GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75)

3.2.1 Các giải pháp đối với các NHTM 3.2.1.1 Giải pháp kéo giảm nợ xấu 3.2.1.1 Giải pháp kéo giảm nợ xấu

Các chuyên gia kinh tế ví vốn tín dụng như dịng máu chảy đến các bộ phận ni cơ thể là nền kinh tế, cịn nợ xấu là cục máu đơng xuất hiện ngăn dịng chảy này. Hiện cục máu đã phình to và gây tắc nghẽn khiến nền kinh tế ngày càng xanh xao. Do đó, xử lý nợ xấu là vấn đề cấp bách hiện nay của các NHTM nhằm khơi thông nguồn vốn lưu động từ các tài sản đóng băng, tạo thanh khoản cho ngân hàng. Xử lý nợ xấu để tạo điều kiện ngân hàng mở rộng giải ngân vốn tín dụng, hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định kinh tế vĩ mô.

Các ngân hàng cần có biện pháp xử lý ngay các khoản nợ xấu còn tồn đọng, ngăn ngừa các khoản nợ xấu mới phát sinh để giảm tỷ trọng nợ xấu trong dư nợ. Qua đó giảm chi phí do quản lý nợ xấu trong đó có chi phí trích lập dự phịng rủi ro để tăng hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng kiểm sốt việc tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với quy mơ vốn và năng lực quản trị. Tập trung vào phát triển chất lượng thay cho số lượng và tăng trưởng tín dụng nóng như thời gian qua. Ưu tiên

phát triển các danh mục cho vay được xem là có tiềm năng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, lĩnh vực ưu tiên phát triển của chính phủ trong từng thời kỳ như nông nghiệp, thủy sản, tài trợ mặt hàng xuất khẩu, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Giới hạn tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với những danh mục cho vay được coi là gây rủi ro đáng kể, nguồn gốc tạo ra các khoản vay có vấn đề như vay đầu cơ chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản… Cho vay kinh doanh bất động sản tại các ngân hàng trong thời gian qua phần nhiều là dựa vào tài sản thế chấp mà không dựa vào nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng. Các ngân hàng cần hạn chế điểm yếu này bằng cách yêu cầu khách hàng chuyển nguồn thu nhập qua ngân hàng để theo dõi thu hồi nợ, thực hiện chun mơn hóa trong hoạt động cho vay bất động sản để ngân hàng có cơ sở giám sát, điều chỉnh hoạt động cho vay kịp thời. Mặc khác, nguồn vốn cho vay vào kinh doanh bất động sản chủ yếu là trên một năm. Do đó, để hạn chế rủi ro thiếu hụt thanh khoản vì chênh lệch kỳ hạn, các ngân hàng cần có kế hoạch ưu tiên huy động nguồn vốn trung dài hạn như trả lãi suất huy động cao hơn lãi suất ngắn hạn. Như vậy sẽ khuyến khích người dân gởi lâu dài và nguồn vốn sẽ ổn định hơn để đáp ứng cho các khoản dư nợ bất động sản.

Giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn thu nhập từ lãi và các khoản phí tín dụng nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng. Trong hoạt động của ngân hàng hiện đại, ngồi tín dụng thì các sản phẩm dịch vụ khác cũng mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng như dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ chuyển tiền, kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ mới có nhiều tiềm năng như dịch vụ quản lý giữ hộ tài sản, cho thuê ngăn tủ sắt, các dịch vụ trọn gói cho khách hàng cao cấp. Đây là nguồn thu được các ngân hàng đánh giá là mang tính ổn định cao và ít rủi ro. Ngân hàng có thể phát triển các sản phẩm mới kết hợp giữa sản phẩm tín dụng với dịch vụ tư vấn quản trị tài chính, tư vấn chiến lược kinh doanh và kết hợp sản phẩm bảo hiểm. Việc tư vấn cho khách hàng giúp cả ngân hàng và khách hàng phát hiện sớm các vấn đề rủi ro khi cấp phát tín dụng, giúp ngân hàng thu thêm một khoản chi phí và gắn kết mối quan hệ giữa hai bên.

