Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trước và sau khi mua lại (Trang 47)

Hình 3.1. Tổng tài sản và vốn điều lệ 8 ngân hàng mua lại năm 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2012 Seabank: Tổng tài sản đến năm 2011.

Nhìn vào hình 3.1 ta thấy, 8 ngân hàng nghiên cứu chia ra thành 3 nhóm. Nhóm 1 gồm có 3 ngân hàng TCB, EIB và ACB với tổng tài sản lớn hơn 170.000 tỷ đồng, nhóm 2 gồm VPB, SEAB và PNB, nhóm 3 - nhóm ngân hàng có quy mơ nhỏ là ABB và OCB.

Trong 8 ngân hàng trên, SEAB có vốn điều lệ thấp nhất, đạt mức quy định tối thiểu mà NHNN đưa ra, tuy nhiên, SEAB cho thấy mức tổng tài sản vượt trội, đạt mức 101.093 tỷ đồng chỉ tính đến năm 2011. Trong khi đó, OCB có vốn điều lệ 3.234 tỷ đồng nhưng tổng tài sản chỉ đạt mức khiêm tốn 27.424 tỷ đồng.

Để đánh giá cụ thể tình hình hoạt động của các ngân hàng mua lại ở Việt Nam, tác giả đi vào phân tích chi tiết như sau:

3.3.1. So sánh và phân tích các chỉ số tài chính

Bảng 3.3. Tốc độ tăng trƣởng khả năng sinh lời

Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu bình

quân (ROEA)

Trước mua lại Sau mua lại

Thay đổi ( sau- trước) % TCB -25.71% 11.72% 145.58  EIB 114,19% 22,40% -80,39  ACB -7,63% -2,38% 68,81  PNB -13,61% -4,63% 66,01  ABB -27,19% 223,22% 920,80  OCB -4,61% 38,91% 944,05  VPB 64,16% 5,69% -91,13  SEAB -30,11% 14,20% 147,16  Lợi nhuận rịng/Tổng tài sản bình qn (ROAA)

Trước mua lại Sau mua lại

Thay đổi ( sau- trước) % TCB -27,36% 3,62% 113,23  EIB 185,63% 2,38% -98,72  ACB 11,54% -15,80% -236,94  PNB -10,65% -26,96% -153,20  ABB -33,69% 206,75% 713,68  OCB -13,61% 27,87% 304,72  VPB 76,19% 3,00% -96,06  SEAB 1,97% 13,07% 564,01 

Có nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động như sử dụng chỉ số ROA, ROE (với ROA được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản và ROE được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) (Topak, 2011). Nhìn chung các ngân hàng sau mua lại có hiệu quả hoạt động hơn thể hiện qua chỉ số sinh lời. Kết quả này hỗ trợ cho quan điểm của Tze San Ong, Cia Ling Teo, Boon Heng Teh (tháng 11/2011), Altunbas và Marques (2008), Rhoades (1998), Houstan (2001) và Knapp et al (2006) là sự sáp nhập, mua lại có thể giúp các ngân hàng tăng khả năng sinh lời. Tuy nhiên, kết quả này cũng trái ngược với nghiên cứu của Sufian và những người khác (2007) và Muhammad (2010), đó là hoạt động mua lại sẽ đưa đến kết quả ROA và ROE thấp hơn so với trước khi mua lại. Nghiên cứu của Fadzlan Sufian, Muhd-Zulkhibri Abdul Maijd, Razali Haron cũng cho rằng việc mua lại khơng dẫn đến lợi nhuận cao hơn do chi phí phát sinh từ việc đầu tư công nghệ.

Từ năm 2008, thị trường tài chính thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bắt đầu gặp khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tuy nhiên, các NHTM Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng lợi nhuận tốt trong giai đoạn này với trung bình tăng trưởng lợi nhuận của 8 NHTM được nghiên cứu là 193% trong 2009, 46% trong 2010. Trong đó các ngân hàng nổi bật với mức tăng trưởng lợi nhuận tốt như TCB, ACB, PNB. Nguyên nhân một phần các ngân hàng được hưởng lợi từ chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Tốc độ tăng trưởng cao, năng lực tài chính được nâng cao qua việc khơng ngừng tăng vốn điều lệ, hiệu quả hoạt động cao thể hiện một cách rõ nét qua chỉ tiêu lợi nhuận ở các ngân hàng TCB, ACB, ABB, OCB, SEAB. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng TCB tăng trưởng 130% so với năm 2007, năm đầu tiên sau sáp nhập, năm tiếp theo tăng 45%. Kể từ khi có phần vốn góp của đối tác nước ngồi, các ngân hàng thương mại có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Lợi thế về quy mô đã mang lại lợi nhuận từ các hoạt động phi cho vay như dịch vụ thanh toán qua biên giới và các hoạt động tài trợ thương mại để đóng góp vào tổng doanh thu cho ngân hàng. Nhìn chung, kết quả cho thấy hiệu suất của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập so với nguồn vốn cổ

