Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.5 Tóm tắt chƣơng 4:
Theo kết quả khảo sát cho ta thấy sự hài lòng của xã viên đối với HTX càng tăng khi HTX tạo được việc làm và cơ hội cải thiện thu nhập cho xã viên, đây là yếu tố có tác động mạnh nhất đối với mức độ hài lòng của xã viên. Kế đến là sự tin tưởng vào ban quản lý HTX, khi ban quản lý càng có năng lực, bình đẳng và quan tâm đến đời sống của xã viên thì họ càng hài lịng với HTX. HTX càng giải quyết được nhu cầu của xã viên khi tham gia vào HTX sẽ làm tăng mức độ hài lòng của xã viên đối với HTX đó. Ngồi ra những người xã viên trong cùng HTX biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cũng như cùng nhau tạo điều kiện giúp cho HTX phát triển thì người xã viên càng hài lịng với HTX. Cuối cùng, yếu tố hỗ trợ của nhà nước là nhân tố có tác động đến sự hài lòng của HTX. Như vậy, với kinh nghiệm của HTX trên thế giới liên hệ đến HTX tại Bến Tre cho thấy ngoài những điểm tác động chung về sự hài lòng đối với xã viên, thì các yếu tố tác động đến sự hài lịng ở HTX thế giới vẫn khơng có tác động đối với HTX tại Bến Tre như: hỗ trợ thông tin thị trường, giúp đỡ từ phía ngân hàng, đối tác...
PHẦN KẾT LUẬN 1. Tóm tắt lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Đo lường mức độ hài lòng của người dân/ xã viên đối với HTX với những thước đo khác nhau: các yếu tố về xã hội, về dịch vụ hay về chất lượng cuộc sống đều cho ta thấy tất cả các yếu tố này đều xoay quanh những nhu cầu của con người (có nhiều cơ hội nâng cao thu nhập, tìm kiếm việc làm, được học tập, được tiếp cận các dịch vụ dễ dàng, mức độ tham gia hay cam kết đối với cộng đồng, lãnh đạo của chính quyền địa phương…), khi các nhu cầu được cộng đồng đáp ứng thì người dân sẽ cảm thấy hài lòng với cộng đồng hơn. Sự hài lòng còn phụ thuộc vào đặc điểm của từng xã viên trong cộng đồng đó về đặc tính cơng việc và khu vực sống. Nguồn vốn xã hội thể hiện ở các khía cạnh: lịng tin, sự cam kết, mức độ đồng cảm; mức độ cảm nhận lợi ích đạt được từ cộng đồng quan hệ tỷ lệ thuận với sự hài lòng cộng đồng.
Mơ hình nghiên cứu: sau khi điều chỉnh các thang đo đạt được độ tin cậy cho phép; kết quả đo lường sự thỏa mãn của người xã viên đối với HTX bao gồm 8 thành phần với 30 biến quan sát. Trong đó Cán bộ quản lý được đo lường bằng 7 biến quan sát, Cơ hội cải thiện thu nhập và việc làm được đo lường bằng 5 biến quan sát, Hỗ trợ bên ngoài được đo lường bằng 5 biến quan sát, Mức độ tham gia được đo lường bằng 3 biến quan sát, Lợi thế của HTX về thị trường được đo lường bằng 3 biến quan sát, Hỗ trợ của nhà nước được đo lường bằng 3 biến quan sát, Đối tác được đo lường bằng 2 biến quan sát, Cùng giải quyết khó khăn được đo lường bằng 3 biến quan sát.
Các biến quan sát được sự dụng để đo lường các khái niệm tiềm ẩn có thể được điều chỉnh và bổ sung trong các nghiên cứu tiếp theo để tăng độ tin cậy và giá trị của thang đo hơn.
