Tình hình huy động vốn của 10 ngân hàng tốp đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trước và sau khi mua lại (Trang 34)

2.1.3. Hoạt động tín dụng

Tình hình tín dụng trong những năm gần đây có những biến chuyển ngược chiều. Năm 2005-2009, tăng trưởng tín dụng đạt mức khá cao, trung bình 32%. Năm 2008, tỷ lệ dư nợ/huy động ở các ngân hàng đều tăng nóng, có một số ngân hàng có tỷ lệ xấp xỉ hay cao hơn 100% (NH TMCP Sài Gòn, NH TMCP Phương Nam, NH TMCP An Bình, NH TMCP Phương Đông, NH TMCP Phát triển nhà…). Năm 2010, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt mức 27,65%, trong đó tín dụng bằng VND tăng 25,34%, bằng ngoại tệ tăng 37,76%. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTM đạt ở mức 12%, tổng phương tiện thanh toán tăng 10%. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 đã đánh dấu mức khiêm tốn gần 7%, thấp nhất trong 20 năm qua, và chỉ chiếm một nửa so với mục tiêu NHNN đặt ra vào đầu năm 15-17%. Dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng Agribank dẫn đầu toàn hệ thống trong năm 2012, đạt mức 480.453 tỷ đồng. Kế tiếp là BIDV và Vietinbank có dư nợ tương ứng 339.931 tỷ đồng, 329.683 tỷ đồng. Về mức tăng trưởng tín dụng, ngân hàng SHB sau khi sáp nhập với ngân hàng HBB đã có mức tăng trưởng vượt trội, tăng 92,80% năm 2012, ngân hàng MB tăng trưởng tín dụng 26,1%, trong khi đó, ngân hàng ACB tăng trưởng tín dụng -0.5%.

Hình 2.3. Dƣ nợ cho vay khách hàng một số ngân hàng

2.1.4. Các chỉ số về an toàn vốn và hiệu quả hoạt động ngân hàng

Năm 2006, hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều không đạt mức quy định tối thiểu về tỷ lệ an toàn vốn, đặc biệt là các NHTM NN. Hệ số an tồn vốn trung bình của các NHTM NN tăng từ 7% năm 2006 lên 9% năm 2007. Tỷ lệ an toàn vốn toàn ngành tăng từ 8,9% năm 2007 lên 9,7% năm 2008, đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu năm 2012 của toàn hệ thống đạt 13.75%, trong đó dẫn đầu là tỷ lệ an tồn vốn của nhóm TCTD hợp tác với 38,83%, tiếp đến là ngân hàng liên doanh, nước ngoài với 27,63%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTMCP là 14,01% và của NHTMNN là 10,28%. Sự cải thiện của hệ số CAR cũng liên quan đến tín dụng tăng trưởng thấp; đặc biệt là đến 2012 tất cả các thành viên đã đảm bảo yêu cầu vốn pháp định, một số trường hợp đã tăng mạnh vốn điều lệ.

Hình 2.4. Chỉ số an tồn vốn tối thiểu CAR các TCTD năm 2012

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Năm 2012 đánh dấu một năm đầy khó khăn của hệ thống ngân hàng, khi lợi nhuận của các ngân hàng đều sụt giảm, có ngân hàng cịn báo cáo lỗ. Ngun nhân cơ bản do nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, trong khi đó mặt bằng lãi suất cho vay quá cao trong năm 2011 khiến các doanh nghiệp gặp nhiều biến động trong

sản xuất kinh doanh, đặc biệt sự suy giảm của thị trường chứng khốn và bất động sản. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, cách quản lý yếu kém dẫn đến hoạt động sản xuất trì trệ, nhiều doanh nghiệp đi đến phá sản.

Năm 2012, ROA của toàn hệ thống đạt 0,48%, dẫn đầu là nhóm Quỹ tín dụng TW hợp tác với 1,05%, tiếp đến là các ngân hàng liên doanh, nước ngoài với 0,91%. ROA của nhóm các NHTMNN đạt 0,76% trong khi của các công ty tài chính, cho th âm 1,56%.

ROE của tồn hệ thống đạt mức 3,97%, trong đó dẫn đầu là nhóm NHTMNN với 11,37%, tiếp đến là nhóm Quỹ tín dụng TW với 5,95%. ROE của nhóm NHTMCP đạt 1,36% cịn của nhóm cơng ty tài chính, cho th âm tới 31,37%.

