Mục đích sử dụng tiền đền bù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án kênh tham lương bến cát rạch nước lên, quận bình tân, TPHCM (Trang 62 - 65)

Mục đích sử dụng Số hộ Tỷ lệ %

Mua xe sử dụng cá nhân 1 0,40

Xây nhà trọ 7 2,90

Mua xe cho kinh doanh 8 3,30

Cho người thân 20 8,20

Mua đất 29 11,90

Gửi ngân hàng 55 22,50

Mua sắm vật dụng gia đình 56 23,00

Xây dựng, sửa chữa nhà 68 27,90

Tổng số ý kiến trả lời 244 100

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Tuy vậy, vẫn có sự khác biệt rõ ràng về cách sử dụng tiền đền bù giữa các nhóm hộ có thu nhập khác nhau. Các hộ nghèo phải sử dụng tiền đền bù cho nhiều khoản chi khác nhau điều này tạo ra gánh nặng phải chia sẻ đối với số tiền đền bù nhận được, ngoài việc chi cho việc xây dựng sửa chữa nhà cửa thì các hộ này cịn chi trung bình thêm 5 khoản khác. Do đó, số tiền cịn lại để gởi ngân hàng hay kinh doanh khác sẽ bị giảm đáng kể.

Trong khi đó, chi tiêu của các hộ trung bình khi có tiền đền bù tuy cũng bị phân mảnh nhiều như các hộ nghèo nhưng tỷ lệ khá cân đối không quá chênh lệch

trong các khoản chi như các hộ nghèo. Và các hộ khá là nhóm hộ chi tiêu khoảng tiền đền bù cân đối nhất với chỉ có 4 khoảng chi mang tính thiết yếu là xây dựng và sửa chữa nhà (Hình 4.5)

Hình 4.5: Mục đích sử dụng tiền đền bù theo nhóm thu nhập

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Cùng các tác động do di chuyển sang nơi ở mới thì việc sử dụng tiền đền bù sẽ đóng vai trị đáng kể đến thu nhập và chi tiêu của các hộ. Nhìn chung, đối với các hộ có thu nhập khơng đổi so với trước thì phần lớn gởi tiền vào ngân hàng (Hình 4.6). Đây là một cách tốt để giữ tiền sinh lợi với mức đạt yêu cầu khi mà các kênh đầu tư khác hiện đang tràn ngập các rủi ro do khó khăn chung của nền kinh tế.

Một điểm đáng chú ý trong biến động thu nhập giảm của các hộ gia đình cho thấy thu nhập của các hộ giảm đi khi sử dụng tiền đền bù tập trung vào mua nhà đất, điều này có thể do thị trường địa ốc hiện nay đang đóng băng và xu hướng giảm liên tục do đó đầu tư vào thị trường này sẽ bị găm vốn và lỗ là điều dễ xảy ra. Trong khi đó, các hộ có thu nhập tăng cơ cấu chi tiêu đầu tư khá giống với các hộ giảm, điều này cho thấy việc đứng trước rủi ro trong môi trường kinh doanh thì việc đầu tư thành cơng sẽ mang lại lợi nhuận lớn và ngược lại sẽ làm giảm thu nhập đáng kể so với trước.

Hình 4.6: Mục đích sử dụng tiền đền bù theo biến động thu nhập sau tái định cư

Nguồn: Điều tra mẫu, 2012

Qua phân tích về thơng tin chung của hộ, cho thấy phần lớn quy mơ hộ gia đình được điều tra có từ 3 đến 4 người điều đó cho thấy kết cấu hộ gia đình trong khơng gian nghiên cứu đa phần là các gia đình một thế hệ, cơ cấu dân số tương đối trẻ và đây chính là điều kiện thuận lợi cho quá trình hịa nhập vào mơi trường sống mới cũng như thích ứng tốt hơn với những thay đổi do quá trình tái định cư tạo ra. Trình độ lao động các chủ hộ là nam giới đã qua đào tạo chiếm khoảng 74% trong tổng số hộ nhưng một phần lớn chủ yếu là lao động đã qua đào tạo nhưng khơng có chứng chỉ hoặc chỉ là sơ cấp nghề, tỷ lệ lao động được đào tạo cũng như có trình độ chun mơn của các hộ ở chung cư cao hơn nhiều so với các hộ ở nền nhà. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc tạo ra những cách biệt trong thu nhập giữa các nhóm này cũng như khả năng thích ứng với những thay đổi trong mơi trường mới khi tái định cư.

4.2 NHỮNG THAY ĐỔI VỀ ĐỜI SỐNG CỦA HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ

4.2.1 Về nguồn lực kinh tế:

4.2.1.1 Việc làm

Bảng 4.4 dưới đây cho ta thấy cơ cấu nghề nghiệp khơng có sự biến động mạnh sau khi tái định cư điều này có thể do sự dịch chuyển trong lao động các ngành nghề với nhau hoặc do tính chất ít biến động trong công việc của mẫu dữ liệu được điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sinh kế của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án kênh tham lương bến cát rạch nước lên, quận bình tân, TPHCM (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)