Ngành bao bì thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm sú tỉnh bạc liêu (Trang 40)

3.2. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành tơm theo mơ hình kim cƣơng

3.2.3.7. Ngành bao bì thực phẩm

Trƣớc đây, các doanh nghiệp đặt hàng bao bì tại các cơng ty ở TP.HCM và Sóc Trăng. Hiện nay, các cơng ty bao bì đã bắt đầu xuất hiện tại Bạc Liêu. Vì vậy, việc cung cấp bao bì nhanh chóng và kịp thời hơn. Các nhà máy chế biến có lợi thế mua giá bao bì rẻ hơn do nhà cung cấp tiết kiệm đƣợc chi phí vận chuyển đến nhà máy. Các công ty đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là: Cơng ty TNHH bao bì Đình Duy, Cơng ty TNHH bao bì Dầu Khí... 3.2.3.8. Các ngành phụ gia, máy móc chế biến và hóa chất

Các ngành sản xuất phụ gia, cơng nghiệp máy móc chế biến và hóa chất sản xuất chƣa xuất hiện nhiều ở Bạc Liêu nên vai trò hỗ trợ hoạt động cụm ngành mờ nhạt. Hầu hết các doanh nghiệp phải mua hàng hóa từ các thành phố lớn nhƣ Cần Thơ và chủ yếu ở TP.HCM. 3.2.3.9. Hạ tầng giao thông, vận tải, hậu cần

Từ năm 1997 – 2011, tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng đƣợc 2.258 km đƣờng kiên cố các loại, tăng 14 lần so với năm 1997 (trong đó: đƣờng tỉnh 272 km, đƣờng huyện 195 km, đƣờng đô thị 91 km, đƣờng giao thông nông thôn 1.700 km)30

.

Các tuyến đƣờng tỉnh đều đƣợc tiến hành xây dựng ở giai đoạn 1 và đã đƣa vào sử dụng nhƣ: Tuyến Giá Rai – Gành Hào, Hồ Bình - Vĩnh Hậu, Hộ Phịng – Chủ Chí…đã đóng góp nhiều cho hoạt động sản xuất, vận chuyển thủy sản. Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng đã tiến hành nâng cấp, xây dựng mới các tuyến quốc lộ qua Bạc Liêu nhƣ: Quốc lộ 1, tuyến

29 Nội dung phỏng vấn ngƣời nuôi tôm tại ấp Nhà Mát, xã Hiệp Thành, tỉnh Bạc Liêu. 29

27

Quản Lộ - Phụng Hiệp, tuyến Nam Sông Hậu đảm bảo thông thƣơng, nối liền tỉnh Bạc Liêu và các tỉnh trong khu vực31

.

Giai đoạn 1997 - 2011, Bạc Liêu đầu tƣ 942 tỷ đồng để xây dựng hơn 1.700 km đƣờng nông thôn, 5.400 cầu qua sông (dài 61.000 m). Kết quả xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông 15 năm qua khá tốt32

.

3.2.3.10. Hạ tầng thương mại, xuất nhập khẩu

Hạ tầng thƣơng mại gồm điện, nƣớc đƣợc cung cấp và kéo đến tận nhà máy. Theo các doanh nghiệp thì hạ tầng đƣờng, điện, nƣớc khá thuận lợi cho hoạt động sản xuất và thƣơng mại. Sản lƣợng điện thƣơng phẩm của Bạc Liêu gia tăng từ 180 triệu Kwh lên đến 405 triệu Kwh trong giai đoạn 2000 – 2010. Sản lƣợng nƣớc thƣơng phẩm toàn tỉnh cũng tăng từ 2,7 triệu m3

đến 4,5 triệu m3 trong giai đoạn 2000 – 201033.

Trƣớc khi đến cảng xuất khẩu, doanh nghiệp tập trung sản phẩm ở các kho lạnh tại TP.HCM nhƣ hệ thống kho lạnh Sóng Thần ở Bình Dƣơng để bảo quản và đóng gói vào container trƣớc khi xuất khẩu34.