Hình 2.5. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng qua các năm

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tăng trưởng tín dụng nóng, cùng với chất lượng quản lý tín dụng khơng tốt của các NHTM Việt Nam, là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Tình hình nợ xấu tăng nhanh khiến các ngân hàng phải trích lập dự phịng rủi ro khá lớn. Tính đến 31/12/2012, nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng chiếm tỷ lệ 6.0%, gấp gần 3 lần so với mức 2.17% năm 2008. Trong đó nợ xấu của

ngân hàng Agribank hơn 27.800 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ nợ xấu 5,8% trên tổng dư nợ, ngân hàng BIDV có tỷ lệ nợ xấu 2,77% so với tổng dư nợ, tương đương 9.102 tỷ đồng. BIDV cho biết đã trích dự phịng rủi ro khoảng 6.730 tỷ đồng. Ngân hàng Vietcombank có nợ xấu là 5.461 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,25%, SHB có tỷ lệ nợ xấu 8.53%.

2.2. Thực trạng hoạt động mua lại các NHTM tại Việt Nam từ năm 2005

Tháng 3/2005, Ngân hàng ANZ góp vốn vào NH TMCP Sacombank với tỷ lệ 9,93%, mở đầu cho giai đoạn các định chế tài chính nước ngồi đầu tư, góp vốn vào các TCTD trong nước. Kế tiếp là VPBank ký thỏa thuận hợp tác với ngân hàng hàng đầu Singapore - Oversea Chinese Banking Corporation Ltd (OCBC) vào tháng 3/2006. Giai đoạn 2007-2008 có thể coi là giai đoạn bùng nổ của hoạt động mua lại ngân hàng tại Việt Nam với hơn 10 thương vụ mua lại được ghi nhận do thị trường chứng khốn tăng trưởng mạnh, Việt Nam chính thức gia nhập WTO và mở cửa thị trường tài chính, đơn cử như Techcombank hợp tác với HSBC; Sumitomo Mitsui Bank mua 15% cổ phần EximBank….(Bảng 2.4).

Nhưng sau đó, khuynh hướng này lại thối trào trong năm 2009-2010, thể hiện ở số lượng thương vụ giảm đi rõ rệt dù cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu lan ra từ Mỹ tạo khá nhiều cơ hội cho các ngân hàng lớn thâu tóm ngân hàng nhỏ cũng như cho các nhà đầu tư tiến hành mua bán doanh nghiệp. Sang những năm đầu thập kỷ thứ 2, tuy hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng ở Việt Nam khơng có sự gia tăng đáng kể về mặt lượng nhưng về chất thì đã tiến một bước dài với giá trị mỗi thương vụ đều lớn hơn hẳn.

Đáng chú ý các thương vụ mua cổ phần có giá trị lớn đều được thực hiện bởi các NHNNg. Các NHNNg đầu tư gián tiếp và trực tiếp vào Việt Nam hầu hết là các ngân hàng cổ phần lớn trên thế giới với bề dày kinh nghiệm hàng trăm năm, có tiềm lực tài chính mạnh. Họ khơng chỉ đầu tư vào Việt Nam mà đã đầu tư đến hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên tồn thế giới. Dưới hình thức đối tác

chiến lược, các NHNNg có thể thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn so với việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi, như tìm hiểu thị trường nội địa, tâm lý người tiêu dùng, tận dụng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm lợi nhuận. Cịn các ngân hàng trong nước cũng muốn khai thác thương hiệu, kinh nghiệm quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ NHNNg.

Cuối năm 2010 đầu 2011, Ngân hàng TMCP Công thương VN (Vietinbank) bán 10% cổ phần cho cơng ty tài chính quốc tế (IFC), nâng vốn điều lệ lên 18.173 tỷ đồng vào thời điểm đó. Cũng trong năm 2010, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) bán 15% cổ phần cho Công ty Đầu tư Tài chính Fullerton Financial Holdings thuộc Tập đoàn Temasek Holdings Pte.Ltd, Singapore; Ngân hàng Quốc tế (VIB) bán 15% cổ phần cho Commonwealth Bank của Australia. Năm 2011 có thương vụ Mizuho mua 15% cổ phần VietcomBank trị giá 567.3 triệu USD, NH TMCP An Bình (ABBank) bán 600 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi cho IFC và Maybank, năm 2012 khép lại với thương vụ đạt giá trị kỷ lục 743 triệu USD cho 20% cổ phần VietinBank do Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua lại.

