lực lượng cơng an cùng cấp trong việc QLT cả về diện hộ cũng như mức thuế, hỗ trợ trong công tác xử lý nợ đọng NNT đặc biệt là các DN kinh doanh vận tải, khai thác vật liệu xây dựng, kinh doanh lâm sản. Hàng tháng, hàng quý CQT đều cung cấp thông tin liên quan đến NNT cho cơ quan công an như số doanh nghiệp còn nợ đọng thuế, doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, các doanh nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ trong việc thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, xác minh doanh nghiệp khơng tồn tại để đóng mã số thuế, thu hồi hố đơn.

Quy chế chưa quy định rõ trách nhiệm trong việc thông tin và báo cáo kết quả điều tra của cơ quan cơng an cho CQT. Điều này là do tính “bí mật” của chức năng điều tra án trong q trình thu thập thơng tin khi mà chức năng điều tra chưa được giao cho cơ quan thuế.

Như vậy, tình trạng bất cân xứng thơng tin trong q trình phối hợp giữa hai cơ quan đã tạo ra rào cản trong việc phát huy hiệu quả của quy chế.

Hộp 3.2: Một số vụ việc điển hình

Năm 2007, việc phối hợp giữa Cục Thuế Quảng Bình, Cơng An Quảng Bình và Cục Thuế Hà Tây đã phát hiện Công ty liên doanh V sử dụng nhiều hóa đơn nhập hàng, kê khai thuế GTGT đầu vào của một số DN khác đã ngừng hoạt động, bỏ trốn và có dấu hiệu bỏ trốn.

Năm 2008, phối hợp với Cục Thuế Gia Lai phát hiện DNTN H.Q (Quảng Bình) và XN tư doanh A.S (An Khê – Gia Lai) bán hàng khơng xuất hóa đơn, phát hiện số chênh lệch giữa các liên hóa đơn GTGT do DNTN H.Q phát hành. Vụ việc đã chuyển sang cơ quan điều tra Cơng An Quảng Bình xử lý.

Năm 2009, Cơ quan điều tra Cơng An Quảng Bình đã đề nghị kiểm tra thuế tại Công ty cổ phần S sau khi phát hiện dấu hiện vi phạm chính sách về lĩnh vực quản lý thuế, qua đó đã phát hiện hành vi kê khai thiếu doanh thu và xử phạt đối với hành vi khai sai làm giảm số thuế phải nộp.

Nguồn: Tổng hợp dựa trên Biên bản thanh tra, kiểm tra 3.3.7 Phân tích phương án đề xuất từ cuộc khảo sát theo phân tích nghiên cứu khả thi.

Kết quả phân tích với trường hợp là Cục Thuế Quảng Bình cho thấy: Mức độ tuân thủ thuế của NNT trên địa bàn chưa được tuân thủ, chất lượng cuộc thanh tra, kiểm tra thuế vẫn cịn thấp, tỷ lệ cán bộ làm cơng tác thanh kiểm tra chưa đạt yêu cầu chung; cũng như quy chế phối hợp giữa CQT và cơ quan công an cùng cấp là không hiệu quả trong việc hạn chế thất thu thuế từ các vụ án kinh tế.Kết quả trên cho thấy Cục Thuế Quảng Bình có nhu cầu để tổ chức bộ phận điều tra thuế, do đó phương án được đề xuất đó là thành lập bộ phận điều tra thuế cho cơ quan thuế, bên cạnh chức năng thanh kiểm tra của cơ quan thuế và chức năng điều tra án kinh tế của cơ quan cơng an.

Tuy nhiên, nhằm xem xét tính khả thi của phương án này, ta cần sử dụng khung phân tích nghiên cứu khả thi để phân tích tính khả thi của phương án được đề xuất trước khi rút ra kết luận và đưa ra kiến nghị chính sách.

Tính khả thi về pháp lý: Hiện đang tồn tại những vướng mắc về pháp lý trong việc tổ chức bộ phận điều tra thuế. Cụ thể, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật quản lý thuế của Bộ Tài chính có đề cập việc nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ điều tra

về thuế cho cơ quan thuế theo quyết định Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động điều tra về cơ bản là hoạt động chuyên ngành thuộc lĩnh vực tố tụng hình sự và đã được qui định trong bộ luật tố tụng hình sự. Để có thể bổ sung chức năng về điều tra sẽ phải sửa đổi đồng bộ các pháp luật liên quan như: pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra, về tố tụng và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để cơ quan thuế có thể thực hiện chức năng này. Cụ thể, tại điều 2 pháp lệnh số 23/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/8/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định: “Cơ quan được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm có Bộ đội biên phịng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân quy định tại các điều 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Pháp lệnh này” và

tại điều 111, bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng nêu “Quyền hạn điều tra của

Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra”. Như vậy, cơ sở pháp lý chưa cho phép ngành thuế bổ sung

chức năng điều tra.Để có thể thực hiện đúng lộ trình cải cách đến năm 2020 đã đặt ra thì bước đầu tiên phải tạo ra cơ sở pháp lý.

