.4 Sơ đồ trình tự thực hiện BTHT&TĐC khi NN THĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tiết giá trị tăng thêm từ đất trong quá trình đô thị hóa những bài học từ thực tiễn áp dụng tại thành phố đà nẵng (Trang 30 - 34)

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo quy định của NĐ 69/2009/NĐ-CP (Phụ lục 6)

Điểm khác biệt trong cách làm của Đà Nẵng là việc THĐ thực hiện các DA đều do UBND TP thực hiện, không để nhà đầu tư tự thỏa thuận với dân. Trong quá trình THĐ, Đà Nẵng dùng cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc với nguyên tắc đạt được sự đồng thuận của NN và người dân. Việc người dân bị THĐ nhận tiền BT về đất theo Bảng giá đất của địa phương quy định hàng năm (khác với cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện) tạo sự công bằng giữa những người dân bị THĐ ở các DA khác nhau, tránh so bì và khiếu kiện. Đồng thời, Thành ủy, HĐND và UBND TP Đà Nẵng luôn coi trọng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. Trong trường hợp người dân khơng đồng ý với các chính sách BTHT&TĐC, lãnh đạo TP sẽ đối thoại trực tiếp với dân để đi đến sự đồng thuận. Nhờ đó, cơng tác BTHT&TĐC được thống nhất theo trình tự và cơng khai, giảm được tiêu cực, hạn chế sự so bì giữa những người dân và giảm khiếu kiện. Bước 1 Thành lập Hội đồng BTHT&TĐC, phổ biến chủ trương thu hồi

đất, kế hoạch BTHT&TĐC, phương án đào tạo nghề Bước 2 Hội đồng BTHT&TĐC xây dựng kế hoạch lập phương án BTHT&TĐC Bước 3 Triển khai công tác lập phương án BTHT&TĐC Bước 4 Thẩm định và phê duyệt phương án BTHT&TĐC, phương án đào tạo nghề Bước 5 Tổ chức làm nhiệm vụ chi trả tiền BTHT&TĐC và nhu cầu đào

tạo nghề, cưỡng chế thu hồi đất (nếu cần) Bước 6 Bàn giao mặt bằng đất sạch cho chủ dự án

Việc thực hiện các chính sách tài chính về đất đai được thực hiện một cách đồng bộ và chặt chẽ theo chỉ đạo của UBND TP. Kho bạc NN có trách nhiệm cung cấp vốn và sẽ được trả lại khi ngân sách địa phương có nguồn thu từ đất. UBND TP giao nhiệm vụ và cấp kinh phí cho cho từng CQCN và các phòng ban liên quan thực hiện từng giai đoạn của mỗi DA (như giao Sở Xây dựng, các Viện nghiên cứu về quy hoạch và thiết kế thực hiện quy hoạch chi tiết; giao Sở TNMT, Trung tâm phát triển quỹ đất và các Ban BTHT&TĐC tiến hành THĐ, BTHT&TĐC cho người dân; giao các Ban Quản lý DA việc xây dựng CSHT; giao các Ban Quản lý tổ chức đấu giá các khu đất thương mại, dịch vụ). Việc thu chi cho các DA đầu tư phát triển hạ tầng đô thị tại Đà Nẵng khơng được quyết tốn theo từng DA, nguồn thu từ đất của các DA khi vào ngân sách khơng chỉ được phân bổ cho chi phí của chính DA mang lại nguồn thu này. Điều này thể hiện trong Báo cáo quyết toán thu ngân sách NN, chi ngân sách địa phương hàng năm của UBND TP (phần Tiền SDĐ tại Bảng Quyết toán ghi thu – ghi chi cấp ngân sách TP và Bảng Quyết toán phần thanh toán bù trừ giữa số thu tiền SDĐ và chi đền bù giải tỏa hàng năm).

3.3 Những chính sách khác biệt áp dụng trong thực thi mơ hình tại Đà Nẵng

Với cùng hệ thống pháp luật, để áp dụng được các mơ hình với cơ chế thực thi nêu trên, chính quyền Đà Nẵng đã có những chính sách trong cơng tác BTHT&TĐC sáng tạo, phù hợp với thực tế địa phương nhằm hài hịa lợi ích của NN và lợi ích chính đáng của người dân. Việc điều tiết lợi ích cho các chủ thể trong q trình THĐ, BTHT&TĐC để phát triển CSHT đơ thị được quy định tại Khoản 4 Điều 4 Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND như sau: “NN điều tiết

một phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích SDĐ để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi”.

Với phương châm đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, đảm bảo cuộc sống của người dân ngày càng tốt hơn (quy định tại Điều 42 LĐĐ2003), TP đưa ra các chính sách áp dụng trong việc THĐ, BTHT&TĐC nhằm phân bổ lợi ích của các chủ thể trong q trình ĐTH và giảm bớt các thiệt thòi cho người dân bị THĐ như sau:

- Tập trung xây dựng các khu dân cư, chung cư với CSHT kỹ thuật và xã hội khang trang, hiện đại và đồng bộ phục vụ cho TĐC.

