Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 51 - 54)

4.4. Kiểm định thang đo

4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), một số tiêu chí cần chú ý:  Thứ nhất, Kiểm định Barlett (Bartlett’s test of sphericity): là một kiểm định

thống kê nhằm kiểm tra giữa các biến có tương quan với nhau hay không. Nếu kiểm định này có mức ý nghĩa thống kê dưới 0,05 thì xem như các biến có tương quan với nhau (Hair et al., 1995).

 Thứ hai, Phép đo sự phù hợp của mẫu KMO (Kaiser – Meyer – Olkin): là phép đo sự tương quan qua lại giữa các biến và sự phù hợp để phân tích nhân tố. Hệ số KMO có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1. Giá trị KMO phụ thuộc vào cỡ mẫu, độ tương quan trung bình, số biến và số nhân tố. Nếu hệ số này lớn hơn 0,5 thì tập dữ liệu được xem là phù hợp để tiến hành phân tích nhân tố (Hair et al., 1995).

 Thứ ba, Eigenvalue: là tổng bình phương các trọng số của các biến trên một cột nhân tố, còn được gọi là latent root. Nó đại diện cho mức độ biến

động được giải thích bởi một nhân tố. Giá trị eigenvalue của các nhân tố được chọn phải từ 1 trở lên (Hair et al., 1995).

 Thứ tư, Communality: thể hiện tỉ lệ của các nhân tố phân tích đại diện cho một biến cụ thể nào đó. Giá trị này phải lớn hơn 0,2 (Hair et al., 1995). Tuy nhiên, khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá thực tế, các nhà nghiên cứu thường quan tâm đến một số tiêu chuẩn như sau:

 Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) ≥ 0,5; mức ý nghĩa kiểm định Bartlett ≤ 0,05.

 Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) ≥ 0,5. Nếu biến quan sát nào có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại.

 Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50%.

 Hệ số eigenvalue có giá trị lớn hơn 1 (theo Gerbing & Anderson, 1988).  Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để

đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (theo Jabnoun & Al – Tamimi, 2003).

Khi phân tích EFA đối với thang đo Giá trị cảm nhận, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay vng góc Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue lớn hơn 1. Sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng công cụ Cronbach’s Apha, tất cả 23 biến quan sát của 6 thang đo thành phần tiếp tục được đưa vào để phân tích EFA và 7 biến quan sát của thang đo tổng thể cũng được đưa vào để tiến hành phân tích EFA.

Kết quả phân tích EFA thang đo các thành phần của Giá trị cảm nhận cho thấy các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều trên 0,5 (hệ số tải nhân tố của biến SV5 có giá trị thấp nhất trong các hệ số tải nhân tố nhưng vẫn lớn hơn 0,5 – bằng 0,501); hệ số KMO = 0,850; phương sai trích bằng 71,548%; mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là 0,000. Ngoài ra, kết quả phân tích EFA cịn cho thấy có 6 yếu tố được trích tại giá trị Eigen là 1,007 và phương sai trích được là 71,548%. Như vậy phương sai trích đạt yêu cầu, do đó khơng có biến quan sát nào bị loại và EFA cho

Hệ số tải nhân tố của các thành phần STT Biến

quan sát 1 2 3 4 5 6 Tên nhân tố

1 EV3 0,866 2 EV2 0,823 3 EV4 0,808 4 EV1 0,748 5 EV5 0,706 Giá trị cảm xúc (EV) 6 CPC1 0,827 7 CPC2 0,800 8 CPC3 0,752 9 CPC4 0,655

Năng lực của đội ngũ nhân viên tiếp xúc khách hàng (CPC) 10 SV2 0,756 11 SV4 0,680 12 SV3 0,654 13 SV1 0,622 14 SV5 0,501 Giá trị xã hội (SV) 15 P1 0,821 16 P3 0,819 17 P2 0,818 Giá/ Chi phí giao dịch (P) 18 SQ3 0,834 19 SQ1 0,793 20 SQ2 0,763 Chất lượng dịch vụ (SQ) 21 PE2 0,765 22 PE3 0,749 23 PE1 0,586

Môi trường giao dịch (PE) Giá trị Eigen 8,205 2,489 1,713 1,650 1,392 1,007

Phương sai trích 35,674 10,822 7,447 7,173 6,054 4,378 Hệ số KMO = 0,850

Bartlett's Test of Sphericity với Sig. = 0,000

Bảng 4.5 Kết quả phân tích nhân tố EFA của thành phần Giá trị cảm nhận

Khái niệm Giá trị cảm nhận tổng thể được giả định là một khái niệm đơn nguyên. Bảy biến quan sát được dùng để đo Giá trị cảm nhận tổng thể. Hệ số KMO = 0,895; mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là 0,000; giá trị Eigen là 4,452; phương sai trích bằng 63,593%. Hệ số tải nhân tố STT Biến quan sát 1 Tên nhân tố 1 PV5 0,865 2 PV2 0,850 3 PV3 0,812 4 PV6 0,794 5 PV1 0,789 6 PV7 0,759 7 PV4 0,702 Giá trị cảm nhận (PV) Giá trị Eigen 4,452 Phương sai trích 63,593 Hệ số KMO = 0,895

Bartlett's Test of Sphericity với Sig. = 0,000

Bảng 4.6 Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo tổng thể Giá trị cảm nhận

Kết quả chi tiết được trình bày tại Phụ lục 4

Với tất cả kết quả phân tích EFA trên cho chúng ta kết luận rằng các thang đo biểu thị Giá trị cảm nhận tổng thể và các thành phần của Giá trị cảm nhận đã đạt giá trị hội tụ. Hay nói cách khác, các biến quan sát đã đại diện được cho các khái niệm nghiên cứu cần phải đo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 51 - 54)