Tồn tại và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 39 - 40)

- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên

2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà

2.1.3.2 Tồn tại và nguyên nhân.

Thị trường ngoại hối nước ta có thể đánh giá một cách tổng quát là đang phát triển theo hướng tự do hóa, để từng bước liên thông với thế giới, nhưng thực sự chưa ổn định.

Từ năm 2008 đến nay, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, bắt nguồn từ nước Mỹ, nên hoạt động thị trường tài chính – tiền tệ các nước, trong đó có Việt Nam, đã và đang gặp phải những bất ổn, khó khăn. Cụ thể, trong lĩnh vực ngoại hối ở nước ta đã và đang nổi lên vấn đề căng thẳng cung – cầu ngoại tệ trên thị trường chính thức, sự căng thẳng cung cầu ngoại tệ thường gặp phải xung đột giữa hai đối tượng chủ yếu là các NHTM được phép và các doanh nghiệp pháp nhân kinh tế liên quan hoạt động xuất nhập khẩu có nhu cầu thanh toán thu – chi ngoại tệ với nước ngoài. Ngoài lý do khách quan chịu sự tác động của yếu tố mất cân đối chung của nền kinh tế, lại còn do các yếu tố khác chi phối thuộc cơ chế - chính sách quản lý ngoại hối của nhà nước tạo nên đó là:

- Cơ chế đơ la hóa tiền mặt trong dân cư quá phổ biến, đáng lẽ phải hạn chế tình trạng dân cư sở hữu, cất giữ tiền mặt ngoại tệ, nhưng chính sách của nhà nước ta lại khuyến khích, tạo mọi điều kiện, theo ý muốn của dân cư như chi trả kiều hối bằng tiền mặt ngoại tệ cho người hưởng.

- Cơ chế “đa sở hữu ngoại tệ” đối với mọi tổ chức và doanh nghiệp, hầu như bao trùm trong toàn bộ nền kinh tế - xã hội nước ta ai cũng được sở hữu ngoại tệ; thậm chí NSNN cũng có ngoại tệ gởi tại ngân hàng, như tiền thu về xuất khẩu dầu

thơ phía nhà nước ta được chia… Với cơ chế đó, tự nó đã làm “bó tay” NHNN trong việc tập trung mọi nguồn thu ngoại tệ của nền kinh tế, đây là nguồn cung ngoại tệ không nhỏ, nhưng từ lâu nay bị phân tán hóa; trong điều kiện khả năng tạo cung ngoại tệ của nền kinh tế ln trong tình trạng thiếu hụt, khó khăn thì cơ chế đa sở hữu, phân tán ngoại tệ nói trên tạo thêm thiếu hụt lớn trong nguồn cung ngoại tệ, tạo thêm sự thiếu hụt giả tạo, khơng đáng có.

- Hoạt động kinh tế ngầm, đầu cơ buôn lậu vàng và ngoại tệ trên thị trường chợ đen cũng là một yếu tố tiêu cực đến cung cầu ngoại tệ, đây lại cũng là vấn đề của công tác quản lý thị trường yếu kém cần phải được phân tích nhận diện nguyên nhân để có giải pháp khắc phục. Giải quyết cân đối cung cầu ngoại tệ không chỉ là việc nhà nước bơm vốn bổ sung vào thị trường, mà giải pháp quản lý thị trường ngoại tệ - vàng bạc nhập lậu và bn lậu hiệu quả lại chính là yêu cầu cốt lõi, mang đến lợi ích nhiều mặt kinh tế - xã hội.

Thị trường ngoại hối nước ta khơng thể có tình trạng cung cầu ngoại tệ trên thị trường chính thức thì căng thẳng, thiếu hụt, mua không hết, bán không đủ trong mối quan hệ giữa các NHTM được phép và các doanh nghiệp, nhưng đến với thị trường ngoại tệ chợ đen thì nhu cầu mua ngoại tệ tiền mặt đô la Mỹ với số lượng hàng trăm ngàn hay là hàng triệu, giới đầu cơ đều sẵn sàng đáp ứng đủ….

- Cùng với sự tồn tại hai dạng thị trường ngoại hối nêu trên là sự ngang nhiên duy trì hai loại tỷ giá ngoại tệ: Loại niêm yết theo cơ chế quản lý của NHNN do các NHTM được phép thực hiện kinh doanh mua bán ngoại tệ hàng ngày và loại tỷ giá thả nổi, chuyên lũng đoạn thị trường của giới đầu cơ trên thị trường ngoại tệ chợ đen.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng chính sách tỷ giá nhằm nâng cao sức cạnh tranh thương mại quốc tế ở việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)