Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 48)

2.1 ĐẢM BẢO AN TỒN TÍN DỤNG THEO CÁC TIÊU CHUẨN CỦA

2.1.4.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Tại điều 4, thông tư yêu cầu các ngân hàng phải đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) ở mức 9%.

Tỷ lệ này cùng với quy định về nâng vốn pháp định tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng đến ngày 31/12/2010 theo nghị định số 141/2006/NĐ-CP đã góp phần rất quan trọng trong việc nâng cao tiềm lực tài chính của các ngân hàng.

Vốn tự có

Tỷ lệ an tồn vốn riêng lẻ (CAR) =

Hai số liệu rất quan trọng của NHTM được sử dụng trong tỷ lệ an tồn vốn là vốn tự có và tài sản “Có” rủi ro. Vốn tự có bao gồm vốn điều lệ, các quỹ, lợi nhuận giữ lại…phản ánh năng lực tài chính, khả năng đảm bảo đối với người gởi tiền, khả năng chóng đỡ của ngân hàng trước rủi ro phá sản. Tài sản “Có” rủi ro phản ánh hoạt động sử dụng vốn ngân hàng có thể là các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cấp cho khách hàng.

Vốn tự có là tổng hợp vốn cấp 1 và vốn cấp 2. Các khoản để tính vốn cấp 1 bao gồm vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, lợi nhuận không chia, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, thặng dư vốn cổ phần được tính vào vốn theo quy định pháp luật, trừ đi phần dùng để mua cổ phiếu quỹ. Các khoản loại trừ khỏi vốn cấp 1 bao gồm lợi thế thương mại, các khoản góp vốn mua cổ phần của công ty con, mua cổ phần của tổ chức tín dụng khác…

Các khoản để tính vốn cấp 2 bao gồm 50% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản cố định theo quy định pháp luật, 40% số dư có tài khoản đánh giá lại tài sản tài chính theo quy định pháp luật, quỹ dự phịng tài chính, trái phiếu chuyển đổi do tổ chức tín dụng phát hành thỏa mãn một số điều kiện...Giới hạn khi xác định vốn cấp 2 như tổng giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng 100% giá trị vốn cấp 1, quỹ dự phòng tài chính tối đa 1.25% tổng tài sản “Có” rủi ro…

Tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị tài sản “Có” xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản “Có” tương ứng của cam kết ngoại bảng xác định theo mức độ rủi ro. Tài sản “Có” gồm 6 mức độ rủi ro là 0% (tiền mặt, vàng, các khoản phải đòi bằng đồng Việt Nam đối với Chính Phủ Việt Nam…), 20% (các khoản phải địi đối với TCTD khác trong và ngồi nước, các khoản phải địi đối với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương…), 50% (các khoản phải địi có bảo đảm tồn bộ bằng nhà ở, quyền sử dụng đất, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất của bên vay…), 100% (các khoản đầu tư máy móc thiết bị tài sản cố định và bất động sản, các khoản góp vốn mua cổ phần có loại trừ các khoản góp vốn mua cổ phần vào công ty con..), 150% (các khoản cho vay công ty con, công ty liên kết của TCTD..), 250% (các khoản

cho vay để đầu tư chứng khốn, các khoản cho vay nhằm mục đích kinh doanh bất động sản, các khoản cho vay công ty chứng khoán..). Hệ số rủi ro của giá trị tài sản „Có‟ tương ứng của từng cam kết ngoại bảng có 3 mức độ là 0% (cam kết ngoại bảng được Chính phủ Việt Nam, NHNN bảo lãnh…), 50% (cam kết ngoại bảng được đảm bảo bằng bất động sản), 100% (các hợp đồng giao dịch lãi suất, hợp đồng giao dịch ngoại tệ,..).

Như vậy, cách tính CAR như trên thì tài sản “Có” rủi ro được hiểu là chỉ đề cập duy nhất đến rủi ro tín dụng mà chưa nhắc đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động theo tiêu chuẩn của Basel II. Việc này sẽ khó cải thiện được rủi ro trong cơng tác quản trị, an toàn trong cơ cấu tổ chức của các TCTD. Thông tư 13 chỉ đang ở Basel I, chưa theo kịp các tiêu chuẩn của Basel II, Basel III mà các nước trên thế giới đang áp dụng.

Trong trường hợp, ngân hàng muốn tăng vốn lên theo định số 141/2006/NĐ-CP , nhưng tài sản có rủi ro cũng tăng thì khơng thể tăng CAR theo cơng thức trên. Thực tế hiện nay cho thấy, trong hệ thống còn một số ngân hàng chưa đạt được vốn pháp định lên mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng theo quy định tại nghị định. Trong trường hợp này, buộc các ngân hàng phải tiếp tục tăng vốn hoặc sáp nhập với các ngân hàng khác. Việc các ngân hàng tăng vốn một cách ồ ạt để đạt được mức 3.000 tỷ nhưng kinh nghiệm quản trị, cơ cấu tổ chức chưa phù hợp sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngân hàng. Do vậy, việc tăng vốn pháp định cần phải dựa trên quy mô lớn nhỏ khác nhau, hoặc đặc điểm riêng của từng ngân hàng tại thời điểm yêu cầu tăng vốn không thể áp dụng chung cho các ngân hàng như hiện nay.

Bên cạnh đó, do xu hướng phát triển, ngày càng có nhiều ngân hàng hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con nên thơng tư cũng bổ sung tỷ lệ an tồn vốn hợp nhất bên cạnh tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ.

vốn cấp 1 + vốn cấp 2 CAR =

Tài sản “Có” rủi ro + rủi ro thị trường + rủi ro hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)