- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên
2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà
3.3.7 Một số giải pháp đồng bộ khác để ổn định kinh tế vĩ mô.
Điều chỉnh tỷ giá ít, nhiều có tác động đến giá cả, do đó phải xây dựng đồng bộ các giải pháp về điều hành kinh tế vĩ mô, lãi suất, cung ứng tiền cũng như giải
tỏa những ách tắc trên thị trường tiền tệ. Để hướng đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và chuẩn bị điều kiện thực hiện quá trình tái cấu trúc, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế, xin đề xuất ban hành ngay “gói giải pháp”.
Thứ nhất, phải chấp nhận một mặt bằng giá mới và các chính sách điều hành
phải được tính tốn trên mặt bằng mới này. Dĩ nhiên khơng thể thị trường hoá các sản phẩm hàng hoá đang bao cấp trong một lần, mà cần chia ra theo lộ trình để “chen” vào khi thời cơ cho phép.
Thứ hai, chính sách tài khóa phải cắt giảm đầu tư cơng, giảm bội chi ngân
sách. Chính sách tiền tệ phải thắt chặt. Đặc biệt, phải thắt chặt chính sách đầu tư để khơng tạo tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Làm được như vậy sẽ kiềm chế được CPI. Trong điều kiện đó, chúng ta giảm LS, giảm chi phí cho doanh nghiệp và tạo sự ổn định cho nền kinh tế. Khi tổng cầu giảm sẽ kéo theo giảm đầu tư và giảm nhập siêu đáng kể. Cán cân vãng lai sẽ được cải thiện và VND sẽ ổn định được giá trị của nó.
Thứ ba, xem xét có thể thành lập ngay “Quỹ ổn định tỷ giá VNĐ”. Đây là
biện pháp tình thế để chống đầu cơ trên thị trường ngoại hối. Cần tính tốn ngay quy mô của Quỹ đủ sức kiềm giữ tỷ giá VND và công bố mạnh mẽ để tác động vào tâm lý đầu cơ. Xây dựng tỷ giá dự kiến ổn định cả năm 2011 để làm cơ sở điều hành của NHNN. Quỹ này được huy động từ 2 nguồn là dự trữ của NHNN và vay của NHTM quốc doanh và các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước. NHNN quản lý Quỹ này để can thiệp thị trường, làm suy giảm mọi nỗ lực của giới đầu cơ.
Kết luận chương III:
Trong thời gian qua, VN vẫn chưa khắc phục được tình trạng tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào tốc độ tăng vốn đầu tư, thậm chí mức độ phụ thuộc ngày một nặng nề hơn. Hiệu quả đầu tư chẳng những chưa cải thiện, mà còn giảm mạnh. Đầu tư không hiệu quả làm nền kinh tế mất sức cạnh tranh và là nguyên nhân gây ra lạm phát. Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu thì hệ quả là nhập siêu, rồi nhập siêu và lạm phát lại gây sức ép lên tỷ giá.
Dưới góc độ xuất nhập khẩu hàng hóa cho thấy có rất nhiều yếu tố tác động đến cán cân thương mại của VN, từ các yếu tố nội tại như mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu đến tác động của các yếu tố vĩ mô như tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế, lạm phát…
Trong nhiều yếu tố kể trên, nguyên nhân chính gây nên tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài là do mất cân đối giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Bên cạnh đó, xuất khẩu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu đã làm hạn chế nhiều giải pháp, thúc đẩy xuất khẩu như chính sách tỷ giá, chính sách tự do thương mại.
Vì vậy, cần phải nghiên cứu kỹ các quy luật của nền kinh tế thị trường, thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt đồng bộ với các giải pháp để hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thận trọng để đảm bảo tăng trưởng bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng (Mã số: 60.31.12) Giáo viên hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LƯƠNG Ngày bảo vệ luận văn: 26/07/2011