- Thành lập trung tâm giao dịch ngọai tệ tại TPHCM và HN (1991), sau đó là thị trường liên
2005 – 2007 Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết của nhà
2.5.3 Phân tích ứng xử của Việt Nam đối với bộ ba bất khả thi.
Về mức độ mở cửa tài khoản vốn, nếu xét theo pháp lý và cả theo thực tế, việc kiểm soát dịng vốn vào ra ở ta tương đối thống. Dịng vốn chảy vào và ra – quan trọng nhất là dòng vốn gián tiếp – là bao nhiêu? Ngân hàng Nhà Nước, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư đều cho những con số khác nhau rất xa. Nếu lấy cơ chế giám sát làm thước đo tính sẵn sàng nói lên mức độ kiểm sốt vốn thì mức độ mở cửa tài chính của Việt Nam là thiếu tự chủ.
Kiểm soát vốn thiếu tự chủ, thế nhưng chính phủ đã lựa chọn mục tiêu nào trong hai mục tiêu ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ? Không mục tiêu nào trong hai mục tiêu này đạt được. Tỷ giá liên tục bất ổn nhiều năm qua, cịn lãi suất bị bóp
méo bằng mệnh lệnh hành chính, theo cách thức mà thị trường khơng thể tiên đoán nổi xu hướng.
Do ứng xử tốt với những đánh đổi của bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối của các nền kinh tế mới nổi đã gia tăng đáng kể. Trong khi đó, Việt Nam lại để lỡ mất cơ hội ngàn vàng.
Biểu đồ 2.11: Mức dự trữ ngoại hối của VN và số tháng nhập khẩu.
Nguồn: Hội thảo Bộ Công thương 9/2009
Kể từ năm 2007, khi niềm tin của nhà đầu tư quốc tế về triển vọng nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO khá lên, lượng vốn đầu tư đổ vào Việt Nam trong hai năm 2007 - 2008 lên tới 17,5 tỷ và 9,1 tỷ đôla (tương ứng) đã phần nào giúp Việt Nam cải thiện được mức dự trữ ngoại hối của mình. Trong hai năm 2007, 2008, mức dự trữ ngoại hối tương đương với số tháng nhập khẩu đã được cải thiện đáng kể, hơn 3 tháng, nằm ở ngưỡng trên của mức an tồn cho phép. Tuy nhiên, do tình trạng thâm hụt cán cân thương mại kể từ năm 2008 trở lại đây càng lớn, lượng kiều hối tăng không như kỳ vọng, đầu tư vào Việt Nam giảm làm cho dự trữ ngoại hối của nước ta càng trở nên thấp hơn và dự báo chỉ đáp ứng đủ 9 tuần nhập khẩu.
Chỉ trong vài tháng giữa năm 2008, chính phủ đã tung ra khoảng 160.000 tỉ đồng mua vào 10 tỉ dollars. Tiền giấy tràn ngập thị trường làm cho lạm phát lên gần 28% vào lúc bấy giờ - hậu quả của chính sách tài khóa mở rộng q mức trước đó.
Một điều nghịch lý là các nước đang phát triển hiện đang thắt chặt kiểm sốt vốn để tránh dịng vốn nóng từ nước ngồi thì dịng vốn này vẫn lạnh nhạt với Việt Nam vì những rủi ro về tỷ giá và lạm phát q lớn. Thậm chí nếu dịng vốn này có chuyển hướng sang Việt Nam vào năm 2011 thì chính phủ cũng khơng cịn khơng gian chính sách bơm tiền mua dollar như năm 2008 vì nguy cơ quá cao của lạm phát và dòng vốn đảo chiều do thiếu dự trữ ngoại hối can thiệp. Biện pháp can thiệp trung hòa dòng vốn ngoại bằng cách phát hành trái phiếu thu hồi tiền đồng cũng khó thành cơng vì mức lãi suất mà chính phủ phải trả rất cao.
Cuộc khủng hoảng nợ Ireland lại là bài học cho Việt Nam về mối quan hệ giữa Chính phủ với các tập đoàn. Trong bối cảnh mất đi sự độc lập tiền tệ do là thành viên khối sử dụng đồng euro, Ireland chỉ cịn duy nhất chính sách tài khóa là hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng người dân và các đảng đối lập lại tố cáo chính việc chính phủ quyết định bảo lãnh nợ cho các ngân hàng vào năm 2008 đã làm triển vọng tài khóa của đảo quốc này trở nên u ám hơn bao giờ hết.
Trường hợp Ireland khơng khác gì Việt Nam khi chính phủ bơm tiền và bảo lãnh nợ cho các tập đoàn bằng cách này hay cách khác. Độc lập tiền tệ khơng có, kỷ luật tài khóa kém, kiểm sốt vốn có vấn đề nên lạm phát cao là hệ lụy phải đến.