Sau khi kí kết hợp đồng với khách hàng, doanh nghiệp bắt đầu sản xuất và đảm bảo điều kiện quy định trong hợp đồng về loại tơm, kích cỡ tơm, màu sắc, sản lƣợng, qui cách đóng gói và thời gian giao hàng… Hợp đồng cũng quy định hình thức thanh tốn. Hầu hết các doanh nghiệp sử dụng đồng thời cả hai hình thức thanh toán là nhờ thu và LC. Đối với khách hàng mới, doanh nghiệp dùng LC để đảm bảo thanh toán đúng thời hạn. Đối với các khách hàng quen thuộc và có uy tín, doanh nghiệp thanh tốn bằng hình thức nhờ thu. 3.2.4. Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức hỗ trợ đối với ngành tôm

3.2.4.1. Chi cục Thủy lợi

Chi cục Thủy lợi thuộc Sở NN & PTNT, có chức năng quản lý, khai thác bảo vệ các cơng trình thủy lợi cung cấp đồng thời nƣớc mặn và nƣớc ngọt cho các vùng kinh tế trọng điểm của Bạc Liêu. Dọc theo Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn tỉnh, một hệ thống gồm 21 cống đƣợc xây dựng nhằm phân ranh giữa vùng nƣớc ngọt, vùng sản xuất tôm lúa và vùng chun tơm ở hai phía Quốc lộ 1A. Hệ thống kênh rạch gồm có các kênh trục chạy dọc theo địa phận tỉnh và các kênh chạy ngang gọi là kênh cấp 2, cấp 3 và kênh thủy nông nội

31

Sở Giao thông vận tải Bạc Liêu (2013). 32

Phụ lục 12

33 Phụ lục 13

34 Cơng ty Sóng Thần (Swire Cold Storage), doanh nghiệp 100% vốn của Anh Quốc với t ng vốn đầu tư

28

đồng. Hệ thống kênh ở vùng ven biển phía Nam do q trình phù sa bồi lắng nên nạo vét 3 năm 1 lần, vùng chuyển đổi sản xuất đƣợc nạo vét 4 năm 1 lần, vùng nông nghiệp ổn định đƣợc nạo vét 5 năm 1 lần35. Chi phí nạo vét hàng năm lên đến vài chục tỉ đồng. Tuy nhiên, tiến độ nạo vét không theo kịp tốc độ bồi lắng làm các kênh chảy khơng thơng, nƣớc thốt chƣa ra đến biển đã bị triều dâng chảy trở lại nên nƣớc ô nhiễm bị tồn lƣu, gia tăng nguy cơ lây lan mầm bệnh.

Chi cục điều tiết nƣớc mặn nửa tháng một lần bằng cách mở 7 cống để cấp nƣớc mặn phục vụ cho việc nuôi tôm ở vùng chuyển đổi sản xuất và thông báo lịch điều tiết này bằng kênh truyền hình. Nhờ đó, ngƣời ni có thể linh hoạt lấy nƣớc mặn vào phục vụ nuôi trồng. Chi cục đang xin vốn của dự án GIZ đầu tƣ chống triều cƣờng dâng cao ở xã Hiệp Thành, phòng ngừa ảnh hƣởng biến đổi khí hậu đến vùng ni thủy sản. Chi cục đã lập dự án thí điểm: xây dựng ơ thủy lợi khép kín (có bờ bao) cho mỗi 100 ha diện tích ni để tránh mầm bệnh lây lan và chủ động nƣớc cấp, nƣớc xả thải. Đồng thời, chi cục xây dựng hệ thống kênh, cống, lƣới điện 3 pha và đƣờng giao thông để đảm bảo hoạt động sản xuất. Chi phí đầu tƣ cho mỗi ơ thủy lợi khoảng 3 tỉ đồng36

. Hiện nay, dự án đang đƣợc thí điểm tại các vùng nhƣ: thị trấn Hịa Bình - ven biển Vĩnh Thịnh, huyện Đơng Hải - xã Long Điền Tây, xã Vĩnh Trạch Đông - phƣờng Nhà Mát.