Tính khả thi về cơng nghệ và hệ thống được xem xét dưới yếu tố con người: Bên cạnh những khó khăn do cơ sở pháp lý thì hiện lực lượng cán bộ ngành Thuế cũng như cán bộ thuộc Cục Thuế Quảng Bình cịn chưa thể đáp ứng được các yêu cầu để có thể làm chức năng điều tra.

Thứ nhất, số lượng cán bộ mỏng. Dự kiến đến cuối năm 2013 biên chế là 100 cán bộ tại văn phịng Cục Thuế Quảng Bình, trong đó đã ưu tiên bố trí cho cơng tác thanh tra, kiểm tra tại hai phịng là 24 cán bộ (chiếm 24%). Trong khi đó 9 phịng ban còn lại với các chức năng như: tuyên truyền, kê khai, hỗ trợ NNT, cưỡng chế nợ thuế, tổng hợp dự toán, quản lý thuế TNCN, quản lý hóa đơn ấn chỉ… chỉ chiếm 76 cán bộ. Như vậy, với số lượng mỏng thì việc sắp xếp tổ chức cán bộ làm chức năng điều tra là rất hạn chế.

Thứ hai, chức năng điều tra khác biệt với chức năng thanh tra kiểm tra. Do đó, để phát huy hiệu quả chức năng điều tra cần phải có thời gian để cải thiện chất lượng cán bộ và làm quen với kỹ năng điều tra thuế.

Thứ ba, việc tiếp cận chức năng điều tra của các cán bộ chưa có kinh nghiệm làm chuyên trách cơng tác thanh, kiểm tra lại càng hết sức khó khăn hơn. Thực tế, để đào tạo một cán bộ thuế có kỹ năng làm cơng tác thanh kiểm tra thuế tốt đã phải mất khoảng 2 năm trong khi cơ chế luân chuyển, luân phiên như thời điểm hiện tại áp dụng thời gian tối đa là 3 năm cho vị trí thanh tra, kiểm tra.

Tính khả thi về tiến độ: Do phải mất thời gian để đào tạo và rèn luyện kỹ năng điều tra cho cán bộ thuế, do đó sẽ xuất hiện độ trễ của chính sách, hay nói cách khác là tính hiệu quả của quyết định thành lập chức năng điều tra thuế cho cơ quan thuế sẽ kéo dài hơn

Tính khả thi về kinh tế: Sử dụng phân tích CBA (chi phí – lợi ích) để xem xét tính khả thi về mặt kinh tế của chính sách. Để đơn giản hóa trong việc tính tốn, ta có thể đặt một số giả định như sau:

Phân tích CBA được xem xét tại thời điểm tổ chức bộ phận điều tra: giả định là năm 2013. Khơng có sự thay đổi số lượng cán bộ: Điều này có nghĩa là cán bộ làm công tác điều tra sẽ được bổ sung từ các phịng ban khác.

Giống như tính kinh tế của một dự án, việc ban hành một chính sách sẽ kéo dài trong nhiều năm, do đó cần phải ước tính chi phí và lợi ích quy đổi về cùng một thời điểm, tức là phân tích giá trị hiện tại rịng của chi phí và lợi ích.

Với các giả định như trên, thì chi phí ban đầu mà Cục Thuế Quảng Bình bỏ ra là rất thấp, ngồi chi phí đào tạo bồi dưỡng kỹ năng điều tra.

Dưới góc độ nghiên cứu của luận văn, thì lợi ích trong trường hợp thành lập bộ phận điều tra thuế là góc nhìn của cơ quan quản lý thuế. Do đó lợi ích thu được là tỷ lệ thất thoát thuế được cải thiện, mức độ tuân thủ pháp luật thuế được nâng cao. Đây là các chỉ tiêu khó xác định về mặt kỹ thuật. Do đó để đơn giản ta chỉ ước đoán số thuế truy thu thêm nếu tổ chức bộ phận điều tra. Nếu như tổ chức bộ phận điều tra thuế là 11 cán bộ như tổ chức bộ phận thanh tra thì số thuế truy thu được kỳ vọng tối thiểu cũng bằng số thuế truy thu mà chức năng thanh tra đã tiến hành. Sỡ dĩ như vậy vì chức năng điều tra thuế cịn được cung cấp nhiều công cụ và kỹ năng thu thập thông tin hơn so với chức năng thanh tra.

Như vậy, qua so sánh lợi ích – chi phí thì phương án đề xuất tại Cục Thuế Quảng Bình có tính khả thi về kinh tế.

Kết luận: phân tích nghiên cứu khả thi cho thấy phương án đề xuấttừ kết quả cuộc khảo sát chỉ có yếu tố khả thi về mặt kinh tế, trong khi tính khả thi của các yếu tố khác là khơng có trong bối cảnh hiện nay.

CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HẠN CHẾ

4.1 Kết luận

Việc bổ sung chức năng điều tra thuế nằm trong lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế đến năm 2020 mà Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt nhằm góp phần cải thiện sự tuân thủ thuế cũng như phù hợp với sự phát triển chung của các thành phần kinh tế. Nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra thuế ở Cục Thuế Quảng Bình là cần thiết, khi mà tỷ lệ thất thu thuế vẫn lớn, kết quả truy thu kể từ khi áp dụng nguyên tắc thanh tra kiểm tra theo phương pháp rủi ro và áp dụng luật quản lý thuế là hơn 34 tỷ đồng, đây được xem là con số đáng kể ở một địa phương nhỏ như Quảng Bình.