Sản phẩm tín dụng gắn kết bảo hiểm (bảo hiểm tiền vay nếu người vay tiền bị mất, bảo hiểm cháy nổ tài sản đảm bảo..) giúp ngân hàng chuyển rủi ro cho công ty bảo hiểm khi người vay tiền gặp rủi ro...

NHTM có các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp: trên cơ sở đánh giá tình hình tài chính và lịch sử trả nợ của khách hàng, ngân hàng xem xét các biện pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn tạm thởi. Các giải pháp như: cơ cấu lại thời gian trả nợ đảm bảo thời gian vay phù hợp chu kỳ sản xuất kinh doanh, miễn giảm một phần vốn lãi cho khách hàng, tạo điều kiện để khách hàng được tiếp tục vay tiền để duy trì hoạt động kinh doanh, có nguồn thu nhập trả nợ, thường xuyên kiểm tra giám sát vốn vay để đảm bảo vốn được sử dụng đúng mục đích, kịp thời phát hiện các dấu hiệu khó khăn của khách hàng để có biện pháp hỗ trợ.

Các ngân hàng bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho cơng ty mua bán nợ xấu của nhà nước (VAMC), các công ty mua bán nợ xấu tư nhân để đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu, giảm rủi ro tín dụng, làm lành mạnh hóa tình hình tài chính và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Sử dụng nguồn quỹ từ trích lập dự phịng để xử lý rủi ro nợ xấu theo quy định. Chuyển nợ thành vốn góp của doanh nghiệp vay. Cơ cấu lại các khoản nợ. Đồng thời xử lý nhanh tài sản đảm bảo để thu hồi nợ đối với các khoản nợ xấu có thể thu hồi.Thơng thường ngân hàng cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo (bất động sản, hàng hóa, xe ơ tơ, máy móc thiết bị). Nếu trừ đi các khoản như : chi phí thi hành án, giảm giá do yếu tố kinh tế, tài sản thì giảm giá do các ngân hàng bán tài sản thu nợ ồ ạt…thì ngân hàng vẫn có thể thu hồi được dư nợ gốc và phần lãi phát sinh.

3.2.1.2 Các giải pháp nhằm tăng cường năng lực tài chính ngân hàng

Các ngân hàng phải đảm bảo mức vốn tự có và tỷ lệ an tồn vốn khơng thấp hơn mức tối thiểu quy định trong từng thời kỳ (theo quy định hiện nay thì vốn tự có của ngân hàng thương mại khơng thấp hơn 3.000 tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu không thấp hơn 9%). Các ngân hàng cũng cần xây dựng cho mình một chiến lược sử dụng vốn hợp lý như đánh giá tính hiệu quả của số vốn tăng thêm, khả năng quản lý điều hành của Hội đồng quản trị đối với quy mô hoạt động sau

khi tăng vốn. Việc này nhằm tránh tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng vốn bởi những nhu cầu không thực tế, và đồng vốn tăng thêm trở thành gánh nặng cho các ngân hàng. NHNN cũng phải xem xét các chỉ tiêu quan trọng khi xét duyệt phương án tăng vốn như các tỷ lệ sinh lời trên vốn, mức tăng trưởng tín dụng, các chỉ số an tồn hoạt động…

Đối với các NHTM nhà nước, cần đẩy mạnh cổ phần hóa để thu hút vốn từ xã hội, đặc biệt là các cổ đơng nước ngồi. Niêm yết trên thị trường chứng khốn nhằm nâng cao tính minh bạch, nâng cao hiệu quả quản trị và bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Đối với các NHTM cổ phần thì cần khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần của ngân hàng trong nước, tăng room cho các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Việc chọn cổ đơng chiến lược là tập đồn ngân hàng hàng đầu nước ngồi khơng chỉ giúp cho bản thân ngân hàng nước ta tăng thêm năng lực tài chính, khả năng điều hành và cơng nghệ hiện đại mà cịn hỗ trợ tốt hơn về cách tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng cần có kế hoạch phân phối lợi nhuận một cách linh hoạt, ưu tiên lợi nhuận giữ lại hàng năm để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu phục vụ tái đầu tư thay vì chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Phân phối lợi nhuận theo hình thức này cịn giúp ngân hàng khơng phát sinh chi phí huy động vốn từ nguồn bên ngồi, khơng làm loãng cổ phiếu. Tuy nhiên nếu lợi nhuận giữ lại quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tình trạng giảm thu nhập của cổ đơng, dẫn đến giá cổ phiếu ngân hàng giảm. Ngoài ra ngân hàng có thể kết chuyển thặng dư vốn cổ phần, chênh lệch do chứng khoán phát hành cao hơn mệnh giá, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ vào vốn điều lệ của mình.

