Kinh nghiệm quốc tế về việc vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 33)

cho DNNVV – Bài học kinh nghiệm của Việt Nam

1.4.1 . Kinh nghiệm của quốc tế

IFRS cho DNNVV được coi là một phiên bản ít phức tạp và đơn giản so với IFRS đầy đủ, nhưng theo các quốc gia sử dụng hệ thống chuẩn mực này thì có một số tranh luận về những vấn đề không phù hợp và những vấn đề cốt lõi của IFRS cho DNNVV. Từ đó rút ra được một số kinh nghiệm sau:

- Đối với Úc, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV sẽ gây khó khăn đối với hoạt động kinh doanh, tốn nhiều thời gian, chi phí

và quá phức tạp để áp dụng cho các DNNVV. Bên cạnh đó, thiếu chun mơn về kế tốn cũng là một vấn đề khó khăn ở Úc.

Úc đã quan tâm đến vấn đề chuyển đổi hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia trong quá trình thực hiện IFRS cho DNNVV (AASB, 2010). Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi từ chuẩn mực quốc gia sang IFRS cho DNNVV có thể áp đặt một số khó khăn về hoạt động kinh doanh, quy trình và hệ thống, thường là tốn kém chi phí, thời gian và quá phức tạp khi áp dụng cho các DNNVV.

Quan điểm của Úc cho rằng IFRS cho DNNVV vẫn khá phức tạp trong yêu cầu ghi nhận và đo lường (AASB, 2010). Deloitte Touche Tohmatsu (Australia) cho biết: tất cả các doanh nghiệp tại Úc đã tiếp cận IFRS từ năm 2005, mặc dù đã gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh của Úc lúc này. So với IFRS, IFRS cho DNNVV không làm giảm đáng kể độ phức tạp của những yêu cầu ghi nhận và đo lường trong thực tế. Và khó khăn trong việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế vì thiếu chun mơn kỹ thuật trong mơi trường kế toán cũng là một mối quan tâm. Đối với những lý do này, cho đến nay Úc đã không áp dụng IFRS cho DNNVV.

- Ở châu Âu, hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV thực sự chưa được đơn giản hóa và giảm gánh nặng cho các DNNVV, quy ước của hệ thống chuẩn mực này cũng không thống nhất với chỉ thị của châu Âu trong một số vấn đề.

Ủy ban châu Âu không bắt buộc các nước trong Liên minh châu Âu áp dụng IFRS cho DNNVV. Dường như khơng có sự phản đối mạnh mẽ về việc áp dụng các chuẩn mực mới, tuy nhiên, quan điểm của EC cho rằng mục tiêu của sự đơn giản hóa và giảm gánh nặng hành chính sẽ khơng được đáp ứng bởi các IFRS cho DNNVV (EC Explanatory Memorandum, 2011). Hơn nữa, Tập đoàn tư vấn báo cáo tài chính châu Âu (EFRAG, 2010) cũng báo cáo rằng quy ước của IFRS cho DNNVV không phù hợp với những chỉ thị của EU trong một vài phương diện. Sau quá trình đánh giá việc áp dụng IFRS cho DNNVV và Chỉ thị Kế toán của EU, Ủy ban châu Âu công bố một Chỉ thị đã được đề xuất vào ngày 25 tháng 10 năm 2011, một chế độ đặt biệt cho các công ty nhỏ và đã được thay thế lần IV (78/660/EEC) và lần thứ VII (83/349/EEC). Mục tiêu của Chỉ thị này là để giảm gánh nặng hành chính cho các

cơng ty nhỏ và tăng khả năng so sánh của báo cáo tài chính (EC Explanatory Memorandum, 2011).

- Nhật Bản vẫn chưa chính thức áp dụng IFRS đầy đủ trong khuôn mẫu báo cáo nên cũng không xem xét việc áp dụng IFRS cho DNNVV ở giai đoạn này (IFRS Foundation, 2011).

- Cần phải có sự nhất qn về khn mẫu pháp lý của quốc gia và mức độ ảnh hưởng của các cơ quan quản lý đối với yêu cầu lập BCTC.

