Mơ hình lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án kênh tham lương bến cát rạch nước lên, quận bình tân, TPHCM (Trang 25 - 29)

Chính sách & Tổ chức Chính sách Tổ chức -Luật -Chính sách -Văn hóa -Cấp chính quyền -Tổ chức tư -Tổ chức phi chính phủ Kết quả sinh kế -Giảm nghèo -Tăng thu nhập

-Cải thiện cơ sở hạ tầng cộng đồng -Cải thiện các vấn đề kinh tế xã hội -Tăng cường phúc lợi

H= Vốn con người S= Vốn xã hội N= Vốn tự nhiên P= Vốn vật chất F= Vốn tài chính + Tình huống dễ bị tổn thương -Cú sốc -Xu hướng -Thời vụ H S N Tài sản sinh kế Ảnh hưởng Khả năng tiếp cận P F Chiến lược sinh kế

DFID đã mô tả các thành phần trong khung lý thuyết sinh kế bền vững như sau:

Thứ nhất, tình huống dễ bị tổn thương, là mơi trường sống bên ngồi của con

người. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu

hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này

khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và khơng kiểm sốt được. Ví dụ:

Xu hướng: Dân số, môi trường thay đổi, công nghệ, thị trường và thương

mại, tồn cầu hóa.

Cú sốc: Lũ lụt, hạn hán, bão, chết trong gia đình, bạo lực hay tình trạng bất

ổn dân sự, chiến tranh, dịch bệnh.

Tính thời vụ: Biến động giá cả, biến động sản xuất, sức khỏe, những cơ hội

làm việc.

Những nhân tố cấu thành nên hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra những cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.

Thứ hai, ngũ giác tài sản, Hình dạng của ngũ giác tài sản diễn tả khả năng

tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm của ngũ giác là nơi người dân không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi biểu thị sự tiếp cận tối đa với các loại tài sản. Những hình dạng ngũ giác khác nhau có thể được phác thảo cho những cộng đồng khác nhau hoặc những nhóm xã hội bên trong những cộng đồng. Đặc điểm của ngũ giác tài sản là:

 Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng.

 Một tài sản riêng lẽ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người tiếp cận với đất đai (tài sản) họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì đất đai khơng chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà cịn có thể cho th.

 Tính chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian.

Khung lý thuyết của DFID còn so sánh mức độ tiếp cận tài sản của các nhóm xã hội khác nhau, từ đó xác định nhu cầu của từng nhóm đảm bảo sự cân bằng giữa các loại tài sản. Các loại tài sản còn liên kết với nhau theo nhiều cách để sinh ra kết quả thu nhập thực, có hai cách tiếp cận thơng dụng nhất là:

 Sự tuần tự: người ta bắt đầu đối phó và vượt qua những cú sốc hay những áp lực bằng những kết hợp tài sản nào? Tiếp cận một hay một vài tài sản cụ thể nào đó là cần và đủ để vượt qua những cú sốc? Nếu như vậy, nó có thể cung cấp những chỉ dẫn quan trọng về nơi mà những hỗ trợ sinh kế sẽ đặt trọng tâm, ít nhất là lúc bắt đầu. Ví dụ người dân dùng tiền (tài sản tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (tài sản vật chất).

 Sự thay thế: Liệu một loại tài sản có thể thay thế cho một loại khác? Ví dụ tăng tài sản con người có thể bù đắp thiếu hụt vốn tài chính trong hồn cảnh cụ thể khơng? Từ đó mở rộng các lựa chọn để hỗ trợ.

Nội dung của nghiên cứu này trình bày những tác động của đời sống người dân hậu tái định cư. Cho nên, những chiến lược sinh kế khác nhau chỉ được chọn khi mà nó đề cập đến những nguy cơ hay những cơ hội mà người dân phải đối mặt trong q trình di chuyển đến nơi ở mới.

Có 3 điểm khác biệt chính giữa những khung phân tích ở trên. Thứ nhất UNDP và CARE sử dụng khung phân tích của họ để thuận tiện trong việc lập các dự án và chương trình cụ thể. Trong khi đó, DFID cung cấp khung cơ bản phục vụ cho việc phân tích hơn là thủ tục của một chương trình hay một dự án. Khơng những thế nó cịn được sử dụng để ấn định hoặc xem xét lại những dự án hay những chương trình đang hoạt động. Thứ hai, là sự khác nhau ở cấp độ áp dụng. CARE hỗ trợ an sinh sinh kế hộ gia đình căn bản là ở cấp độ cộng đồng. UNDP và DFID cũng thực hiện ở cấp độ cộng đồng, khơng những thế nó cịn bổ sung thêm những chính sách về môi trường, cải cách kinh tế vĩ mô và lập pháp. Theo đó, DFID, mặc dù