phần đã được nâng lên cao hơn, cụ thể chỉ số ROE cao hơn sau mua lại. Đó là sự tác động tốt, do quy mơ tăng thêm góp phần mở rộng đầu tư và khuyến khích các mơ hình kinh doanh đổi mới để phục vụ nhu cầu thị trường ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, một số ngân hàng sau khi mua lại như Eximbank và VPB có lợi nhuận giảm so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Eximbank mặc dù có lợi thế trong kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng hiệu quả lợi nhuận có sự suy giảm hơn giai đoạn trước một phần do quản trị rủi ro yếu kém, hơn nữa nguồn vốn còn yếu, theo đánh giá của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor (S&P). Trong khi đó, ngân hàng VPB với mục tiêu tăng cường đầu tư vào hệ thống cơ sở nền tảng những năm đầu của q trình chuyển đổi, cũng làm cho mức chi phí hoạt động và đầu tư tăng cao. Những yếu tố này đã dẫn đến lợi nhuận và khả năng sinh lời giảm đi trong giai đoạn sau khi được mua lại một phần.

Nghiên cứu này cũng cho thấy sự mất cân bằng của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam: trong khi một nửa ngân hàng mẫu được nghiên cứu có ROA tăng nhưng một nửa cịn lại có ROA giảm. Quy định tăng vốn điều lệ được ngân hàng nhà nước quy định đạt 3000 tỷ đồng đến cuối năm 2011 làm cho các ngân hàng như OCB, ABB, SEAB…chịu áp lực lớn, phải chạy đua tăng vốn để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng nhà nước. Tổng tài sản ngành NH tăng gấp đôi trong giai đoạn 2007 – 2010. Quy mô ngành Ngân hàng Việt Nam đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Theo số liệu của IMF, tổng tài sản của ngành đã tăng gấp 2 lần trong giai đoạn 2007 – 2010, từ 1.097 nghìn tỷ đồng (52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ đồng (128,7 tỷ USD). Trong đó, Eximbank là NH duy nhất của Việt Nam nằm trong tốp 25 NH tăng trưởng nhanh nhất về tài sản trong 2010, đứng ở vị trí thứ 13, năm 2008 tăng 43% so với năm 2007, năm đầu tiên sau khi được mua lại. Trong khi tốc độ tăng lợi nhuận không theo kịp tốc độ tăng tổng tài sản, nên một nửa số ngân hàng nghiên cứu có ROA giảm sau mua lại. Có 4 ngân hàng là TCB, ABB, OCB và SEAB có tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên tài sản sau khi được mua lại tốt hơn so với trước mua lại.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trƣởng hiệu quả quản lý

Thu nhập lãi thuần/ tổng thu nhập thuần (NIIR)

Trước mua lại Sau mua lại

Thay đổi ( sau- trước) % TCB -2,81% 3,33% 218,21  EIB -1,58% 6,05% 482,00  ACB 0,83% 11,92% 1338,53  PNB -29,47% -30,00% -1,80  ABB 4,34% 7,61% 75,53  OCB 3,87% 3,10% -20,04  VPB 79,12% -1,62% -102,05  SEAB 16,46% -2,70% -116,40 

Theo nghiên cứu của Logan (2001), tỉ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng thu nhập quan hệ đồng biến với rủi ro phá sản. Sự phụ thuộc vào thu nhập lãi thuần sẽ làm tăng rủi ro ngân hàng. Trong 8 ngân hàng nghiên cứu có 4 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi thuần/tổng thu nhập thuần tăng, tương đương với 4 ngân hàng giảm. Mặc dù sau khi được mua lại, các NHTM Cổ phần có quan tâm nhiều hơn đến việc đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhưng trên thực tế, sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng vẫn đang “nương tựa” chủ yếu vào hoạt động tín dụng, nên phần lớn thu nhập của ngân hàng là thu nhập từ lãi. Nhìn chung, 4 ngân hàng quy mơ nhỏ có chỉ số giảm là PNB, OCB, VPB, SEAB, trong khi 4 ngân hàng TCB, EIB, ACB và ABB thì ngược lại. Điều này có thể do các ngân hàng lớn sau mua lại vẫn còn chú trọng vào hoạt động cho vay, đang trong tiến trình chuyển đổi hệ thống nên còn nhiều vướng mắc, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhưng chưa được khách hàng biết đến nhiều, vì vậy thu nhập từ hoạt động cho vay vẫn chiếm phần lớn so với trước sáp nhập. Thu nhập lãi thuần của EIB tăng trưởng 92,8%, 49,7% , 45,9%