Tăng tính đại chúng trong các đợt phát hành cổ phiếu tăng nhằm đa dạng hóa, mở rộng cơ sở cổ đông. Việc mở rộng cơ sở cổ đơng giúp pha lỗng cổ phiếu, ngăn ngừa tình trạng tập trung vốn chủ sở hữu và bị lũng đoạn bởi nhóm lợi ích, hạn chế sự chi phối của nhóm cổ đơng lớn. Quyền lợi các cổ đơng khác được bảo vệ và lành mạnh hóa tình hình tài chính của ngân hàng.

3.2.1.3 Tăng cường khả năng quản lý và giám sát

Bản thân các NHTM cần tuân thủ nghiêm và tự giác các quy định của pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng như các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan, các quy định về đối đối tượng khơng được cấp tín dụng và đối tượng hạn chế cấp tín dụng, các tỷ lệ về chi trả, tỷ lệ an toàn vốn tối (CAR), tỷ lệ nợ xấu, trích lập dự phịng rủi ro phù hợp thơng lệ quốc tế và chất lượng tín dụng…

Nâng cao kinh nghiệm quản trị năng lực chuyên môn của các cán bộ chủ chốt trong ngân hàng, thường xun thơng qua các khóa đào tạo nghiệp vụ, cọ sát thực tế... Nâng cao năng lực thẩm định đề xuất cấp tín dụng và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Chú trọng đầu tư vào hệ thống kiểm tra kiểm sốt nội bộ để thực hiện vai trị thanh tra kiểm soát, quản lý rủi ro. Các chủ trương, chính sách, quy định quy trình dù có tốt đến đâu thì cuối cùng đều khơng hiệu quả, khơng có hiệu lực nếu đạo đức nhân viên bị thối hóa, năng lực kinh nghiệm chuyên môn bị hạn chế. Thực tế cho thấy rủi ro tín dụng liên quan yếu tố con người thường gây thiệt hại to lớn cho TCTD so với các loại rủi ro khác. Vì vậy các nhà quản trị ngân hàng cũng phải thường xuyên trao dồi đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên để hạn chế loại rủi ro này trong tổ chức.

Các ngân hàng cần tách bạch giữa chức năng ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại để tránh lập lại sai lầm như các ngân hàng tại Mỹ. Đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng thơng qua nghiệp vụ quản lý tài sản Nợ-Có. Quản ly khe hở kỳ hạn thông qua việc cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường, thực hiện có hiệu quả các biện pháp huy động vốn, đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, giữa việc sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn để đảm bảo thanh khoản…Điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực khơng khuyến khích như chứng khốn, bất động sản. Các ngân hàng cần duy trì một tỷ lệ dữ trữ nhất định như lượng tiền mặt tại ngân hàng, tiền gởi tại NHNN, tài sản có tính thanh khoản cao khác nhằm ứng phó với các dịng tiền ra có tính chất bất ngờ. Các NHTM cần nhận định rõ vai trò quan trọng và chủ động xây dựng cho ngân hàng mình một chính sách, quy trình về quản trị

rủi ro thanh khoản. Xác định các thanh đo lường, kiểm soát và dự báo các luồng tiền ra-vào nhằm chủ động trong vấn đề thanh khoản.