Một trong những vấn đề chính được thảo luận trong quá trình thực hiện các IFRS cho DNNVV, đó là các cơ quan quản lý có thẩm quyền gây trở ngại trong việc thực hiện các chuẩn mực kế toán quốc tế (Alp và Ustundag, 2009, UNCTAD, 2007a). Một số quốc gia bị áp lực phải thành lập tổ chức mới hoặc củng cố vai trò của các tổ chức hiện tại để tăng cường việc thực thi của các cơ quan quản lý (UNCTAD, 2007a). Hơn nữa, Alp và Ustundag (2009) và UNCTAD (2007a) đã chỉ ra rằng việc thực hiện thành công các chuẩn mực quốc tế tại mỗi quốc gia sẽ là thử thách trong trường hợp khơng có sự nhất qn về khn mẫu pháp lý và sự ủng hộ hợp pháp của chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong bối cảnh này, việc thực hiện các IFRS cho DNNVV sẽ phải đối mặt với những yêu cầu của luật pháp quốc gia. Ở nhiều nước, các DNNVV yêu cầu phải lập báo cáo tài chính phù hợp với pháp luật về thuế nhất định, đặc biệt với mục đích khai thuế. Các quốc gia như Lebanon, Slovakia, Áo, và Nga tin rằng các DNNVV thuận lợi trong việc chuẩn bị báo cáo tài chính với mục đích thuế (IFRS Foundation, 2011). Do đó, IFRS cho DNNVV được coi là một gánh nặng và quá khó khăn để áp dụng đối với các DNNVV. Ví dụ, báo cáo tài chính của Đức có chức năng đa mục đích và do đó, các DNNVV thích chuẩn bị một báo cáo tài chính riêng để đáp ứng cho mục đích thuế (Evans et al., 2005). Evans et al. (2005) chỉ ra rằng việc chuẩn bị các báo cáo tài chính và báo cáo thuế riêng biệt sẽ tốn kém và tạo thêm gánh nặng cho các DNNVV.

- Sự mâu thuẫn, không tương đồng về khuôn mẫu báo cáo giữa chuẩn mực kế tốn quốc gia và IFRS cho DNNVV.

Có một số ảnh hưởng khác, trong đó có những vấn đề phát sinh đối với việc áp dụng IFRS cho DNNVV do mâu thuẫn giữa khuôn mẫu báo cáo xác định bởi khu

vực pháp lý của quốc gia và IFRS cho DNNVV. Các quốc gia như Nhật Bản, Áo, Đức, Bỉ, Indonesia, Ấn Độ và một số nước khác nhấn mạnh yêu cầu về khuôn mẫu báo cáo cho phù hợp với luật pháp quốc gia và GAAP cho DNNVV, chứ không phải là việc áp dụng IFRS cho DNNVV (IFRS Foundation, 2011). Ngồi ra cịn có những nước khơng áp dụng GAAP cho DNNVV. Ví dụ, hiện nay ở United Arab Emirates (UAE), không sử dụng GAAP cho DNNVV trong khuôn mẫu báo cáo và cũng không đảm bảo việc áp dụng IFRS cho DNNVV do sự chưa chín muồi của mình trong việc áp dụng một khuôn mẫu báo cáo tài chính và do thiếu hụt kiến thức tiềm năng (ICAEW, 2010).

- Những khó khăn về kiến thức chuyên môn đối với kiểm toán viên, kế toán viên và những người sử dụng thông tin báo cáo tài chính.

Những khó khăn về chun mơn vốn có trong IFRS cho DNNVV không được phổ biến một cách rộng rãi. Liên quan đến các vấn đề chuyên môn tồn tại với việc thực hiện các IFRS đầy đủ, UNCTAD cho rằng: “Thực tế của IFRS địi hỏi khả năng chun mơn thích hợp đối với kiểm toán viên, người sử dụng và cơ quan quản lý. Các quốc gia thực hiện IFRS đối mặt với một loạt vấn đề liên quan đến năng lực, tùy thuộc vào cách tiếp cận” (UNCTAD, 2007a, p. 11). Thực tế của IFRS cho DNNVV cũng được thử thách, bởi vì những hạn chế khả năng của các thị trường tài chính, các tổ chức và cơ quan quản lý khác nhau trên toàn cầu. Mạng lưới kế toán chuyên nghiệp nổi tiếng như PWC (2011), Ernst & Young (2010) và KPMG (2010) chứng minh các vấn đề khó khăn có thể có đối với IFRS cho DNNVV, đó là vấn đề hạn chế năng lực.