và 84% tương đương năm 2008, 2009, 2010 và 2011, TCB tăng trưởng 89% năm 2008 và 66% năm 2011. Tuy nhiên, tỷ suất này cao sẽ gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng. Trong khi đó, các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 có thu nhập từ lãi giảm so với tổng thu nhập. Nguyên nhân một phần do các ngân hàng thời gian vừa qua có thu nhập lãi thuần giảm, PNB có thu nhập thuần -23% năm 2008, -46% năm 2011, OCB có thu nhập tăng tuy nhiên khơng cao như các năm trước khi mua lại.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng trƣởng hiệu quả quản lý

Chi phí hoạt động /Tổng thu nhập thuần (EFF)

Trước mua lại Sau mua lại

Thay đổi ( sau- trước) %  TCB -0,78% -1,67% -114,15  EIB -3,85% -2,25% 41,59  ACB 0,74% 3,21% 331,30  PNB 52,90% 3,16% -94,03  ABB 34,48% -10,40% -130,17  OCB -4,90% 11,77% 340,09  VPB -26,47% 15,93% 160,20  SEAB 20,45% 36,66% 79,25 

Hầu hết các ngân hàng khơng thể đạt được hiệu quả chi phí sau khi mua lại. Kết quả này đồng nhất với các phát hiện trong nghiên cứu của Rhoades (1998), Berger et al (1999), Houstan et al (2001) và Sufian et al (2007), nhưng ngược lại với nghiên cứu của Amel et al (2004).

Điều này do hầu hết ngân hàng dành hơn một nửa chi phí hoạt động để trả lương, thưởng, phụ cấp, trong khi những năm đầu mua lại, các ngân hàng nước ngồi đầu tư cơng nghệ, kỹ thuật mới nên cần phải tuyển chọn những nhân viên có kiến thức cao, am hiểu về kỹ thuật công nghệ để vận dụng vào ngân hàng hiện tại.

đổi mơ hình mới, hệ thống tín dụng mới. Việc áp dụng hệ thống, quy trình mới cần có nhiều chi phí để đào tạo cán bộ nhân viên, và phải có sự kết hợp giữa các nhân viên từ phòng ban đến hội đồng quản trị ngân hàng. Bên cạnh đó, chi phí để mua phần mềm, hệ thống mới, máy móc hiện đại cũng chiếm phần lớn trong chi phí đối với các ngân hàng này.

Với sức ép tăng thị phần từ các nhà băng nước ngoài tại Việt Nam đang rất gắt gao nên để cạnh tranh, các ngân hàng nội địa buộc phải tìm cách tăng số lượng chi nhánh, phịng giao dịch, dẫn đến tăng số nhân viên. Hơn nữa, nhằm khẳng định vị thế và thương hiệu sau mua lại, hầu hết các ngân hàng đẩy mạnh chi phí maketing, chi phí bảo hiểm tiền gửi…dẫn đến tổng chi phí hoạt động tăng hơn trong cơ cấu tổng thu nhập thuần.

Bảng 3.5. Tốc độ tăng trƣởng tính thanh khoản

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay/Tổng vốn huy động (LTD)

Trước mua lại Sau mua lại

Thay đổi ( sau- trước) %  TCB 0,76% -9,18% -1304,77  EIB 5,21% -7,37% -241,64  ACB -5,04% 7,28% 244,34  PNB -10,92% 4,06% 137,19  ABB -2,87% -6,37% -121,83  OCB -2,55% -0,32% 87,56  VPB -4,89% -1,53% 68,66  SEAB 20,42% -11,25% -155,07 

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay/tổng tài sản (LTA)

Trước mua lại Sau mua lại

Thay đổi ( sau- trước) %  TCB 2,18% -8,91% -508,51  EIB -5,25% -4,84% 7,92  ACB -5,69% 4,53% 179,67  PNB -10,15% 3,64% 135,83  ABB -2,89% 0,05% 101,60  OCB -5,31% -1,91% 64,02  VPB -4,83% -3,25% 32,65  SEAB -16,74% -12,25% 26,86 

Theo PriceWaterHouse&CoopersPWC (2006, 2011) tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng huy động giúp đánh giá thanh khoản đồng thời giúp xác định xu thế cũng như trạng thái thanh khoản ngân hàng trong kỳ hoạt động. Bên cạnh đó, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng, phần nào cho biết năng lực quản trị ngân hàng của các nhà quản lý. Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), Isik và Hassan (2003), Heffernan và Fu (2008) nếu một ngân hàng thực hiện được nhiều khoản cho vay hợp lý sẽ làm cho chi phí hoạt động thấp hơn và cho phép ngân hàng này có thể dần dần tăng phần chia thị trường cho vay lớn hơn.