3.2.4.2. Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu

Trung tâm chịu trách nhiệm chính về hoạt động nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất thủy sản của Bạc Liêu. Một số chƣơng trình ứng dụng đang đƣợc thực hiện nhƣ: chƣơng trình phát triển ni tơm lúa, nuôi tôm theo tiêu chuẩn Thực hành Nuôi trồng tốt (GAP). Hàng năm, trung tâm tổ chức tập huấn cho nông dân theo kế hoạch đăng ký từ ấp, xã, huyện. Nội dung tập huấn về kỹ thuật nuôi tôm gồm: quản lý ao đầm đến kỹ thuật chọn giống, cải tạo ao tạp, vệ sinh an tồn thực phẩm, kỹ thuật ni cá, tơm và các loại thủy sản khác, sử dụng vật tƣ, phịng và trị bệnh tơm, v.v…

Tình trạng giá tơm bấp bênh, tăng giảm liên tục theo cung cầu thị trƣờng khiến cho nhiều nông dân lao đao và nuôi tôm trái với vụ mùa để bán đƣợc giá. Việc nuôi tự phát phá vỡ tính trật tự của Lịch ni theo thời vụ của TTKNKN nhằm kiểm soát dịch bệnh và tổ chức

35 Sở NN & PTNT (2013).

36

29

việc thả giống đồng bộ. Vì vậy, cơng tác kiểm sốt mầm bệnh, các tác nhân từ mơi trƣờng và thời tiết gặp nhiều khó khăn.

3.2.4.3. Cơng ty bảo hiểm

Bảo hiểm thủy sản thí điểm tại tỉnh đang trở thành một vấn đề khá nóng vì rất nhiều bất cập xảy ra. Hiện nay, công ty bảo hiểm bị lỗ nặng do phải tự túc bồi thƣờng cho nông dân, nhà nƣớc chỉ hỗ trợ mức phí bảo hiểm cho nơng dân có hồn cảnh khó khăn, cụ thể nhƣ: Hộ nghèo đƣợc hỗ trợ 100% phí bảo hiểm, hộ cận nghèo 40% và hộ trung bình là 20%... Cơng ty bảo hiểm không thể tiếp tục đảm đƣơng nhiệm vụ do Bộ Tài chính giao phó. Chƣơng trình thí điểm đã bị hỗn lại vì có q nhiều bất cập và khe hở từ luật định. Ơng Phan Hồng Giang, Chi cục trƣởng Chi cục ni trồng thủy sản cho biết mức phí và thời gian quy định mức bồi thƣờng đối với con tơm thẻ thiếu tính thực tế. Quy định bồi thƣờng cho tôm thẻ từ 2 tháng trở lên trong khi tơm thẻ có vịng đời rất ngắn, sau 2,5 tháng là có thể thu hoạch. Điều bất cập là một số hộ nuôi đạt 2 tháng trở lên và khi tôm bị chết do dịch bệnh, chủ hộ sẽ thu đƣợc hai nguồn tiền gồm: tiền bảo hiểm tôm và tiền thu hoạch tôm (tôm thẻ tăng trƣởng rất nhanh sau 2 tháng), nên quy định thời gian bồi thƣờng sau 2 tháng là không hợp lý. Luật quy định bảo hiểm đƣợc căn cứ trên số lƣợng tôm giống đƣợc thả, thời gian từ lúc thả giống đến khi tôm chết, cơng ty bảo hiểm sẽ ƣớc tính số tiền thức ăn mỗi ngày để bồi hoàn chi phí giống ban đầu và thức ăn lại cho nông dân. Các giấy tờ chứng nhận gồm: Giấy chứng nhận mua giống từ đại lý và giấy mua bảo hiểm. Vấn đề phát sinh là cơng tác kiểm tra thả giống khá khó khăn vì ngƣời nơng dân thƣờng thả giống vào ban đêm và số lƣợng hộ dân nuôi tự phát rất nhiều. Một bất cập nữa là tôm thất nhiều do dịch bệnh tràn lan và các yếu tố môi trƣờng. Hơn nữa, cơng ty bảo hiểm khó xác định thời gian chính xác mà nơng dân nuôi cho đến khi tôm chết. Các bất cập này cần đƣợc giải quyết để hoàn thiện luật và đƣa vào áp dụng để hỗ trợ cho ngƣời ni.