- Bên cạnh những khó khăn về chuyên môn đã thảo luận ở trên, cần phải xem xét quan điểm trung thực và hợp lý đối với việc thực hiện các báo cáo khác nhau cho DNNVV theo yêu cầu của IFRS cho DNNVV.

Evans et al. (2005) lập luận rằng nguyên tắc của quan điểm trung thực và hợp lý sẽ không nhất quán giữa các doanh nghiệp, nếu các doanh nghiệp khác nhau yêu cầu báo cáo khác nhau theo quy định của IFRS đầy đủ và IFRS cho DNNVV. Hơn nữa, ACCA (2010) chỉ ra rằng trung thực và hợp lý trở nên chủ quan khi trình bày hợp lý được xem như chống lại chế độ báo cáo khác hơn là một khuôn mẫu báo cáo duy

nhất chung cho tất cả các doanh nghiệp. Vì vậy, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra yêu cầu giảm công bố thông tin hoặc công bố khác nhau cho các DNNVV (so với IFRS đầy đủ), chứ không phải là những nguyên tắc ghi nhận và đo lường có thể dẫn đến quan điểm trung thực và hợp lý khác nhau (Evans et al., 2005). ACCA (2010) và KPMG (2010) đã lo ngại về các vấn đề phát sinh từ tác động của những thay đổi trong nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS cho các DNNVV về thuế và lợi nhuận được chia của các DNNVV. KPMG (2010) chỉ ra rằng những thay đổi trong số tiền thuế phải nộp (bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lợi nhuận và luật thuế dựa trên hạch toán kế toán), khả năng chi trả cổ tức; và bồi thường quản lý (dựa vào lợi nhuận ròng hoặc các số liệu tài chính khác) là những tác động có thể có của những thay đổi trong nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS cho DNNVV. Do đó, KPMG (2010) kêu gọi sự cần thiết về việc chuẩn bị kế hoạch trong tương lai đầy đủ nhằm kiểm soát các tác động bất lợi của việc áp dụng IFRS cho DNNVV.

1.4.2 . Bài học kinh nghiệm của Việt Nam

Tiến trình hội nhập quốc tế là hướng đi tích cực đáp ứng xu hướng tồn cầu hóa kinh tế nhưng q trình này cũng đầy khó khăn và phức tạp đối với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển và Việt Nam cũng khơng ngoại lệ. Trong đó, q trình hịa hợp Chuẩn mực kế tốn quốc tế áp dụng cho DNNVV là vấn đề vơ cùng khó khăn, và càng cam go hơn cho các DNNVV. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải xác định đúng đắn tình hình thực tế của mình để có những hướng đi thích hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.

Dựa vào kinh nghiệm của các nước đi trước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hịa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho DNNVV.

- Thứ nhất, xét về môi trường pháp lý, Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia, cụ thể Luật kế toán được Quốc hội ban hành, hệ thống Chuẩn mực kế toán và các chế độ kế toán được BTC ban hành. Chế độ kế toán ban hành cho DNNVV áp dụng một số chuẩn mực trong hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Nhưng hệ thống chuẩn mực này được soạn thảo dựa vào chuẩn mực kế tốn quốc tế từ năm 2003, sau đó khơng được cập nhật và sửa đổi theo quốc tế. Như vậy, để sử

dụng IFRS cho DNNVV thì Việt Nam phải tốn một chi phí khá lớn trong việc đầu tư thay đổi hệ thống chuẩn mực, chi phí tư vấn, đào tạo, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thơng tin tài chính …

- Thứ hai, xét về môi trường kinh doanh, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá non trẻ, Việt Nam mới phát triển kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa liên kết được với thị trường vốn trên thế giới. Trong khi đó, định hướng của IFRS cho DNNVV là một hệ thống chuẩn mực kế tốn phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những người sử dụng thơng tin trên thế giới có những quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV là quá phức tạp. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng BCTC chưa có nhu cầu thực sự đối vối thơng tin tài chính chất lượng cao vì thơng tin tài chính chỉ đóng vai trị thứ yếu trong việc ra quyết định của họ.