- Cấp TĐC với hình thức hốn đổi đất có giá trị tương đương, đảm bảo cho người dân bị giải tỏa có đất xây dựng nhà với giá trị ngang bằng với giá trị lơ đất bị thu hồi. Tùy theo diện tích đất bị thu hồi và số nhân khẩu của hộ gia đình để xem xét cấp TĐC hoặc nhận thêm căn hộ chung cư. Đồng thời, có chính sách ưu tiên cho việc bố trí TĐC đối với các hộ chấp hành tốt chủ trương GPMB, có vị trí thuận lợi tại nơi ở cũ, thuộc diện gia đình chính sách. - Điều chỉnh tiến độ quy hoạch với việc quy định giá đất cho khu đô thị mới, khu TĐC phù

hợp khi xây dựng bảng giá đất hàng năm với nguyên tắc hoán đổi đất có giá trị tương đương. Qua đó, TP đảm bảo được lợi ích cho người dân TĐC, người dân hiến đất, giúp người dân bị THĐ có điều kiện ổn định cuộc sống sau khi di dời và nâng cao giá trị đất sau khi chỉnh trang đô thị.

- Chính sách miễn giảm và cho nợ tiền SDĐ cho người dân tại Điều 48 Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND và chính sách giảm 10% tiền SDĐ cho các đối tượng nộp tiền nhanh tác động tích cực đến người dân.

- Chú trọng công tác vận động quần chúng, tăng sự tham gia của cộng đồng và các đoàn thể trên tinh thần “Đảng nói, dân tin; Mặt trận đồn thể vận động, dân theo; chính quyền làm, dân ủng hộ”. Qua các đoàn thể như Tổ dân phố, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên,… người dân được phổ biến, tuyên truyền để thông hiểu các chủ trương, chính sách của TP.

- Coi trọng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, lãnh đạo TP trực tiếp lắng nghe ý kiến người dân trước khi tiến hành các DA nhằm có những chính sách phù hợp với nguyện vọng của người dân. Khi người dân khơng đồng ý với các chính sách BTHT&TĐC, lãnh đạo TP sẽ đối thoại trực tiếp để đi đến sự đồng thuận.

- Đặc biệt quan tâm đến các chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm và chính sách hỗ trợ các đối tượng nghèo, các hộ già yếu neo đơn, các hộ gia đình có đơng thành viên, các hộ khó khăn đột xuất, hộ có lao động có trình độ thấp và các đối tượng chính sách (Điều 41 Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND).

- Có chính sách thưởng tiến độ khuyến khích người dân chấp hành chủ trương, chính sách đúng kế hoạch, ngược lại sẽ khơng được hưởng các chính sách trợ cấp, hỗ trợ, thưởng nêu

trên và bị cưỡng chế THĐ để GPMB khi có quyết định xử lý vi phạm hành chính (Điều 42 và Điều 43 Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND).

- Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo đánh giá tác động của việc GPMB đến các hộ dân trên địa bàn TP, qua đó có các giải pháp hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sau GPMB.

- Xây dựng hệ thống cơng khai chính sách, thơng tin, tiến trình và kết quả của các DA cũng như các hoạt động của chính quyền địa phương các qua Cổng Thông tin điện tử

http://www.danangcity.gov.vn/. Đồng thời, TP xây dựng tổng đài trực tuyến Cổng thông tin

dịch vụ hành chính cơng TP Đà Nẵng (với số điện thoại 0511.3881888 hoặc truy cập website http://dichvucong.danang.gov.vn/ hoặc qua email dichvucong@danang.gov.vn)

phục vụ nhu cầu tìm hiểu thơng tin và giải đáp thắc mắc của người dân và nhà đầu tư trước các chính sách của TP.

Ngồi các chính sách áp dụng chung, UBND có những vận dụng cho các DA, trường hợp cụ thể phù hợp với nguyện vọng của người dân nhưng vẫn đảm bảo cơng bằng, khách quan, mang tính động viên người dân ủng hộ các chính sách của địa phương trong việc di dời và ban giao mặt bằng đúng tiến độ.

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ MƠ HÌNH CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 4.1 Tổng quan về tiêu chí đánh giá

Mơ hình điều tiết GTTTTĐ áp dụng tại TP Đà Nẵng nhận được nhiều ý kiến đánh giá từ các CQCN, các chuyên gia trong ngành, lãnh đạo của các địa phương khác cũng như cộng đồng xã hội. Đề tài sẽ tiến hành đánh giá mơ hình áp dụng tại Đà Nẵng theo các tiêu chí đánh giá chính sách trong Bộ tiêu chí OECD (1995) dựa trên kết quả khảo sát Tác động của việc THĐ trong quá trình ĐTH đối với người dân tại Đà Nẵng. Với 8 tiêu chí cấu thành, Bộ tiêu chí này dùng để đánh giá chính sách về truyền đạt mục tiêu, lợi ích của cải cách đối với công chúng, xác định rõ trách nhiệm, thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả, đáng tin cậy và nâng cao chất lượng của chính sách qua việc phân bổ nguồn lực hợp lý (OECD, 1995 trích trong OECD, 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tiết giá trị tăng thêm từ đất trong quá trình đô thị hóa những bài học từ thực tiễn áp dụng tại thành phố đà nẵng (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)