2. Các kết quả chính
Sự tin cậy bên trong của HTX được các xã viên đánh giá rất cao, đặc biệt là sự tin tưởng vào ban quản trị. Phần lớn những xã viên tham gia HTX đều cho rằng khả
năng tiếp cận thị trường của họ đều tăng. Tuy nhiên, việc hỗ trợ của đối tác đối với xã viên và HTX khi họ gặp khó khăn chưa được đánh giá cao; Nhà nước vẫn là chỗ dựa kinh tế và tinh thần cho các xã viên HTX. Tính tự nguyện của xã viên khi tham gia vào HTX được đánh giá cao. Hầu hết xã viên cho rằng khi tham gia HTX sẽ nâng cao được khả năng tiếp cận thông tin, tăng khả năng tiêu thụ và nhận được những dịch vụ cần thiết cho sản xuất và tiêu thụ song việc vay vốn ngân hàng cũng như chuyển giao cơng nghệ cịn hạn chế và bị đánh giá thấp. Đánh giá của xã viên trong việc cung cấp các dịch vụ về thông tin thị trường của Nhà nước cao hơn so với các hỗ trợ khác như đất đai, vốn, khi bị mất mùa hay hỗ trợ về giá cả. Khoảng 90% xã viên nhận thấy rằng hoạt động sản xuất khi tham gia HTX sẽ hiệu quả hơn sản xuất và tiêu thụ do cá nhân do HTX có khả năng huy động được nhân lực và vốn; để thực hiện được điều này đòi hỏi HTX phải làm ăn hiệu quả và có các tiếp cận về vốn tốt, cũng như huy động nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài HTX. Những yếu tố mà xã viên quan tâm nhất ở ban quản trị chính là tính cơng bằng trong chia sẻ lợi nhuận, sự minh bạch trong hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tài chính; kế đến là tính mức độ đánh giá về tính dân chủ của ban quản trị thể hiện qua thái độ tiếp thu và lắng nghe xã viên trong quá trình điều hành; sau cùng là trình độ của ban quản trị vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều hành HTX. Ngồi ra HTX cịn là nơi tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho lao động trẻ tuổi và lao động nữ. Kết quả khảo sát cho thấy đa số xã viên đều muốn gắn kết lâu dài với HTX do những lợi ích mà HTX mang lại cải thiện đời sống và sinh kế.
Xã viên được việc làm và cơ hội cải thiện thu nhập là yếu tố có tác động mạnh nhất đối với mức độ hài lòng của xã viên. Kế đến là ban quản lý HTX, khi ban quản lý càng có năng lực, bình đẳng và quan tâm đến đời sống của xã viên thì họ càng hài lòng với HTX. HTX càng giải quyết được nhu cầu của xã viên khi tham gia vào HTX sẽ làm tăng mức độ hài lịng của xã viên đối với HTX đó. Xã viên trong cùng HTX biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cũng như cùng nhau tạo điều kiện giúp cho HTX phát triển thì người xã viên càng hài lịng với HTX. Cuối cùng, yếu tố hỗ trợ của nhà nước là nhân tố có tác động thấp nhất đến sự hài lịng của HTX.
Các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu đề nghị như: hỗ trợ bên ngồi, lợi ích của HTX về thị trường và đối tác tác động khơng có ý nghĩa đến mức độ hài lịng của xã viên trong bối cảnh của Bến Tre là do nhiều nguyên nhân: (1) trên thực tế nguồn vốn hoạt động của HTX chủ yếu vận động từ xã viên, chưa nhận được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng; (2) người thu mua sản phẩm và HTX chưa có những cam kết ràng buộc do đó khi gặp phải khó khăn HTX phải tự giải quyết các khó khăn đó; (3) đa số HTX còn thụ động trong việc tìm kiếm thị trường cho nên khả năng thương lượng của HTX chưa cao nên chưa có tác động đến lợi nhuận của xã viên…
3. Giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của xã viên đối với HTX a. Nâng cao năng lực ban quản trị a. Nâng cao năng lực ban quản trị
Ban quản trị được đánh giá rất cao trong việc tạo lòng tin cho xã viên và quản lý điều hành các hoạt động của HTX. Do đó năng cao trình độ và kỹ năng quản lý, điều hành HTX là cần thiết đối với ban quản lý HTX. Cụ thể:
- Người được bầu vào ban quản lý phải có tâm huyết với HTX, có trình độ và kỹ năng thích hợp và thường xuyên được nâng cao kỹ năng quản trị điều hành HTX thâng qua các lớp đào tạo ngắn hạn do LM HTX tổ chức.