phân tích sinh kế người dân thường xảy ra ở cấp độ hộ gia đình, nhưng mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc nhận dạng những hạn chế hay những cơ hội có thể có ở cấp độ đó. Thứ ba là sự khác biệt ở nhân tố môi trường và những vùng đặc biệt, phạm vi nghiên cứu của DFID và UNDP gồm những tiêu chuẩn về môi trường trong định nghĩa về sinh kế bền vững của họ, trong khi đó CARE lại nhấn mạnh đến an ninh sinh kế hộ gia đình và nó liên quan nhiều đến những nhu cầu thiết yếu để tồn tại ngay tức thời hơn là những ảnh hưởng môi trường trong dài hạn.

So sánh với khung lý thuyết của UNDP và CARE, khung lý thuyết của DFID có 2 đóng góp quan trọng trong việc cải thiện sinh kế bền vững. Thứ nhất, là hỗ trợ trực tiếp bằng tài sản và thứ hai là hỗ trợ trên những ảnh hưởng không chỉ là khả năng truy cập tài sản mà còn là cơ hội sinh kế mở ra với người dân. (Krantz, 2001).

Từ những phân tích ở trên, có thể hình thành khung lý thuyết cho vấn đề xác định những khía cạnh kinh tế xã hội phát sinh của các hộ gia đình sau tái định cư, theo đó cách tiếp cận của DFID đóng vai trị chính. Khung lý thuyết này có đặc điểm nhưng sau: Thứ nhất, nó dựa theo khung lý thuyết của DFID. Thứ hai, sinh kế hộ gia đình bền vững5 của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi dự án là mối liên quan cơ bản. Thứ ba, nó được sử dụng để phân tích và đánh giá tác động của đời sống người dân hậu tái định cư. Cuối cùng nhân tố môi trường, ảnh hưởng khơng chỉ đến tài sản hộ gia đình mà cịn đến chiến lược sinh kế của họ. Nhìn chung khung lý thuyết này, giúp giải thích, tác động của tái định cư đến sinh kế của người dân, dựa trên những thay đổi về tài sản và những khả năng tiếp cận.

2.3. CHỈ SỐ VỀ SỰ ĐẢM BẢO SINH KẾ HỘ GIA ĐÌNH BỀN VỮNG 2.3.1. Khái niệm về sự bảo đảm sinh kế hộ gia đình 2.3.1. Khái niệm về sự bảo đảm sinh kế hộ gia đình

Dựa theo những khung lý thuyết đã trình bày ở phần trên, sinh kế hộ gia đình bao gồm 2 khía cạnh: sinh kế và bền vững. Dựa theo đó, Frankenberger và cộng sự

5

Không chỉ là nhu cầu tồn tại thiết yếu của hộ gia đình mà cịn liên quan đến những ảnh hưởng dài hạn đến môi trường.

(2000) định nghĩa an ninh sinh kế hộ gia đình là khả năng gia đình hay cộng đồng

duy trì hay cải thiện thu nhập, tài sản và những phúc lợi xã hội từ năm này qua năm khác. Trong nhiều nghiên cứu, có một sự hàm ý rằng phúc lợi bao gồm cả khía cạnh kinh tế xã hội và khía cạnh mơi trường. Nó được dùng để nói đến an ninh sinh kế hộ gia đình bền vững.

2.3.2. Chỉ số về sinh kế hộ gia đình bền vững

Từ những phần đã đề cập ở trên, Chambers và Conway (1992), đã đưa ra 3 ý cơ bản: sự sở hữu về những khả năng, sự tiếp cận những tài sản vơ hình và hữu hình và sự hiện diện của những hoạt động kinh tế (Krantz, 2001). Đặc biệt, nó đề cập đến 5 loại tài sản: con người, kỹ thuật, tự nhiên, xã hội, tài chính, là những chỉ số trong việc đo lường an ninh sinh kế. Sự gia tăng dân số là cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng mọi mặt đến mơi trường sinh thái, môi trường sống Frankenberger và cộng sự (2000) đã định nghĩa sinh kế hộ gia đình là những phương tiện đầy đủ và bền vững để đạt được thu nhập và tài nguyên thỏa mãn những nhu cầu cơ bản (gồm lương thực, nước uống, chăm sóc sức khỏe, cơ hội giáo dục, nhà ở, thời gian sinh hoạt cộng đồng và hòa nhập xã hội).

Nguồn: Frankenberger và cộng sự, 2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án kênh tham lương bến cát rạch nước lên, quận bình tân, TPHCM (Trang 25 - 29)