- Thứ ba, đối với mơi trường kế tốn, văn hố của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Trình độ kỹ thuật chun mơn của đội ngũ kế toán viên trong các DNNVV chưa cao, năng lực chưa phù hợp để áp dụng chuẩn mực kế tốn phức tạp như IFRS cho DNNVV.

Theo q trình hội nhập kinh tế tồn cầu như hiện nay thì hịa hợp kế toán quốc tế là xu hướng tất yếu đối với Việt Nam, nhưng chấp nhận toàn bộ hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế cho DNNVV là vấn đề không đơn giản, dễ dàng. Mặc dù, điều kiện hệ thống pháp lý về kế toán của Việt Nam đang dần được hoàn thiện nhưng để đáp ứng được yêu cầu hòa nhập với quốc tế, Việt Nam cần phải học hỏi những kinh nghiệm của các nước trên thế giới đồng thời phải cố gắng nỗ lực để xác định cho mình cách thức hịa hợp đúng đắn, phù hợp với đặc điểm riêng của quốc gia. Có như vậy thì Việt Nam mới có thể đạt được kết quả tốt nhất và nhanh nhất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Từ sự khác biệt về môi trường pháp lý, kinh tế - chính trị - xã hội, môi trường kinh doanh cũng như sự tồn tại của các nền văn hóa khác nhau mà mỗi quốc gia đều có định nghĩa về DNNVV khác nhau, các tiêu chí để xác định DNNVV của các nước cũng khác nhau. Chính vì những khác biệt này mà sự phát triển về hệ thống kế toán của mỗi quốc gia cũng có những đặc điểm riêng, phù hợp với điều kiện của mình.

Tuy nhiên, q trình tồn cầu hóa nền kinh tế thị trường đã từng bước đẩy mạnh xu hướng hòa hợp với quốc tế về kế toán của các quốc gia. Nhằm đáp ứng xu hướng này, IASB đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế áp dụng cho các DNNVV. Với xu thế ngày càng hoàn thiện của các chuẩn mực kế toán cho DNNVV, các quốc gia đã lựa chọn những phương thức khác nhau để có thể đưa vào vận dụng cho phù hợp với điều kiện và đặc điểm riêng.

Cùng với sự phát triển của thế giới, Việt Nam cũng khơng ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước trên thế giới trên con đường hồn thiện hệ thống chuẩn mực kế tốn áp dụng riêng cho các DNNVV. Từ đó, Việt Nam đã chọn lọc ra những kinh nghiệm và bài học quý báu để có thể giúp cho mình đi đúng con đường, chọn được phương thức phù hợp, tiến đến hòa hợp với quốc tế nhanh nhất.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO DNNVV Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 . Tổng quan DNNVV ở Việt Nam 2.1.1 . Định nghĩa DNNVV

Ngày nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, cụm từ “doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã được sử dụng một cách phổ biến. Đối với các nước phát triển, khái niệm DNNVV được biết đến từ những năm đầu của thế kỷ XX và đã được quan tâm phát triển khu vực DNVVN từ những năm 50 của thế kỷ XX. Mặc dù đã tồn tại từ lâu, nhưng khái niệm về DNNVV của mỗi nước lại có những quan niệm khác nhau.

Ở Việt Nam, khái niệm DNNVV được nhắc đến từ những năm 1990 đến nay. Ngày 20 tháng 06 năm 1998, Công văn số 681/CP-KTN được ban hành, trong đó định nghĩa về DNNVV như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số cơng nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng” (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Công văn này ra đời nhằm xây dựng bức tranh chung về các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách, nhưng trên thực tế không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ.

Ngày 23 tháng 11 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ- CP về trợ giúp phát triển DNNVV. Nghị định này đã đưa ra một định nghĩa chung về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở việt nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DNNVV (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)