Bảng 2.4. Một số hoạt động mua lại của các NHTM 2005-2012

STT Thời gian Thƣơng vụ

01 3/2005 NH ANZ góp 9,93% vào NH TMCP Sacombank và thoái

vốn vào đầu 2012

02 3/2006

VP bank lựa chọn đối tác chiến lược là Oversea Chinese Banking Corporation Ltd với vốn góp 10% và nâng lên 15% vào năm 2008.

03 6/2007 HSBC mua 15% cổ phần Techcombank và tăng lên 20% vào

2008.

04 7/2007 Sumitomo Mitsui Bank mua 15% cổ phần EximBank trị giá

225 triệu USD.

năm 2009.

06 9/2008

Malayan Banking Berhad (Maybank) mua 15% cổ phần AnBinhBank trị giá 200 triệu USD, và tăng vốn đầu tư lên 20% vào 12/2009

07 8/2008 France's Societe Generale mua 15% cổ phần Seabank.

08 7/2008

Standard Chartered APR Ltd. và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Ltd. góp vốn với tỷ lệ sở hữu tương đương 8,77% và 6,23% vào NH TMCP Á Châu

9 10/2008

United Overseas Bank mua 15% cổ phần Ngân hàng Phương Nam trị giá 15.6 triệu USD và tăng lên 20% vào tháng

07/09/2011

10 9/2010 VIB bán 15% cổ phần cho Ngân hàng Commonwealth of

Australia và sau đó tăng lên 20% vào ngày 20/10/2011

11 9/2011 Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank trị giá 567.3 triệu

USD.

12 3/2011-

12/2012

Tháng 3/2011, IFC mua 10% cổ phần VietinBank trị giá 182 triệu USD. Tháng 12/2012, Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần VietinBank trị giá 743 triệu USD.

Nguồn: Tổng hợp BCTC của các Ngân hàng

Trong thời gian vừa qua, xu hướng mua lại với các cổ đơng nước ngồi vẫn là hướng đi phổ biến của các ngân hàng Việt Nam, khơng chỉ có các ngân hàng nhỏ với mục tiêu tăng vốn mà cả các ngân hàng lớn cũng ưa thích, vì có cơ hội học hỏi, nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị rủi ro cũng như phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của ngân hàng. Còn đối với ngân hàng nước ngồi, họ cũng tìm được kỳ vọng của mình là lợi nhuận và thị phần.

Năm 2012, hoạt động mua lại góp vốn ngân hàng khởi đầu bằng sự kiện Tập Đồn Doji góp vốn vào NH TMCP Tiên Phong (TienPhongBank). Là ngân hàng đầu tiên thực hiện tái cơ cấu trong năm 2012, TienPhong Bank không hề gây ồn ào

trên thị trường. Song những kết quả bước đầu được hé lộ sau một năm tái cơ cấu của ngân hàng này cho thấy, TienPhong Bank là một ẩn số đầy bất ngờ. Đến 29/12/2012, ngân hàng đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 5.550 tỷ đồng. Đồng thời, mới đây TienphongBank đã bán 20% cổ phần cho một nhóm nhà đầu tư tư nhân, để tăng vốn.

CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÁC NHTMCP MUA LẠI TẠI VIỆT NAM

3.1. Dữ liệu và mẫu

Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, với các số liệu phân tích được lấy từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đăng trên web http://www.sbv.gov.vn, số liệu báo cáo hàng năm của Tổng cục thống kê trên trang web http://www.gso.gov.vn. Riêng các số liệu chi tiết, tác giả lấy từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính đã qua kiểm tốn của các NHTM được cơng bố trên Website từng ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2003 - 2011.

Mặc dù số liệu năm 2012 của các ngân hàng đã được công bố trên các phương tiện truyền thông nhưng tác giả không sử dụng trong nghiên cứu này vì năm 2012, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng ở Việt Nam nói riêng chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu lộ diện, nên hiệu quả hoạt động các ngân hàng đều giảm sút, như vậy, khi đưa vào nghiên cứu hiệu quả ngân hàng khơng cịn chính xác.

Hầu hết hoạt động mua lại hình thành ở các ngân hàng thương mại trong nước trong giai đoạn từ 2005-2008 đều được sự mua lại một phần của các doanh nghiệp, các ngân hàng nước ngoài (hiện tại theo quy định của NHNN là tỷ lệ mua lại chỉ chiếm tối đa 30% vốn cổ phần của ngân hàng trong nước). Vì vậy, tác giả lựa chọn 8 ngân hàng có hoạt động mua lại một phần với ngân hàng nước ngoài là chủ yếu.