3.2.4.4. Ngân hàng, các tổ chức tín dụng

Ngân hàng và các tổ chức tín dụng có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy và phát triển sản xuất ngành tôm xuất khẩu do doanh nghiệp và ngƣời nuôi rất cần vốn đầu tƣ. Mặc dù chính phủ có chính sách cho vay với lãi suất ƣu đãi 11% cho ngành tôm nhƣng điều kiện và thủ tục vay khó khăn, các ngân hàng vẫn thận trọng cho doanh nghiệp và ngƣời nuôi vay vốn37.

37

30

Nông dân ở xã Hiệp Thành chia sẻ, khi nuôi tôm thất, ngƣời dân cố vay tiền để tái sản xuất nhằm hi vọng bù lỗ cho vụ tôm thất bằng cách cầm cố nhà, đất, sổ đỏ cho ngân hàng. Một lần, chúng tôi phỏng vấn các hộ nông dân xã Hƣng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, ngƣời dân kể lại câu chuyện có đơi vợ chồng ni tơm thất, nợ nần chồng chất nên đã tự tử chết để tìm cách giải thốt. Vì vậy, cải thiện hiệu quả ni trồng rất cấp thiết để giúp nông dân trả bớt nợ và giảm nợ xấu cho ngân hàng.

3.2.4.5. Hiệp hội thủy sản

Hiệp hội thủy sản của tỉnh chƣa đƣợc thành lập nên liên kết giữa các doanh nghiệp thiếu chặt chẽ. Các doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ, khơng có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, cụm ngành thiếu tiếng nói chung để đề xuất những kiến nghị chính sách đến chính quyền địa phƣơng.

3.2.4.6. Đại học Bạc Liêu

Hàng năm, số lƣợng sinh viên các ngành thủy sản tốt nghiệp ra trƣờng trên 100 ngƣời, đóng góp nguồn nhân lực đáng kể cho tỉnh. Chuyên ngành thủy sản gồm các môn học: Động vật thủy sản, Sinh lý động vật thủy sản, Bệnh truyền nhiễm…Các kỹ sƣ đƣợc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng làm việc tốt trong lĩnh vực nuôi trồng, sản xuất, chế biến thủy sản. Trƣờng đã liên kết với Sở KHCN để thực hiện nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản, ứng dụng vào thực tế sản xuất giúp nâng cao năng suất, sản lƣợng tôm. Tuy nhiên, số lƣợng các đề tài nghiên cứu còn rất hạn chế.

3.2.5. Bối cảnh cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp 3.2.5.1. Bối cảnh cạnh tranh trong nước 3.2.5.1. Bối cảnh cạnh tranh trong nước

Trên quãng đƣờng 60 km từ Bạc Liêu đến Cà Mau, công ty chế biến thủy sản phân bố khá dày với hơn 15 doanh nghiệp, chủ yếu là tôm sú xuất khẩu. Hầu hết doanh nghiệp muốn đặt cơ sở trên tuyến quốc lộ này để tận dụng mạch giao thơng nhanh chóng và tiếp cận vùng tôm nguyên liệu của Cà Mau và Bạc Liêu. Do các nhà máy phân bố gần nhau nên các công ty phải cạnh tranh giá nguyên liệu khá gay gắt để thu hút nguyên liệu.

Liên tiếp trong giai đoạn 2011 - 2012, các vùng nuôi bị dịch bệnh nên tôm chết hàng loạt dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng. Vì vậy, tình trạng cạnh tranh mua tơm trong và ngồi tỉnh đẩy giá tơm lên cao và giảm thất thƣờng theo thời vụ. Vào tháng 1 năm 2012, tại Cà Mau, tôm sú nguyên liệu cỡ 30 - 40 con/kg có giá bán cao, dao động trong khoảng 155.000 - 195.000 đồng/kg. Đến tháng 6 năm 2012, giá tôm sú cùng cỡ giảm xuống 120.000 – 130.000 đồng/kg. Đầu tháng 10 năm 2012, giá tôm sú cỡ 30 con/kg dao động

31

trong khoảng 130.000 - 135.000 đồng/kg. Đến cuối tháng 12 năm 2012, giá tôm sú cùng cỡ đã tăng lên rất nhanh 11%, đạt mức 150.000 đồng/kg (Hình 3.15).