Khi nền kinh tế khơng ổn định như giai đoạn suy thối hoặc lạm phát tăng cao, các nhà quản lý ngân hàng nên nâng cao năng lực hoạt động và quản trị, vai trò của quản lý rủi ro tín dụng, kiểm sốt nội bộ để kiểm soát nợ xấu phát sinh, đảm bảo khả năng chi trả, rủi ro thanh khoản và an toàn hệ thống. Khi điều kiện kinh tế xấu đi thì những yếu kém tích tụ thời gian dài trước đây (như bong bóng chứng khốn, bất động sản) dễ xì hơi. Do đó, các biện pháp “vơ hiệu hóa” rủi ro trước khi để chúng “bùng nổ” là vô cùng cần thiết.

3.2.2 Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ

3.2.2.1 Kiểm sốt vấn đề nợ xấu tại các ngân hàng thương mại

Kiểm sốt chất lượng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng. Có biện pháp hạn chế tăng trưởng tín dụng, hạn chế mở rộng quy mơ chi nhánh, phịng giao dịch đối với các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn vượt mức quy định. Kiểm soát việc tăng trưởng tín dụng đảm bảo việc cho vay phải phù hợp với quy mô, khả năng huy động vốn, kỳ hạn vốn, năng lực quản trị điều hành của từng ngân hàng và chủ trương của chính phủ trong từng thời kỳ.

NHNN xử lý nghiêm các hành vi che giấu nợ xấu của các NHTM. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện các sai sót trong việc phân loại nợ, việc trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Hướng dẫn cách thực hiện và buộc các ngân hàng trích lập bổ sung các khoản nợ mà thanh tra định tính ở mức rủi ro cao, các khoản đã quá hạn nhưng chưa trích lập dự phịng. Buộc các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu phải tập trung, chủ động kéo giảm về mức phù hợp trong thời gian theo quy định. Đồng thời, có các giải pháp thiết thực, mạnh mẽ hơn trong việc phòng ngừa nợ xấu phát sinh mới trong tương lại.

3.2.2.2 Nâng cao chất lượng thanh tra các NHTM

Thực hiện triệt để 4 nguyên tắc của trụ cột thứ 2 của Basel II về thanh tra giám sát vốn các NHTM: “Thứ nhất, các ngân hàng cần phải có một quy trình đánh giá được mức độ đầy đủ vốn nội bộ theo danh mục rủi ro và phải có được một chiến lược đúng đắn nhằm duy trì mức vốn đó. Thứ hai, các giám sát viên nên

rà soát và đánh giá việc xác định mức độ vốn nội bộ và chiến lược của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỉ lệ vốn tối thiểu; giám sát viên nên thực hiện một số hành động giám sát phù hợp nếu họ khơng hài lịng với kết quả của quy trình này. Thứ ba, Giám sát viên khuyến nghị các ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định. Thứ tư, giám sát viên nên can thiệp ở giai đoạn đầu để đảm bảo mức vốn của ngân hàng không giảm dưới mức tối thiểu theo quy định và có thể yêu cầu sửa đổi ngay lập tức nếu mức vốn khơng được duy trì trên mức tối thiểu.”

Các cơ quản quản lý nhà nước cần sửa đổi và hoàn thiện các quy định quản lý về tỷ lệ đảm bảo an tồn tín dụng phù hợp với môi trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam và theo chuẩn mực quốc tế. Thống nhất các quy định về phân loại tài sản có, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro tín dụng, thống nhất các tiêu chí về phân loại nợ để phản ánh trung thực hơn số liệu nợ xấu các ngân hàng thương mại. Hiện nay, việc xếp hạng khách hàng được sử dụng nội bộ, mỗi ngân hàng có một cách xếp hạng khách hàng khác nhau và kết quả xếp hạng cũng khách nhau. Một số ngân hàng chưa quan tâm đến việc xếp hạng để đánh giá thơng tin khách hàng dễ xảy ra rủi ro tín dụng. NHNN cần ban hành một văn bản hoàn thiện quy định về xếp hạng nhằm thống nhất phương pháp, mục tiêu của việc xếp hạng. Đồng thời thông tin về xếp hạng phải được chia sẽ giữa các ngân hàng nhằm tiết kiệm nguồn lực giữa các NHTM. Chính phủ cũng cần ban hành cơ sở pháp lý để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảm bảo an toàn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)