Tính thanh khoản của hầu hết các ngân hàng giảm thể hiện qua tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ cho vay/ tiền gửi (L/D) và cho vay/ tổng tài sản (L/A) tăng sau khi mua lại. Kết quả của việc tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ cấp tín dụng trên huy động vốn ở hầu hết các ngân hàng tăng mạnh sau mua lại. Với mức thanh khoản giảm, các ngân hàng dễ rơi vào rủi ro thiếu vốn nếu mức độ cạnh tranh trong huy động vốn bị sụt giảm.

Giai đoạn 2007-2009, tình hình tín dụng tăng trưởng nóng, nhiều ngân hàng quy mơ vừa và nhỏ cho vay quá mức, lượng tiền gửi của khách hàng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay nên phải lệ thuộc khá nhiều vào thị trường liên ngân hàng làm gia tăng sự lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, mà đa phần nguồn vốn này phải chịu chi phí cao hơn so với huy động từ khách hàng và đặc biệt là tính ổn định khơng lớn. Các ngân hàng chấp nhận rủi ro để tăng trưởng tín dụng một phần cũng do áp lực tăng lợi nhuận theo yêu cầu của cổ đơng trong tiến trình gia tăng vốn điều lệ mà NHNN đặt ra. Sau khi tìm được đối tác nước ngồi, các ngân hàng đã biết cân đối giữa lượng tiền gửi của khách hàng và dư nợ cho vay, nên chỉ số dư nợ/tổng tiền gửi có phần cải thiện.

Riêng tỷ lệ cho vay/tổng tài sản thì hầu hết các ngân hàng nội địa đều tăng, phản ánh những ngân hàng nào có độ chấp nhận rủi ro càng cao thì khả năng phá sản cũng tăng cao tương ứng. Với nguồn vốn dồi dào, các ngân hàng gia tăng cho vay trên quy mô lớn, tốc độ giải ngân nhanh. Hầu hết các ngân hàng đã chấp nhận rủi ro cao hơn để cố gắng đạt được lợi nhuận nhiều hơn.

Bảng 3.6. Chỉ số bảo đảm an toàn vốn (chỉ số đòn bẩy)

Tổng nợ phải trả/ Vốn chủ sở hữu

(DER)

Trước mua lại Sau mua lại

Thay đổi ( sau- trước) %  TCB 3,14% 8,78% 179,50  EIB -40,75% 36,45% 189,46  ACB -2,35% 21,83% 1029,48  PNB 5,59% 30,11% 438,64  ABB 56,42% 53,01% -6,05  OCB -16,15% -0,26% 98,37  VPB 11,11% 6,43% -42,17 

SEAB -37,20% 63,19% 269,84 

SEAB -37,20% 63,19% 269,84 

Tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là chỉ số phản ánh quy mơ tài chính của ngân hàng. Nó cho ta biết về tỉ lệ giữa 2 nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà ngân hàng sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình. Hai nguồn vốn này có những đặc tính riêng biệt và mối quan hệ giữa chúng được sử dụng rộng rãi để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng. Nhìn vào bảng biểu ta thấy hầu hết các ngân hàng đều có tỷ lệ tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu tăng sau khi mua lại. Sự gia tăng địn bẩy tài chính của ngân hàng có thể vì tăng khả năng vay nợ hoặc vì khả năng nợ khơng sử dụng từ năm trước khi mua lại. Ghosh và Jain (2000) nhận thấy rằng địn bẩy tài chính của các cơng ty kết hợp làm tăng đáng kể theo sau việc mua lại, sáp nhập. Sự gia tăng đòn bẩy tài chính là kết quả của sự gia tăng khả năng vay nợ.

Bảng 3.6. Chỉ số bảo đảm an tồn vốn (chỉ số địn bẩy)

Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu/tổng

tài sản (ETA) Trước mua lại Sau mua lại

Thay đổi ( sau- trước) %  TCB -1,84% -5,45% -195,83  EIB 60,17% -11,03% -118,33 

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trước và sau khi mua lại (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)