3.2. Phân tích bốn yếu tố cạnh tranh của cụm ngành tơm theo mơ hình kim cƣơng
3.2.1. Điều kiện tự nhiên và nhân tố đầu vào
Hình 3-8. Bản đồ vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng tỉnh Bạc Liêu
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu (2012).
Tỉnh Bạc Liêu thuộc khu vực ĐBSCL. Phía Bắc giáp Hậu Giang và Kiên Giang, phía Đơng và Đơng Bắc giáp Sóc Trăng, phía Tây và Tây Nam giáp Cà Mau, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đơng. Bạc Liêu cách thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) 280 km về phía Bắc, cách Cà Mau 67 km, Sóc Trăng 50 km và Cần Thơ 113 km. Với vị trí địa lý gần các trung tâm kinh tế lớn nhƣ Cần Thơ và TP.HCM, Bạc Liêu có điều kiện tƣơng tác với các vùng kinh tế phát triển mạnh này. Đặc biệt, ĐBSCL đứng đầu cả nƣớc về chế biến và xuất khẩu thủy sản. Vì vậy, Bạc Liêu có cơ hội tận dụng lợi thế cạnh tranh theo qui mô vùng để phát triển thuận lợi cụm ngành chế biến tôm sú xuất khẩu.
Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, đồng thời chịu ảnh hƣởng rõ rệt của biển. Thời tiết chia thành hai mùa: mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 (dƣơng lịch), thích hợp cho việc ni trồng thủy sản; mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, lƣợng mƣa trung bình là 1.800 m m thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp12
. Nhiệt độ trung bình năm là 28,50
C, nhiệt độ thấp nhất là 210C (vào mùa mƣa), nhiệt độ cao nhất là 360
C (vào mùa nắng).
Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, khơng có đồi núi, gồm: Đồng bằng với các cánh đồng rộng mênh mông, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Bờ biển thấp và bằng phẳng, dài 12 Phụ lục 4 1 1 3 k m 67 km 280 km
15
56 km rất thích hợp cho việc nuôi trồng các lồi thủy sản nhƣ: Tơm, cá, ốc, sò huyết…Hàng năm, sản lƣợng thủy sản khai thác đạt gần 100 nghìn tấn.
Hình 3-9. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến 2020
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bạc Liêu (2012).
Quốc lộ 1A chạy thông suốt từ Cà Mau qua Bạc Liêu đến TP.HCM nên việc vận chuyển sản phẩm từ Bạc Liêu đến cảng ở TP.HCM khá thuận lợi. Dọc theo Quốc lộ 1A là dòng Kênh Xáng nối liền Bạc Liêu và Cà Mau nên giao thông đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy giữa hai tỉnh đều rất thuận lợi. Đây là lí do chính hình thành nên cụm doanh nghiệp chế biến thủy sản dọc theo Quốc lộ 1A trải dài từ Bạc Liêu đến Cà Mau.
Địa phận tỉnh Bạc Liêu hình thành ba vùng kinh tế rõ rệt. Vùng Nam Quốc lộ 1A (vùng màu tím - Hình 3.9) là vùng mặn quanh năm, phát triển vùng chuyên tôm với hầu hết diện tích ni tơm quảng canh và vùng ni tơm theo mơ hình cơng nghiệp - bán cơng nghiệp (CN - BCN) lớn nhất nƣớc với hơn 15.000 ha. Vùng Bắc Quốc lộ 1A chia thành hai vùng mặn, ngọt rõ rệt: Vùng nông nghiệp ổn định (vùng màu xanh - Hình 3.9) có nƣớc ngọt quanh năm và vùng kinh tế chuyển đổi sản xuất tơm lúa (vùng màu cam - Hình 3.9). Trong
16
đó, diện tích ni thủy sản là 126,9 nghìn ha vào năm 2011 với sản lƣợng tôm đạt 72.400 tấn13. Sản lƣợng tôm nuôi tăng từ 58.400 tấn năm 2006 đến 72.400 tấn năm 201114. Đặc biệt, dòng hải lƣu ven bờ biển theo hƣớng từ Bắc vào Nam mang phù sa của sông Mê Kông vào bờ biển Bạc Liêu, làm tăng nhanh quá trình bồi lắng và tăng diện tích đất lấn biển. Cách bờ khoảng 10 hải lý (15 km) thì mới đến vùng nƣớc biển trong xanh. Theo lời ông Lai Thanh Ẩn (Chi cục Thủy lợi) thì do dịng hải lƣu mang phù sa và nƣớc thoát từ sơng Mê Kơng chảy qua địa phận Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang về Bạc Liêu và Cà Mau nên dòng nƣớc rất dễ lây lan mầm bệnh từ các tỉnh phía trên về hạ nguồn. Ông cũng đề nghị cách tránh lây lan mầm bệnh từ dòng hải lƣu (Hộp 3-1).
Lực lƣợng lao động trong ngành thủy sản khá dồi dào là điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Bạc Liêu. Lao động ngành thủy sản năm 2011 là 187.496 ngƣời chiếm 40,1% trong tổng số lao động của tỉnh là 466.985 ngƣời.
13 Phụ lục 1 và phụ lục 2
14
17
Hình 3-10. Lao động trong ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu
Nguồn: NGTK Bạc Liêu năm 2011