- Chủ nhiệm HTX phải là người nhạy bén, linh hoạt trong việc tiếp thu và ứng dụng những đổi mới về kỹ thuật sản xuất cũng như các dịch vụ liên quan đến hoạt động của HTX; nắm bắt nhu cầu, thay đổi của thị trường
- Tham gia các buổi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở các HTX làm ăn hiệu quả khác.
- Tập huấn, tham gia các lớp nâng cao trình độ chun mơn, quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Ban quản lý HTX cần nắm rõ các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng của họ để điều hành HTX một cách hiệu quả; minh bạch và công bằng trong việc phân chia lợi nhuận cho xã viên; phải là những người có năng lực, chuyên môn, điều hành tốt hoạt động của HTX để tạo lòng tin cho xã viên.
- Nên tăng cường vai trò của cấp Ủy Đảng trong Ban Quản trị HTX nhằm đảm bảo phát triển HTX theo đúng chủ trương phát triển kinh tế tập thể của Đảng và Nhà Nước là xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng.
b. Tạo cơ hội việc làm cho lao động địa phƣơng
- Nhà nước nên khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và phát triển các HTX, kể cả áp dụng các biện pháp nhằm hỗ trợ người nghèo địa phương hay những nhóm yếu thế, bao gồm phụ nữ, người tàn tật, người già, tham gia đầy đủ trên cơ sở tự nguyện vào các HTX và để giải quyết các nhu cầu dịch vụ xã hội.
- Lao động làm việc trong HTX không chỉ là những xã viên mà có thể gồm những người khơng phải là xã viên nhưng có nhu cầu làm việc cho HTX; thơng qua đó HTX đã giải quyết vấn đề việc làm cho một số lao động; góp phần nâng cao vai trị của HTX trong cộng đồng.
- HTX đa dạng hóa các hoạt động một phần nâng cao lợi nhuận cho HTX, mặt khác sẽ mang lại việc làm và tạo ích lợi cho địa phương.
c. Năng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của ngƣời xã viên
Tạo động lực cho các đối tượng tham gia vào HTX đòi hỏi HTX phải đáp ứng được các nhu cầu của họ. Đối với những người tham gia HTX, mong muốn của họ là được giải quyết đầu ra cho sản phẩm, xem HTX là cầu nối thông tin giữa xã viên với thị trường từ đó người dân có thể tiếp cận được một cách dễ dàng. Do đó:
- HTX cần chú trọng tìm kiếm các hợp đồng cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm: HTX liên kết với doanh nghiệp bằng hình thức đại lý tiêu thụ sản phẩm, vật tư đến việc bán sản phẩm cho doanh nghiệp… Thơng qua đó HTX có thể liên kết với doanh nghiệp để mua đầu vào (vật tư nông nghiệp, giống, chuyển giao công nghệ) và để doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm đầu ra với hợp đồng thỏa thuận với giá và phương thức thanh tốn có lợi cho xã viên.
- HTX liên kết với các công ty vật tư, công ty xuất nhập khẩu, nhà máy chế biến để cung ứng và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ, đảm bảo chất lượng và giá cả
hợp lý. Từ đó tạo sự gắn kết với các đối tác và kêu gọi sự hỗ trợ của họ khi gặp khó khăn.
d. Tăng cƣờng sự hỗ trợ của nhà nƣớc và cấp Ủy địa phƣơng
- Cần có sự hỗ trợ tích cực của nhà nước về các mă ̣t: Tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trơ ̣ xây dựng cơ sở ha ̣ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông . Tiếp tu ̣c tuyên truyền khuyến khích, quảng bá cho các HTX, hỗ trợ về vốn, đất đai, thị trường
- Cấp Ủy gắn với chính quyền địa phương và như vậy sẽ nắm được các chính sách phát triển địa phương và triển khai các chính sách này qua các hoạt động cụ thể của HTX.
