TỔNG QUAN VỀ TÁI ĐỊNH CƯ VÀ NHỮNG CẢNH BÁO CỦA CÁC TỔ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án kênh tham lương bến cát rạch nước lên, quận bình tân, TPHCM (Trang 32 - 36)

CHƯƠNG 1 : PHẦN MỞ ĐẦU

2.4. TỔNG QUAN VỀ TÁI ĐỊNH CƯ VÀ NHỮNG CẢNH BÁO CỦA CÁC TỔ

TỔ CHỨC QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ TÁI ĐỊNH CƯ

2.4.1. Tổng quan về tái định cư

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 2004), khi một dự án được triển khai thì con người sẽ bị ảnh hưởng, họ nên được tư vấn, được đền bù cho những mất mát của họ, được hỗ trợ xây nhà và những hoạt động cộng đồng khác. Những vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn nếu những người ảnh hưởng là người nghèo, khi mà khơng có khả năng xoay sở thì việc hỗ trợ là hết sức cần thiết.

Thu hồi đất và công tác tái định cư không những tác động nghiêm trọng mà cịn có thể ảnh hưởng về mặt kinh tế và xã hội. Đó là, những tan vỡ trong mối quan hệ cộng đồng và những tổn thương sau khi tái định cư. Nếu việc chính sách thu hồi đất và tái định cư được thực hiện tốt thì nó sẽ là một cơ hội phát triển tốt.

Những dự án thu hồi đất, tái định cư có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong việc sử dụng đất hoặc các nguồn lực tự nhiên, có thể tác động đến những người sử dụng nguồn lực đó. Nhiều dự án, ví dụ việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới, những loại dự án này có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với địa phương, vùng và quốc gia bởi vì cộng đồng và những cá nhân có thể bị ảnh hưởng.

Sự thu hồi đất và di chuyển chỗ ở của người dân có thể gây ra sự thiếu thốn nghiêm trọng và những tổn hại về kinh tế, xã hội, mơi trường nếu khơng có một kế hoạch cẩn thận. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), để tránh hoặc tối thiểu hóa những tổn thất khi thực hiện dự án thì việc thu hồi đất và tái định cư là không thể tránh khỏi, những kế hoạch này nên được lên kế hoạch và thực hiện như chương trình phát triển. ADB chỉ ra rằng những người ảnh hưởng nên được hỗ trợ để họ cải thiện mức sống, hoặc ít nhất là phục hồi cuộc sống của họ, bằng cuộc sống cũ hoặc cao hơn trước khi họ bị thu hồi đất và di chuyển (ADB, 1995).

Về hình thức, việc tái định cư cũng có nhiều dạng: Di dân vào vùng đơ thị hóa – đa số là người lao động trẻ và nghèo. Chuyển dịch nội ngoại thành, bao gồm từ việc thực hiện các chương trình cải tạo đơ thị cho tới việc chuyển dịch theo sở

nguyện của người dân; Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư.

Xét về sở nguyện của người dân, cũng có nhiều mức độ: a) Tái định cư tự

phát, là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không theo quy hoạch. Tình trạng

này khá phổ biến trong thời gian trước khi có chỉ thị 08/CT-UB ngày 22/04/2002. Do việc xây dựng trái phép ở các khu vực khơng có hạ tầng, giá đất rẻ nên nhiều người có thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện giải tỏa từ các cơng trình cải tạo đơ thị nhận tiền đền bù lo chỗ ở đã làm việc này; b) Tái định cư tự giác là việc tái định cư để thực hiện các dự án và người dân tự giác chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc tạo lập chỗ ở mới ở các dự án phát triển nhà; c) Cưỡng bức tái định cư (Involuntary resettlement), thường là cưỡng bức giải tỏa và bố trí chỗ ở cho người bị giải tỏa chưa được sư đồng thuận của họ. Nhiều trường hợp không cương quyết đã gây ách tắc cho đầu tư phát triển.