Theo như trình bày ở trên, mỗi ngân hàng có thời gian mua lại khác nhau, vì vậy tác giả chọn mỗi ngân hàng chia ra hai giai đoạn trước và sau khi mua lại khác nhau như sau:

Bảng 3.1. Các ngân hàng thực hiện nghiên cứu

STT Ngân hàng Trƣớc mua lại Sau mua lại

1 TCB 2005-2007 2008-2011 2 EIB 2005-2007 2008-2011 3 ACB 2005-2008 2009-2011 4 PNB 2005-2008 2009-2011 5 ABB 2005-2008 2009-2011 6 OCB 2005-2007 2008-2011 7 VPB 2003-2006 2007-2011 8 SEAB 2005-2008 2009-2011

3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Các lý thuyết nghiên cứu nền ở trên được thực hiện ở nhiều quốc gia và nhiều thời điểm khác nhau. Tùy theo điều kiện của từng quốc gia và đặc thù riêng mà hoạt động mua lại ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động khác nhau. Do đó, để thực hiện nội dung nghiên cứu, dựa trên cơ sở phân tích quan điểm, mơ hình và kết quả các bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phương pháp phân tích định tính bằng cách sử dụng phân tích các chỉ số thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng như: khả năng sinh lời, quản trị hiệu quả, khả năng thanh khoản, và tỷ lệ đòn bẫy để so sánh các tỷ lệ tài chính trong hai giai đoạn trước và sau khi mua lại ngân hàng Việt Nam.

 Các chỉ số tài chính sau đó sẽ được phân tích theo tốc độ tăng trưởng và kiểm định theo phương pháp kiểm định giá trị trung bình của 2 mẫu phụ thuộc Paired samples T-test. Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng trước và sau mua lại, bài nghiên cứu này dùng phương pháp phi tham số Wilcoxon để đánh giá tính hiệu quả của các ngân hàng sau mua lại so với trước mua lại.

3.2.1. Phân tích các chỉ số tài chính

Kể từ khi việc đo lường kế tốn trở nên dễ hiểu và nhìn chung được chấp nhận trong việc phản ánh các hoạt động tài chính của ngân hàng thì phương pháp phân tích báo cáo tài chính được nhiều chuyên gia nghiên cứu lựa chọn. Đây là phương pháp phân tích truyền thống, được sử dụng khá phổ biến tại các NHTM Việt Nam và trong phân tích của các nhà nghiên cứu. Các chỉ số tài chính trở thành cơng cụ để thể hiện và đánh giá hoạt động tài chính của ngân hàng. Mỗi chỉ số tài chính có vai trị khác nhau trong việc giải thích các loại thơng tin khác nhau liên quan đến hoạt động và tình hình tài chính của ngân hàng. Bằng cách so sánh chỉ số tài chính, chúng ta khơng chỉ báo cáo một ngân hàng hoạt động như thế nào, mà còn cung cấp thêm nhiều thông tin dạng như ngân hàng nào đã hoạt động tốt hơn những ngân hàng khác. Việc so sánh chỉ số tài chính giúp chỉ ra một ngân hàng đang đạt được các mục tiêu tốt như thế nào. Mặc dù còn những hạn chế, nhưng các chỉ số tài chính vẫn được xem là một cơng cụ phân tích tiện lợi và có thể tin cậy. Việc phân tích các chỉ số đã trở thành kỹ thuật được thử thách qua thời gian, và được sử dụng thường xuyên nhất trong tất cả quá trình ra quyết định tài chính. Brigham và Ehrhard (2005) đã phát biểu rằng một bảng phân tích báo cáo tài chính có thể nêu bật điểm mạnh cũng như hạn chế của một công ty, và thông tin này được ban quản trị sử dụng để cải thiện hoạt động của một tổ chức, cũng như để những nhân tố khác dự báo kết quả trong tương lai.

Dựa trên nền tảng lý thuyết ở trên và qua tham khảo các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam, với

nguồn số liệu thu thập từ báo cáo tài chính các ngân hàng thương mại cổ phần có hoạt động mua lại trong giai đoạn từ 2005-2008, tác giả lựa chọn một số chỉ tiêu phân tích chủ yếu sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam trước và sau khi mua lại (Trang 34)