Hình 3.15. Diễn biến giá tơm sú ngun liệu tại à au năm 2012

Nguồn: VASEP, Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012 (2013, tr.33)

Bối cảnh cạnh tranh tôm nguyên liệu khá gay go khi thƣơng lái Trung Quốc ra giá cao để tranh mua tôm tại các tỉnh ĐBSCL, kể cả tôm bơm agar. Thƣơng lái Trung Quốc trả giá cao nên đã thu gom 75% tôm nguyên liệu của vùng ĐBSCL, các doanh nghiệp trong khu vực rất khó cạnh tranh nên thiếu tôm để chế biến. Việc mua tôm bơm agar của Trung Quốc khiến cho việc kiểm sốt vấn nạn này càng khó khăn. Khi Trung Quốc mua tôm agar xuất khẩu ra thị trƣờng thế giới sẽ làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của tơm nƣớc ta vì trên lơ sản phẩm có ghi xuất xứ từ Việt Nam.

3.2.5.2. Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp

Hình 3-17. hân tích chi phí từng cơng đoạn của qui trình chế biến tơm Raw – PTO

Tôm nguyên liệu HOSO Sơ chế HLSO Sơ chế

PTO Ngâm Cấp đơng Bao gói Thành phẩm

272.500 đ/kg 23.000 đ/kg 151.000 đ/kg 1 kg 4000 đ/kg 0.63 kg 242.000 đ/kg 1000 đ/kg 235.000 đ/kg 0.67 kg 2500 đ/kg 0.58 kg 266.000 đ/kg

32

Chú thích:

Nguồn: Tác giả tự tính từ nội dung phỏng vấn doanh nghiệp.

Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến cạnh tranh bằng các chiến lƣợc truyền thống là cắt giảm chi phí sản xuất, giảm hao hụt trọng lƣợng khi chế biến, giảm tiền lƣơng để hạ giá thành sản phẩm. Tiền lƣơng của công nhân tại mỗi khâu chế biến dao động trong khoảng 1000 – 1400 đồng/kg. Năng suất làm việc trung bình của mỗi cơng nhân lúc vào vụ là 100 kg/ngày thì tiền lƣơng dao động trong khoảng 100.000 - 140.000 đồng. Nhƣng nhiều nhà máy thƣờng xun khơng có tơm sản xuất nên đời sống của công nhân khá bấp bênh. Việc cạnh tranh giảm giá bán để thu hút đơn hàng của từng doanh nghiệp tạo cơ hội cho khách hàng thăm dò giá và trả giá mua thấp. Điều này hiển nhiên gây ra thất thoát doanh thu nhiều cho doanh nghiệp do chi phí nguyên liệu cao nhƣng lợi nhuận thấp. Một điều các doanh nghiệp không chú trọng hàng đầu là chất lƣợng cao và ổn định, an toàn thực phẩm là chiến lƣợc cạnh tranh hiệu quả, bền vững nhất.

3.2.5.3. Bối cảnh cạnh tranh thị trường toàn cầu

Thị trƣờng nhập khẩu thủy sản lớn của thế giới nhƣ: Mỹ, Châu Âu, Nhật, c,… là điểm hội tụ thu hút nhiều quốc gia xuất khẩu thủy sản trên thế giới nhƣ: Canađa, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam, Ecuađo, Ấn Độ… Trong số, một số quốc gia có điều kiện khí hậu khá giống Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm thủy sản đồng dạng và cạnh tranh với Việt Nam nhƣ Thái Lan, Ấn Độ, Inđônêxia… Sự hội nhập kinh tế toàn cầu, dỡ bỏ hàng rào thuế quan đem lại nhiều cơ hội cho ngành tôm xuất khẩu nƣớc ta nhƣng vì cụm ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành tôm sú tỉnh bạc liêu (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)