2.4.2. Những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về vấn đề tái định cư

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank, 2004) tái định cư có thể dẫn đến những nguy cơ nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường như: hệ thống sản xuất bị phá vỡ; người dân phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo khi những điều kiện sản xuất và nguồn tạo thu nhập mất đi, người dân có thể bị di dời đến những nơi khơng có việc làm hay các tài ngun kiếm sống khơng có nhiều; các thiết chế cộng đồng và mạng lưới xã hội bị phá vỡ, các mối quan hệ họ hàng thân thích bị ảnh hưởng; các yếu tố truyền thống văn hóa và tình tương thân tương ái có thể bị mất đi. Đây chính là những nguy cơ, những tổn thất mà người dân tái định cư phải đối mặt bên cạnh những mất mát về nhà cửa, đất đai. Tất cả các hoạt động tái định cư cần được bàn thảo và thực hiện nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững. Người dân tái định cư cần được cung cấp đầy đủ các nguồn lực đầu tư và được tạo cơ hội hưởng lợi từ dự án. Người dân tái định cư phải được bồi thường mọi thiệt hại và mất mát khi phải di dời, được hỗ trợ di dời và được trợ giúp trong suốt q trình thích nghi

với nơi ở mới và được hỗ trợ để nâng cao mức sống và thu nhập, để có cuộc sống tốt hơn hay ít nhất là ngang bằng so với trước tái định cư.

Bên cạnh đó Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, 1995) còn nêu thêm những thiệt hại khác mà người dân tái định cư có thể gặp phải như: cư dân tại chỗ khơng thân thiện hay khơng có những nét tương đồng về văn hóa, những khó khăn về cơng ăn việc làm có thể khiến người dân tái định có thể khai thác tối đa đến mức kiệt quệ các tài nguyên môi trường để sinh tồn và điều này gây ra những hậu quả hết sức tai hại cho môi trường. Những thiệt hại từ tái định cư thường nảy sinh nhiều nhất do đất bị chiếm dụng, thông qua việc trưng dụng và sử dụng đặc quyền của chính phủ hay những biện pháp điều tiết khác để thu hồi đất. Nhà cửa, cấu trúc và hệ thống cộng đồng, các mạng lưới và hệ thống dịch vụ có thể bị phá vỡ. Các phương tiện sản xuất, bao gồm đất đai, các nguồn thu nhập và kế sinh nhai có thể bị mất. Đặc trưng văn hóa và tiềm năng về sự hỗ trợ lẫn nhau có thể bị triệt tiêu. Mất các tài nguyên cho sinh tồn và thu nhập có thể dẫn đến việc khai thác các hệ thống sinh thái dễ bị ảnh hưởng, dẫn đến những khó khăn, căng thẳng về xã hội và bần cùng hóa.

Từ những khuyến cáo trên, có thể thấy, các tổ chức quốc tế quan tâm nhiều đến những mất mát và thiệt hại về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường mà người dân tái định cư phải đối mặt. Bên cạnh những hậu quả lâu dài người dân cịn phải đối mặt với những khó khăn hiện tại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ như: phải đi làm xa, khó khăn trong việc chuyển trường cho con, khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội, đời sống bị đảo lộn…chính những khó khăn này hiển hiện trước mắt trong khi những hậu quả lâu dài chưa nhìn thấy làm cho họ mất lịng tin và thường chống lại các chính sách tái định cư (khơng muốn di dời đến nơi ở mới). Do đó trong q trình thực hiện chính sách di dời, tái định cư các dự án phát triển các nhà quản lý cần có cái nhìn tồn diện về cuộc sống của người dân và có những hành động hỗ trợ tích cực hơn cho họ.

Loại thiệt hại Các biện pháp giảm thiểu Mất các phương tiện sản xuất, bao

gồm đất đai, thu nhập và sinh kế

Đền bù theo giá thay thế hoặc thay thế những thu nhập và nguồn thu nhập bị mất. thay thế thu nhập và những chi phí chuyển đổi trong thời gian tái thiết cộng với các biện pháp cải thiện thu nhập trong trường hợp sinh kế bị mất

Mất nhà cửa, có thể là mất toàn bộ các cấu trúc và các hệ thống cộng đồng và các dịch vụ

Đền bù nhà cửa bị thiệt hại và những tài sản gắn liền với nó theo giá thay thế; các phương án di chuyển, kể cả xây dựng khu tái định cư; cộng với các biện pháp khôi phục mức sống

Mất các tài sản khác Đền bù theo giá thay thế hoặc thay thế Mất các tài nguyên của cộng

đồng, môi trường sống tự nhiên, các điểm văn hóa và động sản

Thay thế nếu có thể được, hoặc đền bù theo giá thay thế, các biện pháp khôi phục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án kênh tham lương bến cát rạch nước lên, quận bình tân, TPHCM (Trang 32 - 36)