So với cả nước thì số lượng doanh nghiệp trên địa bàn ít và có quy mơ nhỏ. Hầu như khơng có doanh nghiệp lớn, đa ngành nghề và có vốn đầu tư nước ngồi, song số lượng doanh nghiệp được thành lập và đăng ký thuế trên địa bàn tăng nhanh trong những năm gần đây (Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn thành phố khoảng gần 1.600 doanh nghiệp tính đến 31/5/2013). Bên cạnh đó, việc trốn thuế ngày càng tinh vi, công tác quản lý thuế càng trở nên khó khăn hơn do doanh nghiệp ngày càng mở rộng đối tác kinh doanh ngoài địa bàn, số lượng doanh nghiệp tăng trong khi số lượng cán bộ quản lý khơng tăng.Bên cạnh đó hiệu quả cơng tác thanh, kiểm tra tại Cục Thuế Quảng Bình vẫn cịn thấp so với mặt bằng chung của toàn ngành, về mặt chất lượng cuộc thanh kiểm tra.

Cơng tác phối hợp điều tra những vụ án có liên quan đến thuế, liên quan đến các khoản thu ngân sách giữa cơ quan thuế và cơ quan công an chưa mang lại hiệu quả. Đến năm 2012 mới phối hợp được 5 vụ việc với số tiền thuế chỉ hơn 180 triệu là con số quá ít khi mà số thuế phát hiện qua thanh kiểm tra của cơ quan thuế đã là 8 tỷ (tính riêng năm 2012). Hiệu quả của quy chế không cao là do sự phối hợp không thường xuyên giữa hai cơ quan, bên cạnh việc quy định trách nhiệm báo cáo, trao đổi thông tin là không rõ ràng (như đã phân tích) đã dẫn đến tình trạng bất cân xứng thơng tin.

Tuy nhiên, phương án đề xuất giao và tổ chức bộ phận điều tra cho ngành thuế là chưa khả thi và còn gặp nhiều vướng mắc về cơ sở pháp lý, vướng mắc về chất lượng đội ngũ cũng như cơ sở hạ tầng để có thể tiếp nhận và triển khai tốt chức năng điều tra.

4.2 Kiến nghị

Từ những kết quả phân tích, đánh giá và kết luận, tác giả đề xuất một số kiến nghị, cụ thể như sau:

Một là, tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra cả về chất lượng và số lượng. Tập trung thanh tra vào các doanh nghiệp lớn, đa ngành đa nghề, doanh nghiệp có mức độ rủi ro cao và doanh nghiệp lỗ nhiều năm, các doanh nghiệp có số hồn thuế lớn. Hai là, việc cải thiện sự tuân thủ thuế của người nộp thuế đến từ tác động của việc nâng cao chế tài xử phạt; nâng cao chất lượng cuộc thanh tra, kiểm tra cũng như việc nâng cao chất lượng hoạt động của công tác tuyên truyền, đặc biệt là dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế. Do đó, Cục Thuế Quảng Bình cần chú trọng và tập trung cơng tác tun truyền pháp luật thuế; đặc biệt là nâng cao việc cung cấp dịch vụ công, hỗ trợ người nộp thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế

Ba là, xây dựng lại quy chế làm việc, trao đổi thông tin và báo cáo giữa Cục Thuế Quảng Bình và Cơng An Quảng Bình, đặc biệt là quy định trách nhiệm báo cáo các vụ việc liên quan đến ngân sách của cơ quan công an cho cơ quan thuế. Đẩy nhanh việc thực hiện các vụ án trọng điểm có liên quan đến các khoản thu ngân sách và báo cáo tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm chuẩn bị những kỹ năng điều tra cơ bản cho cán bộ thuế.

Bốn là, hạn chế tỷ lệ thất thu thuế, tỷ lệ nợ đọng thuế bằng việc nâng cao chế tài xử phạt hợp lý và phù hợp với điều kiện xã hội hội hiện nay, theo hướng nâng mức xử phạt nộp chậm bằng với lãi suất cho vay tại các ngân hàng thương mại. Rà sốt các khoản thu có tính bền vững nhằm đảm bảo nguồn thu cho kế hoạch ngân sách các năm.

Cuối cùng, nâng cao tính minh bạch trong các quy trình làm việc cho người nộp thuế dễ dàng tiếp cận. Đặc biệt là trong việc thực thi công vụ của cán bộ thuế nhằm hạn chế tình trạng tiêu cực.

4.3 Hạn chế của nghiên cứu

Luận văn đã phân tích rõ hiện trạng của chức năng thanh, kiểm tra của cơ quan thuế cũng như việc phối hợp hỗ trợ giữa chức năng thanh tra thuế và chức năng điều tra án kinh tế và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá và khảo sát nhu cầu tổ chức bộ phận điều tra thuế tại cục thuế quảng bình (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)