- Cấp Ủy gắn với HTX thơng qua vai trị lãnh đạo chính trị và tham gia vai trị quản lý HTX nhằm đảm bảo HTX phát triển đúng hướng và kịp thời phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết các xung đột phát sinh trong HTX.
e. Nâng cao sự tƣơng trợ, gắn kết trong nội bộ HTX
Tính tương trợ, gắn kết giữa các xã viên trong HTX thể hiện thông qua sự hỗ trợ giữa các thành viên với nhau khi gặp khó khăn và cùng nhau giải quyết khó khăn chung của HTX. Do đó cần tạo mối quan hệ khắng khít giữa các thành viên với nhau; thông qua:
- Tạo môi trường thông tin tương tác giữa các xã viên với nhau và giữa xã viên với ban quản lý để nâng cao sự thấu hiểu và niềm tin giữa mọi người trong cùng HTX. Nâng cao mối quan hệ xã hội của xã viên với nhau bằng cách tổ chức các cuộc gặp mặt, trao đổi, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất của HTX; thơng qua đó mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau phát triển.
- HTX phải tăng cường truyền thông về điều lệ, nội qui, quy chế, đặc biệt là quy chế tài chính, thơng qua các cuộc họp tổ đại biểu xã viên và thông tin trên các đài truyền thanh của xã và ấp, từ đó xã viên tin tưởng HTX, đặc biệt là cán bộ quản lý HTX. Kế hoạch sản xuất kinh doanh phải cụ thể rõ ràng và phải được sự đồng thuận của tập thể. Như vậy, khi HTX gặp phải khó khăn các xã viên sẽ nhiệt tình tham gia để giải quyết khó khăn này.
4. Kiến nghị
- Tăng cường quan tâm của Cấp Ủy và UBND Tỉnh Bến Tre nhằm hỗ trợ ngân sách hợp lý trong các hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ cho các HTX gắn với tài nguyên; đồng thời tăng cường sự chỉ đạo của Cấp Ủy và UBND Tỉnh Bến Tre cho các họat động kinh tế tập thể do lọai hình kinh tế này gắn liền với tài nguyên, cộng đồng, và các họat động xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
- Rà sốt các HTX yếu kém và có giải pháp giải thể nếu khơng cịn tiềm năng phát triển
- Chuẩn hóa các vị trí chun mơn của Ban Quản Trị HTX, đặc biệt là các vị trí liên quan đến lĩnh vực kế tốn và tài chính.
- Chuẩn hóa qui trình báo cáo hoạt động và kiểm tốn cho các HTX.
- Hỗ trợ tín dụng cho các HTX trong các hoạt động tái đầu tư, sản xuất, và cơ sở hạ tầng.
- Qui hoạch và công bố qui hoạch vùng khai thác tài nguyên cho các HTX liên quan và các đối tượng có khả năng tham gia khai thác khác.
6. Hạn chế của nghiên cứu
- Các nhân tố nghiên cứu về mức độ hài lịng của xã viên đối với HTX nơng nghiệp được đúc kết từ các nghiên cứu ở nước ngồi, điều này có thể chưa phù hợp với tâm lý với xã viên HTX ở Việt Nam
- Đề tài thực hiện trong giai đoạn tình hình hoạt động của một số HTX tại Bến Tre có nhiều xung đột, tranh chấp về quyền lợi giữa các xã viên, do đó phiếu khảo sát chỉ được phát đến những HTX khơng xảy ra tình trạng trên. Vì thế tính đại diện của mẫu chưa cao.
- Trong nghiên cứu chưa đề cập đến đặc điểm cá nhân của xã viên (tuổi, giới tính, trình độ học vấn…), đây cũng là nhân tố tạo nên sự khác biệt trong đánh giá về mức độ hài lòng của các xã viên; do đó chưa so sánh được với những đặc điểm khác nhau thì mức độ hài lịng có khác biệt hay khơng. Ngồi ra, nghiên cứu cũng chưa so sánh được mức độ hài lòng của các xã viên ở các loại hình HTX khác nhau có sự khác biệt hay không.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. CIEM. (2003). Kinh nghiệm hoạt động của một số hợp tác xã sau sáu năm thực hiện luật hợp tác xã ở Việt Nam. Hà Nội: NXB Quốc Gia.
2. Đinh Phi Hổ và Võ Thanh Sơn. (2010). Các yếu tố tác động đến sự hài lòng của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp - Trường